Việc khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất ở phần 3.3 nêu trên là rất quan trọng. Chính vì vậy, tác giả đã thực hiện lấy ý kiến đối với 85 cán bộ, công chức, viên chức, giảng viên, nghiên cứu viên và người lao động của Trường đối với tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp.
Khảo sát trên đã được tiến hành với 85 công chức, viên chức, giảng viên, nghiên cứu viên và người lao động của Trường, chiếm tỷ lệ 69% số lượng cán bộ của Trường. Trong số những người tham gia khảo sát có 37 Tiến sĩ (chiếm tỷ lệ 44%) và 20 Thạc sĩ (23,5%); 50 nữ (tỷ lệ 58,8%).
Các giải pháp được khảo sát theo các tiêu chí như sau:
- Ý nghĩa của giải pháp thơng qua việc khảo sát “Tính cần thiết của giải pháp” được đánh giá theo 03 chỉ số là: “Rất cần thiết”, “Cần thiết” và “Không cần thiết”.
- Khả năng thực hiện giải pháp được đánh giá thông qua việc khảo sát “Tính khả thi của giải pháp” được đánh giá trên 03 chỉ số là: “Rất khả thi”, “Khả thi” và “Không khả thi”.
Việc khảo sát và lấy ý kiến được thực hiện bằng hình thức Phiếu lấy ý kiến. Các phiếu thu về đều hợp lệ và sau khi xử lý các phiếu này thì thu được kết quả như bảng dưới đây:
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá ý nghĩa của các giải pháp STT Mục khảo sát Kết quả Tổng điểm Điểm TB Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1 Củng cố và nâng cao nhận thức của đội ngũ nhân sự đối với công tác quản trị nhân sự trong trường Đại học 35 41,18 50 58,82 0 0 205 2,41 2 2 Xây dựng đề án vị trí việc làm của Trường ĐHKHCNHN 37 43,53 48 56,47 0 0 207 2,44 1 3 Tăng cường và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự của trường 23 27,06 62 72,94 0 0 193 2,27 3 4 Xây dựng các văn bản và 21 24,71 64 75,29 0 0 191 2,25 4
quy định nội bộ để thực hiện công tác quản trị nhân sự 5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động quản trị nhân sự 15 17,65 70 82,35 0 0 185 2,18 5
(Nguồn: Kết quả khảo sát 85 công chức, viên chức, giảng viên, nghiên cứu viên và người lao động Trường ĐHKHCNHN)
Kết quả từ bảng 3.1 cho thấy các giải pháp được đề xuất đều cần thiết thể hiện ở tỷ lệ các câu trả lời cần thiết, rất cần thiết chiếm tuyệt đối và khơng có giải pháp bị đánh giá là không cần thiết. Trong số 5 giải pháp nêu trên thì việc “củng cố và nâng cao nhận thức của đội ngũ nhân sự đối với công tác quản trị nhân sự trong trường Đại học” và “xây dựng đề án vị trí việc làm của Trường ĐHKHCNHN” được đánh giá là cần thiết hơn cả. Đây cũng là những giải pháp mà Trường nên thực hiện ngay để cải thiện công tác quản trị nhân sự trong thời gian tới.
Về tính khả thi của các giải pháp thì theo kết quả từ bảng 3.2 dưới đây cũng cho thấy các giải pháp được đề xuất đều có tính khả thi cao. Tỷ lệ các câu trả lời “Khả thi” và “Rất khả thi” chiếm tuyệt đối, điều này cho thấy các giải pháp đề xuất đều thực tế và sát sườn với tình hình hiện nay tại Trường ĐHKHCNHN. Các giải pháp được đánh giá là khả thi nhất chính là: Xây dựng đề án vị trí việc làm; tăng cường và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự của Trường. Chi tiết kết quả khảo sát tính khả thi được trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các giải pháp STT Mục khảo sát Kết quả Tổng điểm Điểm TB Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % 1 Củng cố và nâng cao nhận thức của đội ngũ nhân sự đối với công tác quản trị nhân sự trong trường Đại học 33 38,82 52 61,18 0 0 203 2.39 3 2 Xây dựng đề án vị trí việc làm của Trường ĐHKHCNHN 40 47,06 45 52,94 0 0 210 2,47 1 3 Tăng cường và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự của trường 35 41,18 50 58,82 0 0 205 2,41 2 4 Xây dựng các văn bản và 19 22,35 66 77,65 0 0 189 2.22 5
quy định nội bộ để thực hiện công tác quản trị nhân sự 5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động quản trị nhân sự 21 24,71 64 75,29 0 0 191 2,25 4
(Nguồn: Kết quả khảo sát 85 công chức, viên chức, giảng viên, nghiên cứu viên và người lao động Trường ĐHKHCNHN)
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Qua phân tích những cơ hội và thách thức, những điểm mạnh và điểm yếu trong điều kiện hiện nay của Nhà trường, Chương 3 đã đi sâu vào nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện công tác quản trị nhân sự theo định hướng tự chủ tại Trường ĐHKHCNHN.
Các giải pháp đã được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lý luận và xem xét thực tiễn. Cụ thể là các giải pháp được xây dựng trên các nguyên tắc như: đảm bảo tính kế thừa, tính tồn diện và tính hiệu quả.
Các giải pháp cũng được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào các mục tiêu và định hướng phát triển của Nhà trường cũng như được xem xét trên cơ sở những cơ hội và thách thức mà Nhà trường có thể sẽ phải đối mặt trong giai đoạn tới.
Một số giải pháp được đề xuất xem xét gồm có: Củng cố và nâng cao nhận thức của đội ngũ nhân sự đối với công tác quản trị nhân sự trong trường Đại học; Xây dựng đề án vị trí việc làm của Trường ĐHKHCNHN; Tăng cường và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự của trường; Xây dựng các văn bản và quy định nội bộ để thực hiện công tác quản trị nhân sự; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động quản trị nhân sự.
Không chỉ dừng ở việc đưa ra các giải pháp, các giải pháp này cũng đã được khảo sát mức độ cấp thiết và khả thi trong Chương 3 nhằm xem xét mức độ khả thi khi thực hiện các giải pháp này.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Từ những luận điểm đã chứng minh trong các chương của luận văn này, có thể rút ra một số kết luận sau đây:
Xu hướng cải cách quản lý GDĐH của nước ta hiện nay là tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các Trường ĐH trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quản trị nhân sự. Quyền tự chủ trong lĩnh vực này không phải là đặc quyền mà là một bước đi cần thiết nhằm giúp các cơ sở giáo dục đại học có thể ứng phó linh hoạt trước những thay đổi nhanh chóng của nền giáo dục đại học hiện nay. Chính vì vậy, việc ra đời của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục Đại học, có hiệu lực từ tháng 7/2019 là một bước đi rất quan trọng đối với hệ thống giáo dục đại học của nước ta nói chung và đối với Trường ĐHKHCNHN nói riêng.
Cơng tác quản trị nhân sự cũng cần nhận được sự quan tâm và đầu tư hơn nữa cả về chất và lượng ngay tại các trường để đảm bảo việc thực hiện hiệu quả các quyền này.
Bản thân công tác quản trị nhân sự cũng nên được hiểu rộng là liên quan tới quyền lợi và trách nhiệm của tất cả các thành viên trong Trường chứ khơng của riêng Phịng Nhân sự, vì xét cho cùng tất cả các cơng tác quản lý đều quy về quản lý con người.
Như đã nói ở trên để cơng tác quản trị nhân sự theo định hướng tự chủ đại học được hiệu quả thì bản thân Nhà trường cũng cần khơng ngừng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên và nhân viên hiện nay cũng như nâng cao nhận thức của đội ngũ về tầm quan trọng của công tác quản trị nhân sự đối với sự phát triển của Trường ĐH.
Ngoài ra, Trường ĐHKHCNHN cũng cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: củng cố và nâng cao nhận thức của đội ngũ nhân sự đối với
công tác quản trị nhân sự trong trường Đại học; xây dựng đề án vị trí việc làm của Trường ĐHKHCNHN; tăng cường và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự của trường; xây dựng các văn bản và quy định nội bộ để thực hiện công tác quản trị nhân sự; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động quản trị nhân sự. Đây sẽ là các giải pháp hỗ trợ hữu hiệu và tích cực cho công tác quản trị nhân sự hiện nay của Trường.
2. Khuyến nghị
2.1 Với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Bộ GD & ĐT cùng các Bộ, ban, ngành liên quan sớm ban hành các Nghị định và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục Đại học để giúp các cơ sở giáo dục đại học nói chung và Trường ĐHKHCNHN nói riêng thực hiện hiệu quả quyền tự chủ trong các hoạt động chuyên môn cũng như công tác quản trị nhân sự.
Đồng thời cần khẩn trương tổ chức các đợt tập huấn đối với các chuyên viên và các cán bộ quản lý giáo dục liên quan của các Trường để đảm bảo việc thực hiện đúng và đồng bộ các chính sách và chủ trương của Luật về vấn đề tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong các lĩnh vực như: nhân sự, đào tạo, tài chính. Đây là một trong các hoạt động rất quan trọng nhằm đảm bảo việc Luật được thực hiện hiệu quả và đồng bộ tại tất cả các đơn vị.
Bộ GD & ĐT cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát theo đúng chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục để đảm bảo các Trường thực hiện đúng trách nhiệm giải trình của mình trước các cơ quan chức năng và xã hội.
Bộ GD&ĐT và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng cần tránh làm thay hoặc gây cản trở đối với những công tác nghiệp vụ và sự vụ thuộc phạm vi của các TĐH nói chung hay Trường ĐHKHCNHN nói riêng như đã quy định trong Luật.
Đối với cơ quan chủ quản của Trường là Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam thì cần tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện cho Trường trong các hoạt động chuyên môn cũng như trong công tác quản lý nhân sự.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng cần hỗ trợ Trường hơn nữa trong công tác nâng cao năng lực quản lý đối với đội ngũ lãnh đạo và các cán bộ quản lý của Nhà trường.
Cuối cùng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cần tiếp tục ủng hộ đối với những đề xuất mới, hiệu quả và hợp lý liên quan đến công tác quản trị nhân sự của Nhà trường trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật.
2.2 Với Trƣờng Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Cần tăng cường nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện hiệu quả công tác quản trị nhân sự theo định hướng tự chủ.
Tập huấn cho các cán bộ quản lý và người lao động toàn trường các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học.
Cần khẩn trương rà soát các quy chế tổ chức và hoạt động cũng như quy chế tài chính hiện nay của Trường để kiến nghị các cấp có thẩm quyền sớm phê duyệt các điều chỉnh và thay đổi hợp lý và cần thiết để đảm bảo các quy chế của Trường sẽ được thực hiện theo những quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học.
Bên cạnh đó cần tiếp tục hồn thiện cơ cấu tổ chức, các quy định và quy chế nội bộ liên quan đến công tác quản trị nhân sự cũng như phát triển đội ngũ để đáp ứng yêu cầu của mơ hình quản trị nhân sự theo định hướng tự chủ đại học.
Ngoài ra, Trường nên sớm xây dựng Đề án vị trí việc làm cũng như thường xuyên tiến hành các đánh giá thực trạng hoạt động, rà soát lại các chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong trường để qua đó có những điều chỉnh hoặc bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế phát triển của Trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT (2010), Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012.
2. Bộ GD&ĐT (2005), Đề án đổi mới GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Hà Nội
3. Bộ GD&ĐT (2019), Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
4. Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ (2009), Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT- BGDĐT-BNV hướng dẫn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.
5. Chính phủ (2003), Nghị định 116/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng,
quản lý cán bộ, công chức trong đơn vị sự nghiệp nhà nước.
6. Chính phủ (2004), Nghị định 141/2004/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục Đại học.
7. Chính phủ (2005), Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản toàn diện
giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.
8. Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập.
9. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
10. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/06/2014 về Chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW.
11. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 10/2014 về thí điểm đổi
mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở Giáo dục Đại học công lập giai đoạn 2014-2017.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
13. Trần Kim Dung (2018), Quản trị Nguồn Nhân lực, Nxb Tài Chính, Tp.
Hồ Chí Minh.
14. Trương Quang Dũng (2013), Giáo trình Quản trị học, Nxb Trường Đại
học Cơng nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Tp. Hồ Chí Minh.
15. Vũ Thùy Dương, Hoàng Văn Hải (2005), Giáo trình quản trị nhân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Hồng Thị Xuân Hoa (2012), “Tự chủ đại học: Xu thế của phát triển”,
Bản tin của Đại học Quốc gia, Số 253.
17. Nguyễn Quốc Khánh (2011), Quản trị Nhân lực, Nxb Tài chính, Hà Nội. 18. Phạm Thị Ly (2009), Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam- Hai thời khắc
đầu thế kỷ”, Nxb Văn hóa Saigon. TP. Hồ Chí Minh.
19. Nguyễn Đông Phong, Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013), “Quản trị đại học và mơ hình cho trường đại học khối kinh tế ở VN”, Tạp chí Phát triển và Hội
nhập, Số 8 (18), tr 63-68.
20. Trần Anh Tài và Trịnh Ngọc Thạch (2013), Mơ hình đại học doanh nghiệp - Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội
Việt Nam, Hà Nội.
21. Trần Thị Thu, Vũ Hồng Ngân (2013), Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
22. Quốc hội (2018), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, Hà Nội.
23. Thủ tướng Chính phủ (2010), Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục trong giai đoạn 2010-2012, Hà Nội.
24. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1126/QĐ-TTg ngày