3.1.1 Mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển
Theo Báo cáo khả thi Dự án đầu tư xây dựng Trường ĐHKHCNHN (giai đoạn 2018-2023) thì mục tiêu dài hạn là xây dựng Trường ĐHKHCNHN trở thành một Trường đại học xuất sắc đẳng cấp quốc tế, có cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ, với mơ hình tổ chức, phương thức quản lý hiện đại có tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực KHCN (khoa học công nghệ) nhằm phát triển nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, kết hợp giữa nghiên cứu, giảng dạy và liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực KHCN, phát triển mơ hình hợp tác giữa khối tư nhân và nhà nước trong giáo dục và các lĩnh vực nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đồng thời phấn đấu trở thành một Trường đại học hàng đầu Đông Nam Á.
Từ các mục tiêu dài hạn đã nêu ở trên thì có thể chỉ ra các mục tiêu cụ thể như sau:
- Xây dựng Trường ĐHKHCNHN trở thành một Trường đại học mơ hình mới về quản trị, quản lý và sử dụng các nguồn lực hiệu quả
- Xây dựng Trường trở thành điển hình của cơ sở đại học tự chủ và tự chịu trách nhiệm cao.
- Xây dựng Trường đạt các tiêu chuẩn quốc tế, có các thế mạnh về khoa học, cơng nghệ, đào tạo sinh viên tốt nghiệp có kiến thức và năng lực có thể đáp ứng nhu cầu các ngành nghề cần nhân sự có chất lượng cao.
- Cung cấp các giảng viên, nhà nghiên cứu có trình độ cho các trường đại học và các viện nghiên cứu trong lĩnh vực KHCN của Việt Nam.
- Xây dựng đội ngũ các nhà nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực đủ mạnh nhằm theo đuổi các chương trình NCKH dài hạn.
- Tạo mơi trường làm việc hiện đại để thu hút đội ngũ giáo sư, tiến sĩ và trí thức Việt, đang làm việc ở nước ngoài tham gia và các hoạt động đào tạo và NCKH của Trường.
- Củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt đối với các nước phát triển thông qua các hoạt động GD và NCKH.
- Xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại cho Trường theo tiêu chuẩn các Trường đại học quốc tế với quy mô đào tạo là 2.500 sinh viên vào năm 2023 và 5.000 sinh viên vào năm 2028. [27].
3.1.2 Cơ hội và thách thức
3.1.2.1 Cơ hội:
Nhằm đưa ra được những giải pháp hữu hiệu đối với công tác quản trị nhân sự của Trường trong giai đoạn tới thì việc tìm hiểu rõ những cơ hội và thách thức đối với Trường là một việc rất cần thiết. Tuy tuổi đời của Trường cịn ít so với nhiều đơn vị khác trong cùng ngành, nhưng Trường ĐHKHCNHN cũng có được những điểm mạnh hay những cơ hội cụ thể như:
Về công tác đào tạo, Trường đang sử dụng chương trình đào tạo hệ Thạc sĩ do các Trường ĐH Pháp hỗ trợ xây dựng. Chương trình này cũng được cấp bằng đôi Pháp – Việt. Trong khi đó, chương trình hệ Cử Nhân của Trường đã được Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục Đại học Pháp của Pháp thẩm định và Trường đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để tiến tới việc cấp bằng đôi hệ Đại học cho năm học 2020-2021. Đối với chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ, cơng tác đào tạo ln có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trường và các trường ĐH của Pháp trong khuôn khổ các chương trình phối hợp đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ.
Về mặt cơ chế, Trường được hoạt động theo cơ chế tổ chức và hoạt động đặc thù do Thủ tướng Chính phủ ban hành, cho phép Trường có được nhiều quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm hơn so với các cơ sở đào tạo khác trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và cơng tác tổ chức. Bên cạnh đó, Trường còn được hoạt động theo Cơ chế tài chính đặc thù do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho phép một cơ chế lương linh hoạt hơn và quyền được tự quyết định mức học phí.
Một trong những điểm đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Trường, đó chính là sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam thơng qua cơ quan chủ quản là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, của Chính phủ Pháp thơng qua Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đối với các hoạt động của Trường. Ngồi ra, Trường cịn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Liên minh các trường đại học và viện nghiên cứu Pháp.
3.1.2.2 Thách thức:
Bên cạnh những thuận lợi và các cơ hội đã nêu ở trên, Trường cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Khó khăn nổi bật nhất chính là sự cạnh tranh mạnh mẽ trong giáo dục hiện nay. Với xu hướng tồn cầu hóa và tác động của cuộc cách mạng 4.0, cùng với bối cảnh kinh tế xã hội ngày càng biến đổi không ngừng đã khến sự cạnh tranh giữa các trường ĐH trong và ngoài nước trở lên căng thẳng và gay gắt hơn rất nhiều. Các trường ĐH nước ta hiện nay đều đang phải đối mặt với những thách thức và buộc phải thay đổi để đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Bản thân Trường ĐHKHCNHN cũng có những áp lực và trách nhiệm lớn với tư cách là một trong các đề án đổi mới về giáo dục đại học được đặt nhiều kỳ vọng.
Bên cạnh yếu tố về bối cảnh, một thách thức lớn đối với trường chính là yếu tố về nguồn lực. Hầu hết đội ngũ cán bộ của Trường đều còn rất trẻ. Gần 60% cán bộ đang làm việc tại Trường có độ tuổi dưới 35 với thâm niên công tác trong ngành giáo dục chưa nhiều, do đó cịn thiếu kinh nghiệm khơng chỉ trong các hoạt động chuyên môn mà cịn trong cơng tác quản lý.
Ngoài yếu tố về nguồn nhân lực, việc cơ sở vật chất còn hạn chế và hiện đang bó hẹp trong khn viên Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng là một yếu tố thách thức đối với công tác tuyển sinh và đào tạo của Trường do việc thiếu hụt diện tích cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu hay những hoạt động ngoại khóa cho sinh viên.
Một trong các yếu tố hiện cũng đang gây khó cho cơng tác tuyển sinh của Nhà Trường đến từ chương trình đào tạo hồn tồn bằng tiếng Anh và chỉ nằm trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, mức học phí hiện nay của Nhà trường được đánh giá là vẫn còn cao so với mặt bằng chung của các trường Đại học công lập Việt Nam.
Cuối cùng, một trong các thách thức khơng nhỏ đến từ vấn đề tài chính, hiện phần lớn kinh phí hoạt động của Trường đều đang đến từ các nguồn lực bên ngoài như: Ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ… Do vậy, trong thời gian tới việc tìm các giải pháp để đa dạng hóa nguồn thu cũng là vấn đề của Nhà trường.