Các bước thiết lập graph nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học lớp 11, trung học phổ thông (Trang 55 - 59)

Bƣớc 1: Tìm hiểu nội dung bài học và lập danh mục kiến thức cơ bản

Để nắm chắc yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần cung cấp cho HS trong bài học GV cần căn cứ vào chuẩn chương trình, nội dung SGK, tham khảo

QUY TRÌNH LẬP SƠ ĐỒ LOGIC (graph nội dung)

Bƣớc 1: Tìm hiểu nội dung và lập danh mục kiến thức cơ bản

Bƣớc 4: Sắp xếp trật tự các đỉnh và thiết lập cung cho GRAPH Bƣớc 2: Xác định đỉnh của Graph

Bƣớc 3: Mã hóa kiến thức

Bƣớc 5: Điều chỉnh và hồn thiện

sách GV. Đây chính là những gợi ý cho việc xác định trọng tâm của bài học và lùa chọn phương pháp dạy học.

Sau khi nghiên cứu kỹ nội dung GV lập danh mục kiến thức cơ bản, định ra kiến thức chốt của bài học. Kiến thức này được hiểu là kiến thức bắt buộc, là kết quả cần đạt của HS về mặt lý thuyết. Mỗi bài học có thể gồm hai, ba hoặc nhiều đơn vị kiến thức. Trong số những đơn vị kiến thức Êy, có kiến thức trọng tâm, có kiến thức hỗ trợ, bổ sung. Vì vậy GV cần chọn lọc trong các đơn vị kiến thức đó để có được kiến thức chốt đưa vào graph. Việc xác định nội dung cơ bản này được thực hiện dùa vào chính nội dung bài học, vào cách trình bày trong sách, vào những yêu cầu cần đạt đối với HS, kết hợp với những lời chỉ dẫn trong SGV. Thơng thường thì những kiến thức cơ bản được SGK thể hiện qua các đề mục, tiểu mục cho nên GV khơng khó khăn gì trong việc xác định danh mục những kiến thức cơ bản.

Bước 2: Xác định đỉnh của graph

Việc xác định số lượng đỉnh của graph vừa phụ thuộc vào nội dung kiến thức trong bài học vừa phụ thuộc vào dụng ý của người lập. Phụ thuộc vào nội dung kiến thức trong bài vì graph là sự phản ánh khách quan đối tượng cần tìm hiểu. Nội dung bài học có bao nhiêu đơn vị cơ bản, ta sẽ có bấy nhiêu đỉnh trong graph. Số lượng kiến thức cơ bản khác nhau, ta sẽ có số đỉnh khác nhau. Nhưng sự xác định này cũng mang tính chất chủ quan, bởi vì việc xác định kiến thức Êy trong một bài học phụ thuộc nhận thức chủ quan của người lập graph. Sự nhận thức khác nhau về nội dung bài học sẽ dẫn đến chỗ xác định kiến thức cơ bản khác nhau. Tuy nhiên điều này khơng đáng ngại vì các kiến thức cơ bản nhất, kiến thức chốt của bài học được thể hiện rõ trong SGK và SGV mà mọi giáo viên có thể dễ dàng nhận ra. Có nghĩa là với việc lập graph, nội dung của bài học sẽ luôn được bảo đảm, đạt yêu cầu chuẩn kiến thức.

Như vậy, tất cả các đơn vị kiến thức cơ bản đều có thể tạo thành đỉnh khi tham gia vào Graph. Mỗi đơn vị kiến thức Êy sẽ lập thành một đỉnh của

graph. Dùa vào bảng danh mục kiến thức cơ bản đã lập được ở bước 1, chóng ta có thể xác định được các đỉnh của graph một cách thuận lợi.

Bƣớc 3: Mã hoá kiến thức

Một đặc tính quan trọng của graph là sự khái quát và tổng hợp. Chúng ta không thể đưa trọn vẹn, đầy đủ câu chữ trong nội dung của bài học vào graph. Chính vì thế, tất cả những lời ghi chú, giải thích trong graph cần phải được rút gọn, được mã hố, để có thể nén được lượng thông tin lớn, đảm bảo sự cô đọng, ngắn gọn, Ýt chữ nhưng nhiều ý, nhiều nội dung. Sự mã hoá này thường được thực hiện bằng các con số, các chữ viết tắt hoặc một kí hiệu mang tính ước định nào đó. Tuy nhiên, những kí hiệu dùng để mã hố những nội dung kiến thức cơ bản trong bài học phải làm sao giúp HS dễ dàng giải mã được và sự quy ước đó phải có sự thống nhất giữa thầy và trò.

Tuy vậy, trong những trường hợp nhất định, nếu lời lẽ đưa vào graph không nhiều, không làm ảnh hưởng đến việc vẽ graph trên cùng một mặt phẳng, trong cùng một trang giấy, ta vẫn có thể giữ nguyên các lời lẽ đó. Lúc này việc mã hố kiến thức là khơng cần thiết.

Bƣớc 4: Sắp xếp trật tự các đỉnh và thiết lập cung cho graph

Khi đã xác định dược các đỉnh và mã hoá xong các kiến thức đưa vào graph, chóng ta vào bước 4 để sắp xếp trật tự các đỉnh và lập cung cho graph, hai việc này được tiến hành song song với nhau, là hai mặt của một hiện tượng. Khi chóng ta tiến hành sắp xếp trật tự các đỉnh cũng có nghĩa là chúng ta đang tiến hành lập cung cho graph. Ngược lại, khi chóng ta lập cung cho graph, điều Êy cũng tức là chúng ta đang xếp đỉnh cho graph Êy Sau đây chúng ta lần lượt đề cập đến từng hoạt động.

Sắp xếp trật tự các đỉnh:

Tiêu chuẩn xếp đỉnh:

+ Sắp xếp đỉnh trước hết phải chú ý tới tính khoa học, tức nó phải phản ánh được lơgic khoa học của sự phát triển nội dung kiến thức.

+ Phải mang tính hệ thống của kiến thức.

+ Phải mang tính sư phạm, tức là phải chú ý tới sự tương tác giữa thầy và trò trong việc dạy học ở trên líp.

+ Phải dễ hiểu với đặc điểm cá nhân HS trong líp. + Phải đạt được tính thẩm mỹ.

Việc sắp xếp các đỉnh được tiến hành cụ thể nh- sau:

+ Xác định rõ ràng, chính xác tên gọi của đỉnh xuất phát. Tên của đỉnh này được nêu ra nh- mét nội dung khái quát, bao trùm, định hướng cho việc lập graph, đỉnh này thường được nêu ngay trong tên bài học. Tên của đỉnh graph xuất phát thường được dùng làm tên gọi cho chính graph đó.

+ Khi đã xác định được đỉnh xuất phát, chúng ta tiếp tục xác định đỉnh chính. Đây là đỉnh gắn trực tiếp, bắt nguồn từ đỉnh xuất phát. Các đỉnh này nêu tên đơn vị kiến thức trọng tâm của bài.

+ Xác định đỉnh phụ, đỉnh nhánh. Đỉnh phụ là những đỉnh bắt nguồn trực tiếp từ đỉnh chính, làm nhiệm vụ cụ thể hố, chi tiết hoá, bổ sung và làm sáng rõ cho nội dung nêu trong đỉnh chính. Đỉnh nhánh là những đỉnh được khởi nguồn trực tiếp từ đỉnh phụ; các đỉnh này làm nhiệm vụ cụ thể hoá, chi tiết hoá cho nội dung nêu ra trong đỉnh phụ.

Đỉnh của graph có thể là một ơ trịn, một khung chữ nhật hoặc một hình quy ước nào đó. Trong mối quan hệ giữa các đỉnh của graph, đỉnh xuất phát là đỉnh mang nội dung khái quát nhất còn đỉnh nhánh là đỉnh mang nội dung cụ thể nhất khép lại toàn bộ graph.

Lập cung: Thực chất đây là việc dùng các đoạn thẳng, các mòi tên để

biểu thị các mối quan hệ giữa các đỉnh của graph. Các đỉnh nào có quan hệ với nhau thì sẽ được nối lại.

Bƣớc 5: Điều chỉnh và hoàn thiện graph

Khi đã vẽ xong graph, việc kiểm tra lại graph đã lập là việc làm rất cần thiết. Việc kiểm tra thường hướng vào xem xét, đối chiếu giữa nội dung bài

học với graph đã lập xem có điểm nào chưa khớp với nội dung. Cụ thể là kiểm tra lại số lưọng đỉnh, mối quan hệ giữa các đỉnh, các ký hiệu mã hố, tính thẩm mĩ. Nếu tất cả đều được đảm bảo khơng có gì cần phải điều chỉnh, lúc đó ta kết thúc việc lập graph cho nội dung bài họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học lớp 11, trung học phổ thông (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)