Các nghiên cứu về quản trị nhân sự trong trường Đại học công lập theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân sự theo định hướng tự chủ đại học tại trường đại học khoa học và công nghệ hà nội (Trang 28 - 31)

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.3 Các nghiên cứu về quản trị nhân sự trong trường Đại học công lập theo

theo hướng tự chủ

Hiện nay tại Việt Nam, vấn đề nhân sự và quản lý nhân sự trong các cơ sở GDĐH công lập đang được quy định tại một số văn bản pháp luật như: Luật Giáo dục, Luật GDĐH, Điều lệ trường đại học, Luật Công chức, Viên chức.... hoặc nằm trong Quy chế tổ chức và hoạt động của một số các cơ sở GDĐH đặc thù như: các trường Đại học Quốc gia và các trường đại học xuất sắc... Trong khi đó, tự chủ đại học là chủ đề đang nhận được sự quan tâm lớn trong giới khoa học và quản lý giáo dục không chỉ ở nước ta hiện nay mà trên cả phạm vi quốc tế. Trong các nội dung tự chủ đại học thì tự chủ về nhân sự được xem là nội dung cơ bản, quan trọng và đồng thời cũng là hoạt động khó khăn và phức tạp nhất vì trên thực tế mọi cơng việc về quản lý đều quy về quản lý con người. Nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo trong cơng tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực, có điều kiện để chủ động xây dựng đội ngũ giảng viên, nhà khoa học đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và những thách thức hiện nay của Cách mạng cơng nghiệp 4.0 thì xu hướng tất yếu là cần trao thêm quyền tự chủ cho các trường Đại học, đặc biệt là trong vấn đề quản trị nhân sự và tổ chức.

Đối với vấn đề quản trị đại học và các khía cạnh của vấn đề này thì đã có nhiều tác giả nghiên cứu có thể kể ra như: nghiên cứu của Dennis, Tewarie & White (2003) về quản trị đại học hiệu quả trong Thế kỷ 21; nghiên cứu của John Fielden (2008) về các xu thế quản trị đại học trên thế giới; hoặc nghiên cứu của Pavel Zgaga (2008) về quản trị đại học, tự chủ và quản lý trong giáo dục đại học. Ngoài các nghiên cứu chung như đã liệt kê ở trên, cịn có những nghiên cứu về các khía cạnh cụ thể trong quản trị đại học như của Anthony H.

Dooley (2005) nghiên cứu về sự ảnh hưởng của hội đồng quản trị trong trường đại học; Del Favero (2003) và Roger Benjamin (2006) nghiên cứu về sự tham gia của giảng viên vào quản trị đại học;… Ở Việt Nam cũng có một số tác giả như đã nêu trong mục 1.1.2 ở trên như: Phạm Thị Ly (2009), Hoàng Thị Xuân Hoa (2011) hay Phạm Phụ (2016)... Tuy nhiên khi đi vào cụ thể vấn đề quản trị nhân sự theo định hướng tự chủ đại học tại Việt Nam và nhất là các trường ĐH cơng lập thì chưa có nhiều nghiên cứu, bài báo hay luận văn. Trong q trình tìm tịi, có thể tham khảo một số ít tài liệu như sau:

Bài viết “Tự chủ đại học về nhân sự: vẫn còn nhiều cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”, đăng trên báo điện tử Dân trí tháng 8/2018 đã phân tích sự phát triển của chính sách tự chủ về nhân sự ở các trường đại học Việt Nam theo xu hướng tự chủ đại học của thế giới. Bài viết cho biết hiện công tác quản trị nhân sự trong các trường đại học công lập chủ yếu vẫn được coi là cơng việc hành chính và những cán bộ làm cơng tác nhân sự là những người “làm công ăn lương”, chứ chưa được chú trọng và có sự phân biệt về tính đặc thù của công việc. Tuy nhiên với bối cảnh hiện nay, công tác quản trị nhân sự của các Trường cần phải có sự chuyển đổi từ cơng tác “quản trị hành chính” đối với người lao động sang “quản lý và phát triển nguồn nhân lực” để đảm bảo được nguồn nhân lực tốt có năng suất lao động hiệu quả trong môi trường kinh tế cạnh tranh và biến đổi không ngừng hiện nay [41].

Tác giả Trịnh Ngọc Thạch cũng đã có bài đăng trên Tạp chí Giáo dục tháng 09/2017 với nội dung: “Đổi mới chính sách tự chủ về nhân sự ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu tự chủ đại học trong giai đoạn hiện nay”. Trong bài viết, tác giả đã phân tích q trình đổi mới chính sách tự chủ về quản trị nhân sự trong các cơ sở GDĐH ở Việt Nam, so sánh với chính sách tự chủ về quản trị nhân sự trong trường đại học ở một số quốc gia khác như: Mỹ, Châu Âu và Úc, đồng thời nêu ra những thách thức trong quản trị nhân sự mà các trường đại học Việt Nam đang phải đối mặt, từ đó đề xuất

một số giải pháp đổi mới chính sách về nhân sự trong các trường đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu tự chủ đại học trong giai đoạn hiện nay [28].

Tác giả Đồng Thế Hiển cũng đã chia sẻ trong bài viết: “Đổi mới cơ chế tự chủ giáo dục đại học công lập, giai đoạn 2015 – 2017: kết quả và kiến nghị chính sách” đăng trên Tạp chí Tài chính vào tháng 12/2017. Bài viết tập trung phân tích những kết quả bước đầu đạt được của 23 cơ sở giáo dục đại học công lập trên cả nước có đề án thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ và theo tinh thần Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014. Bên cạnh đó, tác giả cũng tổng kết và chỉ ra những hạn chế trong các vấn đề như: tự chủ về đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhân sự và tài chính. Từ những phân tích nêu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp như hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để hướng dẫn thi hành Luật GDĐH ngay sau khi được sửa đổi; rà sốt, bổ sung và hồn thiện chiến lược phát triển các trường giai đoạn 2017 – 2022, tầm nhìn tới 2030… nhằm tăng cường quyền tự chủ cho các trường đại học theo hướng tiếp tục mở rộng. Báo cáo cũng nêu ra một số vấn đề nổi bật về công tác quản trị nhân sự của các Trường tham gia thí điểm như việc điều chỉnh cơ cấu nhân lực giữa giảng viên và chuyên viên theo hướng gia tăng đội ngũ nhà giáo và tăng cường chất lượng của đội ngũ này để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo [46].

Ngoài ra, số lượng các Luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề tự chủ đại học hay tự chủ nhân sự tại các trường đại học hiện vẫn cịn rất ít. Gần đây nhất mới chỉ có Luận văn thạc sĩ của tác giả Đoàn Văn Cường (2011) với đề tài “Nghiên cứu về đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của Trường ĐH trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp ĐHQGHN)”.

Tóm lại có thể thấy vấn đề tự chủ đại học đang là một vấn đề mới và thu hút nhiều sự quan tâm, chú ý và việc nghiên cứu sâu về các khía cạnh của vấn đề này như công tác quản trị nhân sự là một vấn đề cấp thiết. Đặc biệt là

đối với các trường ĐH công lập trong giai đoạn hiện nay khi các hình thức quản lý truyền thống dường như đã khơng cịn phát huy hiện quả thậm chí gây cản trở cho quá trình phát triển thì việc tìm ra các phương pháp quản trị mới nhất là với công tác quản trị nhân sự sẽ là điểm mấu chốt giúp các trường thay đổi.

Thêm vào đó, hiện nay Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đang là một trường nằm trong Dự án phát triển các trường đại học xuất sắc. Trường được kỳ vọng sẽ là một mô hình thí điểm thành cơng về vấn đề quản trị một số lĩnh vực như: tài chính, nhân sự và đào tạo nhằm đạt được mục tiêu trở thành trường đại học mơ hình mới và cơ sở điển hình về thực hiện tự chủ và tự chịu trách nhiệm cao. Với xuất phát điểm của Trường vẫn là một trường Đại học công lập, sử dụng ngân sách nhà nước nhưng Trường cũng có điểm đặc biệt là sự hỗ trợ về nguồn lực tài chính và nhân sự từ đối tác chiến lược là Pháp trong suốt quá trình hình thành và xây dựng gần 10 năm qua. Cụ thể như hiện nay, một số vị trí lãnh đạo chủ chốt của Trường lại đang do người Pháp nắm giữ như: Hiệu trưởng, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trưởng Ban nghiên cứu, đổi mới và chuyển gia cơng nghệ. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu về: “Quản trị nhân sự theo định hƣớng tự chủ đại học tại

Trƣờng Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội” là một đề tài mới, thiết

thực và có khả năng ứng dụng thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân sự theo định hướng tự chủ đại học tại trường đại học khoa học và công nghệ hà nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)