Hệ tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học lớp 11, trung học phổ thông (Trang 69 - 74)

Nội dung Thú ăn thịt Thú ăn thực vật

Chiều dài ống tiêu hóa

Ngắn Dài

Bộ răng Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương.

Răng nanh nhọn và dài cắm vào con mồ, giữ mồi.

Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắt thịt thành cá mảnh nhỏ dễ nuốt.

Răng hàm có kích thước nhỏ, ít được sử dụng.

Răng nanh giống răng cửa. Răng hàm và trước hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ khi nhai.

Dạ dày Dạ dày đơn là 1 túi lớn.

Thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học giống như trong dạ dày người (dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn và làm thức ăn trộn đều với dịch vị, enzim pepsin thủy phân protein thành các peptit).

Dạ dày đơn (ở thỏ, nguawaj là một túi).

Dạ dày 4 túi (ở trâu, bò).

Dạ cỏ: lưu trữ thức ăn, làm mềm thức ăn khô và lên men, da cỏ có nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulozo và các chất dinh dưỡng khác.

Dạ tổ ong: góp phần đưa thức ăn lên miệng để nhai lại.

Dạ lá sách: giúp hấp thụ lại nước.

Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa protein có trong

Nội dung Thú ăn thịt Thú ăn thực vật

cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống... Vi sinh vật cũng là nguồn cung cấp protein quan trọng cho động vật.

Ruột Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non của thú ăn thực vật.

Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người.

Ruột non dài vài chục mét, dài hơn ruột non của thú ăn thịt rất nhiều. Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ giống ruột non của người.

Manh trảng ( ruột tịt)

Khơng phát triển và khơng có chức năng tieu hóa thứ ăn.

Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hóa Xenlulozo và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật.

Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua thành manh tràng.

2.5. Rèn luyện kỹ năng HTH kiến thức ở các khâu của quá trình dạy học phần Chuyển hóa năng lƣợng và vật chất.

2.5.1. Rèn luyện kỹ năng HTH kiến thức cho HS trong khâu hình thành kiến thức mới. kiến thức mới.

Trong quá trình dạy học, giáo viên đóng vai trị tổ chức, điều khiển và hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh để các em có thể tiếp thu kiến thức một cách tích cực chủ động, sáng tạo. Tùy theo mục tiêu, nội dung và yêu cầu mà các biện pháp HTHKT có thể được sử dụng ở mức độ khác nhau.

2.5.1.1. Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong khâu hình thành kiến thức mới bằng lập bảng.

Ví dụ: Khi dạy bài Hô hấp ở động vật SGK trang 71,72,73,74,75.

Bước 1: Xác định nội dung kiến thức cần HTH

Nghiên cứu SGK mục I và mục II, kết hợp với thảo luận nhóm học sinh tư duy trả lời câu hỏi:

Thế nào là hô hấp ở động vật? Hô hấp ở động vật đề cập đến những tiêu chí nào? Nội dung cùa từng tiêu chí đó.

Phân tích xác định các nội dung kiến thức cần HTH.

Dấu hiệu bản chất của khái niệm hô hấp ở cơ thể động vật và khái niệm bề mặt trao đổi khí là gì?

Trình bày các đặc điểm về bề mặt trao đổi khí ở các nhóm động vật. Trình bày các hình thức trao đổi khí ở các nhóm động vật. ứng dụng của hiện tượng hô hấp trong chăn nuôi cá.

Học sinh sẽ xác định được nội dung của từng tiêu chí kiến thức/

Ở động vật cơ thể hấp thụ được O2 qua toàn bộ cơ thể hoặc qua cơ quan riêng biệt. O2 từ môi trường sau khi được hấp thụ sẽ vận chuyển đến từng tế bào của cơ thể, càng lên bậc cao trong thang tiến hóa động vật càng có cơ quan vận chuyển O2 và CO2 hoàn thiện hơn.

Nội dung kiến thức gồm: Khái niệm hơ hấp, bề mặt trao đổi khí, các hình thức hơ hấp.

Bước 2: Xác định được mối quan hệ giữa nội dung kiến thức

Đối với dạng bảng hệ thống này thì việc xác định mục tiêu cần HTH là bước khó nên học sinh chỉ việc lập bảng và điền nội dung và bảng hệ thống.

Bước 3: Thiết lập các cột các hàng.

Bước 4: Học sinh điền nội dung vào bảng và chỉnh lại dưới sự hướng dẫn của GV. Kiến thức phần này tương đối phức tạp nên rất cần sự gợi ý của giáo viên giúp học sinh hoàn thành.

2.5.1.2. Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong khâu hình thành kiến thức mới bằng lập sơ đồ hệ thống.

Ví dụ: Khi dạy học bài 18: Tuần hoàn máu để giúp học sinh có cái nhìn hệ thống về bài này. Giáo viên đặt câu hỏi: Có thể khái quát hóa bài Tuần hồn máu bằng sơ đồ hóa như thế nào?

Sau khi thức ăn được tiêu hóa sẽ hấp thụ vào máu, cũng như O2 đến mang hay phổi rồi hấp thụ vào máu, ngược lại những chất thải sau khi hoạt động ở tế bào được máu hấp thụ. Vậy quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng đến tế bào và các chất thải từ tế bào sẽ được thực hiện như thế nào trong hệ tuần hồn, nói cách khác bằng hoạt động thế nào mà chất dinh dưỡng được mang đến tế bào và chất thải được mang từ tế bào ra ngoài?

Hoạt động vận chuyển chất dinh dưỡng cũng đồng nghĩa với vận chuyển máu cần làm rõ và trình bày được: đặc điểm cấu trúc của hệ tuần hoàn và đặc điểm hoạt động của hệ tuần hồn.

Từ đó học sinh sẽ dễ dàng thực hiện các bước hoàn thành sơ đồ:

Sơ đồ 2.8. Sơ đồ hóa khái qt hóa hệ tuần hồn máu

Hệ tuần hoàn

Cấu trúc: Dịch tuần hoàn, Tim, Hệ thống mạch máu

Chức năng: vận chuyển máu từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng

cho các hoạt động sống của cơ thể.

Hệ tuần hồn hở Hệ tuần hồn kín

2.5.2. Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức củng cố, hoàn thiện kiến thức

2.5.2.1. Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức bằng lập bảng

Đây là một khâu quan trọng trong bất kỳ mỗi bài học nào. Sau mỗi bài học nếu củng cố bài học tốt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức. Sử dụng biện pháp hệ thống hóa giúp học sinh nắm kiến thức một cách hệ thống, vấn đề trở nên logic, rõ ràng, phát triển tư duy, giúp các em nhớ lâu kiến thức.

Ví dụ: Khi củng cố bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM giáo viên đặt câu hỏi: Qua kiến thức của bài vừa học xong: Hãy so sánh các đặc điểm quang hợp của ba nhóm thực vật trên bằng cách lập bảng HTH?

Bước 1: Xác định nội dung kiến thức

Khi so sánh hình thức quang hợp ở 3 nhóm thực vật cần phải nêu rõ được các tiêu chí cần so sánh. Đặc điểm quang hợp của 3 nhóm thực vật như thế nào. Xuất phát từ những gợi ý đó GV sẽ giúp HS xác định được nội dung kiến thức cần so sánh.

Bước 2: Xác định, mối quan hệ nội dung giữa các mặt kiến thức.

GV đặt câu hỏi: Quá trình quang hợp ở cây xanh diễn ra như thế nào ở những nhóm thực vật khác nhau và sống trong mơi trường khác nhau thì q trình quang hợp có đặc điểm gì riêng biệt gì? Nhấn mạnh vào nội dung của bài quang hợp ở 3 nhóm thực vật: C3, C4 và CAM.

Dù ở nhóm thực vật nào đi nữa, q trình quang hợp cũng diễn ra ở 2 pha, đó là pha sáng (pha cần năng lượng ánh sáng) và pha tối ( pha không cần ánh sáng). Ta cần chú ý mỗi nhóm thực vật có đặc điểm khác nhau về cấu tạo và hoạt động quang hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học lớp 11, trung học phổ thông (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)