Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh phú thọ (Trang 73)

Bảng 3.8 : ĩ năng làm việc với tài liệu của học sinh sau thực nghiệm

10. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này cũng đòi hỏi việc quản lý HĐTH phải đáp ứng mục tiêu học tập của HS trường PTDTNT, nâng cao được NLTH và hiệu quả học tập của học sinh.

Các biện pháp cần hướng đến sự tự giác, chủ động, sáng tạo, tính độc lập và hợp tác của HS trong quá trình học tập, phát triển phẩm chất, năng lực, góp phần hồn thiện và phát triển bản thân HS.

Nguyên tắc này cũng địi hỏi phải có tính biện chứng giữa phát triển ĩ năng tự học và hiệu quả học tập của HS, nghĩa là hi thực hiện các biện pháp này thì hiệu quả học tập của HS phải được nâng cao, đồng thời các KNTH của HS được định hướng và tổ chức hình thành, phát triển dần dần trở thành năng lực tự học.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất (và cả hệ thống biện pháp quản lý HĐTH) phải phù hợp với các quan điểm chỉ đạo phát triển thực tiễn giáo dục của Bộ, Sở GD&ĐT, cũng như nhiệm vụ chính trị hàng năm của nhà trường. Đồng thời, phải phù hợp với điều kiện thực tiễn tại cơ sở, với năng lực của cán bộ quản lí, GV và HS trong trường.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bào tính kế thừa và phát tri n

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lý HĐTH đề xuất phải dựa trên sự kế thừa được những kinh nghiệm thực tiễn của nhà trường hiện nay, cũng như inh nghiệm tổ chức, quản lý HĐTH của những đơn vị hác có đối tượng giáo dục và điều kiện tương tự (qua các cơng trình nghiên cứu, bài báo khoa học,…), đồng thời phát huy những điểm mạnh, tính hiệu quả của những

biện pháp quản lý HĐTH đang áp dụng ở các trường PTDTNT, các trường THPT khác. Mặt khác, biện pháp quản lý HĐTH phải hướng đến sự đổi mới, sáng tạo nhằm phát triển hơn nữa NLTH của HS và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thiết thực và tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý HĐTH trước hết phải nhằm giải quyết các vấn đề bất cập trong quản lý HĐTH ở trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ, nâng cao một bước chất lượng HĐTH của HS trong trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục HS của nhà trường.

Mặt khác, nguyên tắc này cũng đặt ra yêu cầu: Nguyên tắc này cũng địi hỏi khơng chỉ dựa trên nguồn lực, điều kiện thực tiễn tại trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ, mà cịn phải nghiên cứu để có thể vận dụng hiệu quả, góp phần phát triển NLTH của HS, cải thiện chất lượng giáo dục của các trường PTDTNT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cũng như có thể tham khảo vận dụng cho các trường PTDTNT các tỉnh trung du, miền núi khác.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo t nh đồng bộ

Nguyên tắc này đòi hỏi việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý HĐTH phải có tính đồng bộ, thống nhất từ quan điểm, mục tiêu đến nội dung, phương pháp và ết quả. Thống nhất từ xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, quản lý và kiểm tra, đánh giá.

Mặt khác, mỗi biện pháp chủ yếu để giải quyết một vấn đề, một khía cạnh nào đó của cơng tác quản lý HĐTH trong trường PTDTNT, song tất cả các biện pháp được đề xuất cần được được đặt trong một “chỉnh thể” các tác động quản lý HĐTH nói riêng trong quản lý quá trình dạy học nói chung ở trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ, nghĩa là các biện pháp được đề xuất có mối quan hệ hữu cơ với nhau và thực hiện đồng bộ.

3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trƣờng PTDTNT tỉnh Phú Thọ

Thực chất đây là các biện pháp quản lý được đề xuất đứng trên cương vị của người hiệu trưởng trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ nhằm khắc phục những bất cập hiện nay để góp phần nâng cao năng lực tự học của học sinh trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1. Nâng cao nh n thức của cán bộ quản lý và giáo viên, động cơ, thái độ của học sinh về vấn đề tự học và quản lý HĐTH

3.2.1.1. Mục tiêu

Giúp cán bộ quản lý, GV và HS có nhận thức đúng về vị trí, vai trị của HĐTH đối với HS nói chung và những yêu cầu, những quy trình, biện pháp của cơng tác quản lý nâng cao chất lượng HĐTH của HS trường PTDTNT tỉnh Phú thọ nói riêng trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Định hướng cho đội ngũ GV có phương pháp, ĩ thuật dạy - tự học hướng đến sự hình thành NLTH ở người học.

Giúp hình thành động cơ tự học cho HS, giúp HS có ý thức vươn lên, hướng tới thái độ học tập tích cực.

3.2.1.2. Nội dung cơ bản và cách th c th c hiện

- Tập huấn, tổ chức seminar, hội thảo cho CBQL, GV:

+ Xác định rõ vai trò trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trong quản lý hoạt động tự học để tổ chức thực hiện đúng mục đích yêu cầu quản lý HĐTH. Giúp GV nhận thức được đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng là động lực thúc đẩy HĐTH.

+ Bồi dưỡng về quan điểm, phương pháp dạy học tích cực và qui trình dạy học - tự học, định hướng cho đội ngũ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy - tự học phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc. - Đối với HS, có thể thơng qua sinh hoạt đầu năm, chào cờ đầu tuần; Thông qua GVCN và các buổi sinh hoạt lớp:

+ Tổ chức mạng lưới tự quản: thông qua các lực lượng, bộ phận với trách nhiệm và công việc được phân công cụ thể.

- Cung cấp cho GVBM, GVCN và HS (nếu có thể) các tài liệu về phương pháp, ĩ thuật dạy học tích cực, ĩ năng tự học và phương pháp tự học. - . Tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn bằng qui chế, thống nhất các qui

định soạn giảng, cách thức quản lý HĐTH của học sinh, trách nhiệm của giáo viên quản lý giờ giấc tự học và các biện pháp chống dạy chay…

- Sử dụng kết hợp các hình thức và phương pháp hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức:

+ Thông qua buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt nội trú; Thông qua buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động đầu giờ, tư vấn nghề, sinh hoạt tại kí túc xá.

+ Thơng qua hoạt động dạy học, tổ chức tự học, dạy nghề…

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá ết quả tập huấn, hội thảo, viết thu hoạch, tổ chức cuộc thi hiểu biết về tự học.

3 2 1 3 i u kiện đảm bảo th c hiện

- BGH cần qui chế hóa yêu cầu dạy học - tự học và nhiệm vụ quản lý hoạt động tự học trong từng năm học;

- Phát động phong trào nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy - tự học ; - Phát động phong trào thi đua tự học, nêu gương tốt tự học trong HS; - Chuẩn bị đủ điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tập huấn, hội thảo, các hoạt động thi đua,… đảm bảo biện pháp này thực hiện có hiệu quả.

3.2.2. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh phổ thông dân tộc nội trú phổ thông dân tộc nội trú

3.2.2.1. Mục tiêu

- Giúp HS có kiến thức về phương pháp tự học, ĩ năng tự học, từ đó biết lựa chọn, phối hợp các phương pháp tự học, NTH để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- Giúp HS lập được kế hoạch tự học và phát triển năng lực tự học, nâng cao chất lượng học tập.

3.2.2.2. Nội dung cơ bản và cách th c th c hiện

- Chỉ đạo Đoàn TNCS làm nòng cốt tổ chức đợt tập huấn, hội thảo chuyên đề phương pháp tự học, ĩ năng tự học, trao đổi kinh nghiệm tự học, tự nghiên cứu,…cho toàn trường, khối lớp ngay từ đầu cấp, đầu năm học. Cũng như tổ chức các hoạt động Thanh niên tự quản học tập trong KTX.

- Chỉ đạo GVBM lồng ghép trong nội dung dạy học, PPDH tích cực để bồi dưỡng cho HS một số phương pháp tự học, KNTH cho HS trong quá trình dạy học các mơn học, bài học trên lớp.

- Chỉ đạo GVCN hướng dẫn tập thể, nhóm HS lập kế hoạch tự học; Tư vấn, trợ giúp, hướng dẫn HS về ĩ năng đọc tài liệu, ĩ năng ghi chép tài liệu, ĩ năng hợp tác giải quyết vấn đề… trong các sinh hoạt tập thể, trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề,….

3 2 2 3 i u kiện đảm bảo th c hiện

- Các bài tập nhận thức, yêu cầu về rèn luyện phương pháp tự học, KNTH được GVBM, GVCN giao cho HS thực hiện trên lớp cũng như ở nhà phải có mức độ khó, tính phức tạp tăng dần để HS rèn luyện và nâng cao các ĩ năng.

- Cần quan tâm tạo điều kiện để phát huy vai trị chủ thể tích cực của HS; Cần kết hợp với các hoạt động Đồn TNCS, ết hợp cơng tác quản lý lớp học của GVCN

3.2.3. Phát tri n năng lực tự học cho HS thông qua đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và ki m tra đánh giá trong dạy học

3.2.3.1. Mục tiêu

Giúp đội ngũ GVBM nhận thức đúng các quan điểm, tư tưởng đổi mới đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học… định hướng vận dụng và khai thác hiệu quả trong dạy học, hình thành cho HS phương pháp tự học hiệu quả.

3.2.3.2. Nội dung cơ bản và cách th c th c hiện

Quán triệt quan điểm đổi mới giáo dục, đổi mới dạy học hiện nay của Bộ GD&ĐT vào nhà trường, vận dụng các lý luận dạy học hiện đại để áp dụng có hiệu quả vào tổ chức quá trình dạy học tích cực, trong đó phát huy NLTH của HS là một yêu cầu then chốt.

a. Cải tiến chương tr nh m n học theo định hướng phát triển năng c

Hiện nay Bộ GD&ĐT đang chủ trương xây dựng được các chương trình mơn học theo định hướng phát triển năng lực người học (dự thảo). Trường PTDTNT cần sớm tiếp cận tìm hiểu và vận dụng các định hướng đó vào đổi mới, cải tiến nội dung chương trình các mơn học hiện hành:

- GV bộ mơn rà sốt nội dung chương trình, sách giáo hoa hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp.

- Phát hiện và xử lý các nội dung dạy học trùng nhau trong từng môn học và giữa các môn học; những nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa không phù hợp mục tiêu giáo dục của chương trình, hoặc khơng phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi HS.

- Phát hiện và xử lý những nội dung trong sách giáo khoa sắp xếp chưa hợp lý; những nội dung không phù hợp với địa phương của nhà trường.

- Cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học của từng môn học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực HS.

- Có thể chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục và bổ sung các hoạt động giáo dục hác vào chương trình hiện hành.

- Xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối chương trình mới của các mơn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tế nhà trường, địa phương.

b. Quản đổi mới phương pháp, thu t dạy học theo định hướng phát huy tính tích c c, ch động, sáng tạo và dạy học sinh t học.

Tập huấn, cung cấp tài liệu tham khảo chuyên sâu về một số phương pháp, ĩ thuật dạy học tích cực.

Thực hiện các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: lớp, cặp đơi, nhóm và cá nhân, trải nghiệm sáng tạo… xây dựng cho HS môi trường hoạt động, hợp tác, học hỏi lẫn nhau hiệu quả.

Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển NLTH của HS, từ thiết kế đến tổ chức thực hiện các hoạt động học tập phải tuân thủ theo “Năm hoạt động

c a tiến tr nh sư phạm” dưới đây, trong đó biệt chú ý đến các hoạt động luyện

tập, vận dụng và tìm tịi, mở rộng. Bao gồm:

+ Hoạt động kh i động: Cần hướng dẫn tiến trình hoạt động khởi động của HS thơng qua hoạt động cá nhân hoặc nhóm được tổ chức linh hoạt sao cho vừa giúp các em huy động kiến thức, ĩ năng, inh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau.

+ Hoạt động hình thành kiến th c: Hoạt động này giúp HS tìm hiểu, lĩnh

hội nội dung kiến thức của bài/chủ đề; GV nên tổ chức hoạt động học trong từng đơn vị kiến thức theo 4 bước sau: (1). Chuyển giao nhiệm vụ học tập; (2). Thực hiện nhiệm vụ học tập; (3). Báo cáo kết quả và thảo luận; (4). Đánh giá ết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Hoạt động luyện t p: Hoạt động này yêu cầu HS phải vận dụng những

kiến thức vừa tiếp thu được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV xem HS đã nắm được kiến thức ở mức độ nào.

+ Hoạt động v n dụng: Hoạt động vận dụng nhằm tạo cơ hội cho HS vận

dụng những kiến thức đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. Với hoạt động này, HS có thể thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm, có thể thực hiện với bạn bè, với thầy cơ giáo.

+ Hoạt động tìm tịi, m rộng: Hoạt động này khuyến khích HS tiếp tục

tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức. GV giao cho HS những nhiệm vụ nhằm bổ sung kiến thức và hướng dẫn các em tìm những nguồn tài liệu

khác, cung cấp nguồn sách, tài liệu trên mạng và cộng đồng để HS tìm đọc thêm.

Phương thức hoạt động chủ yếu là làm việc cá nhân, hoặc theo nhóm và chủ yếu làm ở nhà, ở KTX. Hoạt động này chủ yếu dành cho HS khá, giỏi. GV có thể hướng dẫn, giao nhiệm vụ, có thể yêu cầu sản phẩm khác nhau.

c ổi mới kiểm tr , đánh giá, trong đ coi trọng đánh giá quá tr nh t học và năng ục t học c a học sinh

GV xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá từng bộ môn từ đầu năm học. Áp dụng phương pháp, ĩ thuật dạy học tích cực (theo dự án, giải quyết vấn đề và hợp đồng …) tạo điều kiện thuận lợi cho đánh giá quá trình và N TH của HS; phát triển ĩ năng đánh giá và tự đánh giá của HS.

Từ đầu năm học 2015- 2016, GH trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ đã tổ chức tập huấn CBQL, GV nghiên cứu áp dụng văn bản số 1344/SGD&ĐT- GDTrH (2015 ) của Sở GD&ĐT Phú Thọ trong đánh giá bài học/chủ đề.

GH cũng chỉ đạo các tổ trưởng CM triển khai cho một số môn học thử nghiệm đánh giá ết quả môn học theo 15 tiêu chí thuộc 3 nội dung: kế hoạch và tài liệu dạy học, tổ chức hoạt động học cho HS, hoạt động học của HS. Trong đó nhấn mạnh đặc biệt đến tiêu chí 10 và 15 (Tiêu chí 10: Tổ ch c hoạt động liên

hệ, v n dụng vào th c tiễn cuộc s ng và giao nhiệm vụ học t p nhà cho HS và

Tiêu chí 15: Khả năng liên hệ, v n dụng kiến th c, k năng đ học vào giải

quyết và ng xử với các tình hu ng th c tiễn cuộc s ng và tiếp nh n nhiệm vụ học t p nhà).

Bộ tiêu chí đánh giá phải được giáo viên, cán bộ quản lý góp ý xây dựng, thẩm định. Tập huấn cho Đội tự quản, Đội thanh niên xung kích về phương pháp, quy trình đánh giá; hi đánh giá phải chính xác, khách quan.

Đồn thanh niên chủ động xây dựng các Đội tự quản, Đội thanh niên xung kích trong tổ chức, quản lí, đánh giá giờ tự học của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh phú thọ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)