Các tác động của môi trường văn hóa – xã hội của nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh phú thọ (Trang 38)

Bảng 3.8 : ĩ năng làm việc với tài liệu của học sinh sau thực nghiệm

10. Cấu trúc của luận văn

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng quản lý HĐTH của học sinh trường PTDTNT

1.4.3. Các tác động của môi trường văn hóa – xã hội của nhà trường

1 4 3 1 M i trư ng học t p và sinh hoạt t c á trư ng PTDTNT

Môi trường học đường có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của HĐTH. Trước hết, quá trình dạy học với các yếu tố như: Mục tiêu, Nội dung, Phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất,.... là những yếu tố quan trọng có tác dụng chi phối và tác động trực tiếp đến HĐTH, các yếu tố này có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau và tạo thành một hệ th ng thiết chế chế ước người học, với các

quy định, quy chế và các nội quy về học tập nói chung và các yêu cầu, chỉ dẫn về HĐTH nói riêng.

Đối tượng trường PTDTNT là các em học sinh dân tộc thiểu số nhóm tuổi từ 15 đến 18 tuổi, học từ lớp 10 đến lớp 12, đặc điểm tâm sinh lý, hiểu biết, sự nhận thức và kỹ năng sống của các em học sinh còn rất hạn chế; khả năng tiếp thu kiến thức mới cịn chậm, do đó nội dung chương trình các mơn học có sự điều chỉnh cho phù; Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học cũng phải thay đổi theo cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh dân tộc bậc THPT. Mặt khác, cần tổ chức hợp lý các khoảng thời gian dành cho tự học, tránh gò ép, tạo sự căng thẳng và nhàm chán...

Mặt hác, trường PTDTNT là loại hình nội trú, HS được sống trong KTX và dành nhiều sinh hoạt tập thể và học tập trong môi trường nội trú.Các điều kiện cần thiết như phòng học, phòng tự học, phòng ở, khu vệ sinh,... cũng phải tính tốn xây dựng liên hồn, tránh xây dựng xa nhau q.

Vì là học sinh trường PTDTNT là con em dân tộc ít người nên những tháng đầu đón học sinh mới tuyển, nhiều các em cịn nhớ bản làng, nhớ cha mẹ, người thân và còn giữ nguyên nếp sinh hoạt, tập quán của dân tộc. Do đó, GVCN và CBQL ký túc xá phải giúp cho các em làm quen, tìm hiểu và biết được những mới của môi trường nội trú và cũng giúp các em biết giữ những nét đẹp văn hóa, cái hay, cái đẹp truyền thống nhưng phải có điều chỉnh, vận dụng sao cho phù hợp với nội quy và nề nếp tập thể của ký túc xá, có như vậy mới giúp các em học tập và tự học trong môi trường mới.

Tuy đã là HS bậc THPT, song vẫn có nhiều em cịn rụt dè, cả ngày khơng giao tiếp với ai, thậm chí nói tiếng Kinh chưa sõi (số HS lớp 10). Nay học 2 buổi/ ngày, buổi chiều học bài và ôn luyện bài cũ, buổi tối sinh hoạt tập thể và ôn bài,… là những điều kiện mới, nếp sinh hoạt mới khơng dễ dàng hịa nhập. Do đó, nhà trường và KTX cần từng bước giúp các em làm quen với các kỹ năng tự học tự học và biết tự sắp xếp thời gian tự học. Đặc biệt, sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn, nếu GH nhà trường và lãnh đạo KTX quan tâm tổ chức, tạo

được môi trường văn hóa gắn với các trị chơi và các hoạt động khác,… sẽ giúp việc tự học của HS trường PTDTNT hiệu quả.

1 4 3 2 M i trư ng văn h - xã hội trong trư ng PTDTNT

Mơi trường văn hóa - xã hội cộng đồng trong và bên ngồi trường PTDTNT khơng chỉ tác động thường xuyên, trực tiếp đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách HS con em dân tộc ít người đang học tập, sinh hoạt tập trung ở đây, mà còn tác động rõ rệt đến HĐTH của các em, giúp các em hòa nhập và cảm nhận được sự thân thiện của cuộc sống học tập, của thầy cơ và bạn bè,... đó là những động lực học tập tích cực.

Cần quan tâm đầy đủ đến các điều kiện cơ sở vật chất của KTX: phòng học, thư viện, hệ thống mạng internet, phương tiện học tập, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo để phục vụ cho hoạt động tự học của các em trong KTX.

Trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ như vui chơi, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan học tập ngoại hóa phát triển hứng thú học tập, rèn luyện ĩ năng tự học cho học sinh. Như vậy, môi trường tự học há thuận lợi dưới sự quản lý, tổ chức diều hiển thống nhất ở các địa điểm nhất định.

BGH và tập thể GV, đặc biệt GVCN và CH Đoàn trường cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng mơi trường văn hóa- xã hội trong cộng đồng nhà trường PTDTNT. Sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường, sự tham gia tích cực của tất cả các thầy cơ, các hoạt động tập thể và các phong trào thi đua,... đều là những yếu tố góp phần tích cực cho việc xây dựng môi trường học tập và sinh hoạt tốt đẹp cho HS trường PTDTNT, đồng thời cũng chính các yếu tố này sẽ hỗ trợ hiệu quả cho Hiệu trưởng thực hiện tốt hơn công tác quản lý HĐTH trong trường PTDTNT...

Các yếu tố trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng tác động qua lại với nhau. Các yếu t bên trong đóng vai trị nội lực thúc đẩy, quyết định hoạt động tự học. Còn các yếu t bên ngồi đóng vai trị là mơi trường và sự xúc tác

cho hoạt động; trong yếu tố bên ngoài quan trọng nhất là mơi trường văn hóa - xã hội trong nhà trường PTDTNT.

Trong quản lý HĐTH, cần nhận thức đúng các yếu tố bên trong của người học có vai trị quyết định kết quả, hiệu quả tự học.

----------------------------

Kết luận chƣơng 1

Tự học là hoạt động độc lập, chủ yếu mang tính cá nhân của người học trong quá trình nhận thức, học tập để cải biến nhân cách, nó vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của quá trình đào tạo.

Quản lý HĐTH thực chất là hệ thống các tác động sư phạm có mục đích, phương pháp, ế hoạch của các tác động sư phạm trong và ngồi nhà trường đến tồn bộ q trình tự học của HS nhằm thúc đẩy HS tự giác, tich cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của bản thân.

HĐTH có vai trị quyết định đến kết quả và chất lượng học tập của người học, đến sự hình thành và phát triển nhân cách của người học. Để tạo điều kiện thuận lợi cho tự học đạt kết quả, người Hiệu trưởng cần xác định rõ ràng đến mục tiêu và các nội dung quản lý HĐTH ở loại hình trường PTDTNT, cũng như và quan tâm đầy đủ đến các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý HĐTH ở loại hình trường này. Chỉ có trên cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục mới có thể tìm kiếm các biện pháp quản lý HĐTH hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của HS trường PTDTNT và đặc thù quản lý nhà trường của loại hình trường PTDTNT.

Chƣơng

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC

CỦA HỌC SINH TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Mô tả cách thức khảo sát thực trạng và địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Mô tả cách thức khảo sát thực trạng

2.1.1.1. Mục đích hảo sát

Khảo sát để mô tả địa bàn nghiên cứu và phản ánh đúng thực trạng HĐTH và thực trạng quản lý HĐTH ở trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ.

Đánh giá định tính và định lượng về thực trạng HĐTH trong tổng thể tình hình hoạt động dạy học chung ở trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ, về mức độ thường xuyên và hiệu quả các tác động quản lý HĐTH hiện nay của BGH nhà trường, từ đó phát hiện và xác định rõ những vấn đề bất cập trong quản lý HĐTH cần giải quyết làm cơ sở thực tiễn cho việc đè xuất các biện pháp.

2.1.1.2. Nội dung và phương pháp hảo sát

Luận văn sử dụng kết hợp nghiên c u định tính và nghiên c u định ượng nhằm xác định các bằng chứng thuyết phục cao để kiểm chứng giả thuyết.

Nghiên cứu định tính chủ yếu thơng qua:

- Tổng kết kinh nghiệm và dựa trên kết quả theo dõi thi đua giữa các lớp và báo cáo hàng tháng, báo cáo học kỳ của GH, CH Đoàn TNCS và GVCN trong năm học 2015- 2016.

- Thực hiện phỏng vấn 02 CBQL, 08 giáo viên và 08 học sinh.

Nghiên cứu định lượng chủ yếu thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phân tích số liệu khảo sát thu được qua xử lý các phiếu hỏi.

2.1.1.3. Thiết kế phiếu hỏi

Sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm để khảo sát về mức độ nhận thức và đánh giá thực trạng tổ chức, quản lý HĐTH của CBQL, GVCN và học sinh tại trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ bằng cách xây dựng 02 mẫu phiếu hỏi về thực trạng và

Phiếu hỏi được phát cho các đối tượng như sau:

Tổng số CBQL và GVCN là 39 người. Tổng số học sinh là 517 em của 15 lớp (5 lớp 10, 5 lớp 11 và 5 lớp 12).

Sau đó các phiếu hỏi được thu lại với số phiếu hợp lệ như sau

2.1.1.4. Triển h i đi u tra

Nghiên cứu được tiến hành 2 lần tại trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ:

- Lần thứ nhất, khảo sát được tiến hành vào ngày 13/9/2016 trên các lớp 11 và lớp 12, với 340 học sinh

- Lần thứ hai, khảo sát được tiến hành vào ngày 07/10/2016 với 5 lớp 10 và một số HS đợt trước chưa tham gia, hoặc chưa nộp phiếu.

2.1.1.5. Thu th p và phân tích s liệu thu th p

Dữ liệu sau hi được thu thập sẽ tiến hành xử lý số liệu. Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm định giả thuyết khoa học của đề tài luận văn.

Xử lý số liệu có sử dụng thang đo với 4 mức độ:

1) Rất cao, hoặc tốt nhất; 2) Cao, hoặc khá tốt; 3) Trung bình, đạt yêu cầu, hoặc phân vân; 4) hoặc chưa đạt, hoặc yếu, kém.

2.1.2. Mô tả địa bàn nghiên cứu

2 1 2 1 hái quát trư ng phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Phú Thọ

Trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ thành lập năm 1997, được xây dựng trên địa bàn xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Cơ cấu tổ chức của nhà trường được thực hiện theo quy định của điều lệ trường THPT bao gồm bộ phận quản lý, các tổ nhóm chun mơn, các tổ chức đồn thể chính trị xã hội.

TT Đối tƣợng khảo sát SL Nội dung

1 CBQL và GVCN 39 Khảo sát thực trạng bằng phiếu

2 CBQL và GVCN 08 Phỏng vấn

3 Học sinh 517 Khảo sát thực trạng bằng phiếu

4 Học sinh 08 Phỏng vấn

Trường PTDTNT là loại trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và nội trú; được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách; lựa chọn bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên để đảm bảo việc nuôi, dạy học sinh; đồng thời, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.

19 năm xây dựng và phát triển trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ từng bước xây dựng các giải pháp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị là NI - DẠY con em đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Các trường PTDTNT là nơi thực hiện chính sách của Đảng và Nhà Nước về quan tâm đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số, là nơi đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ là người dân tộc thiểu số cho các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có năm trường PTDTNT, trong đó có một trường PTDTNT cấp tỉnh (bậc học THPT) và bốn trường PTDTNT cấp huyện, bậc học trung học cơ sở (THCS). Ngoài nhiệm vụ trọng tâm là dạy học iến thức văn hóa của cấp học như các trường phổ thông hác, trường PTDTNT còn nhiệm vụ rất quan trọng đó là ni dưỡng và chăm sóc các em ngay tại trường. Đây là nhiệm vụ phức tạp, tốn nhiều thời gian và công sức.

Cùng với sự nỗ lực, cố gắng của thầy và trò, nhà trường đã gặt hái được nhiều thành tựu trong công tác dạy học và quản lí học sinh. Kết quả đó đã được các cấp, các ngành ghi nhận. Năm 2012, Nhà trường vinh dự được đón nhận danh hiệu trường Chuẩn quốc gia; năm 2013 đón nhận Huân chương ao động hạng 3. Với những kết quả đó, trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ thực sự là địa chỉ tin cậy trong việc nuôi và dạy con em đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ.

Các hoạt động giáo dục trong trường PTDTNT rất đa dạng, với thời gian biểu hép ín trong ngày. uổi sáng học các mơn văn hóa như các trường THPT hác, buổi chiều học sinh tham gia các loại hình như bồi dưỡng học sinh giỏi,

phụ đạo học sinh yếu, học tự chọn và tự học, buổi tối hoàn toàn tự học…Tuy nhiên,việc tổ chức, quản lý và hiệu quả tự học còn thấp.

Năm học 2016-2017, nhà trường có 64 CBQL, giáo viên, cơng nhân viên. Trong đó có 49 cán bộ giáo viên trong biên chế. 100% CB - GV nhà trường đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn (số GV đạt trình độ trên chuẩn là 07, đang học trên chuẩn: 06). Nhà trường có 7 tổ, trong đó có 4 tổ chuyên môn và 3 tổ công tác gồm: tổ Văn - Sử - GDCD, tổ Tốn - Lí - Tin, tổ Anh - Địa, tổ Sinh - Hóa - TD - Công nghệ, Tổ Giáo vụ và quản lý học sinh, Tổ Văn phịng, Tổ ni dưỡng. Nhà trường có đủ nhà cơng vụ cho cán bộ giáo viên.

Bảng 2.1: Th ng đội ngũ cán bộ quản , giáo vi n và HS (2014-2016)

TT Năm học TS lớp TS HS TS CB, GV, CNV CB QL GV NV HC NV Thư viện NV Th.bị 1 2014-2015 15 513 47 4 34 7 1 1 2 2015-2016 15 517 51 4 35 9 1 2

(Nguồn: áo cáo th ng các năm học c Nhà trư ng)

Qu bảng 2 1 cho thấy: đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong

nhà trường được phát triển tăng dần theo năm học và đầy đủ theo định mức lao động; đảm bảo biên chế cho các hoạt động dạy và học.

Tuy nhiên, số lượng cán bộ, giáo viên trong năm học cũng có sự thay đổi (GV nghỉ chế độ, nghỉ thai sản….) nói lên đội ngũ giáo viên và hoạt động dạy và học chưa ổn định, ảnh hưởng đến ết quả dạy học.

Trong những năm học đã qua, trường PTDTNT tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ giáo dục - dạy học trong điều iện hết sức hó hăn, đảm bảo duy trì sĩ số học sinh theo u cầu đề ra; hơng có giáo viên vi phạm ỷ luật và học sinh bị đuổi học; cơ sở vật chất được bảo quản tốt và ngày càng củng cố.

ết quả dạy học cho học sinh năng hiếu, phong trào văn nghệ thể dục thể thao đã có nhiều chuyển biến. Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì và phát triển nhà trường ln dành được những giải thưởng trong các cuộc thi

của ngành, của tỉnh tổ chức. Năm 2014- 2015 trường có HS đạt 2 giải nhất, 9 giải nhì cuộc thi HSG văn hóa cấp tỉnh. Năm 2015- 2016 đạt 4 giải nhất, 15 giải nhì. Nhìn chung, các mặt giáo dục đạt ết quả tốt và ngày càng phát triển. Học sinh đỗ đại học cao đẳng ngày càng cao.

Bảng 2.2 Th ng kê s liệu tuyển sinh H, t 2014- đến 2016

Năm HS dự thi TN HS TN THPT HS đỗ ĐH HS đỗ HS đỗ TCCN HS đạt > 15 Đ HSG cấp QG HSG cấp tỉnh 2015 166 166 85 21 12 80 01 48 2016 171 171 100 34 10 91 02 52

(Nguồn báo cáo th ng tuyển sinh t năm 2014-2016)

2.1.2.2. Tình hình học sinh và hoạt động học t p

Học sinh xuất thân trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, sinh sống ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt hó hăn, tập trung chủ yếu ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên ập, Đoan Hùng, đời sống kinh tế cịn khó hăn, giáo dục chậm phát triển, tỉ lệ hộ nghèo đói cao, điều đó đã ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh phú thọ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)