1.2.1 Khái niệm Quản trị và Quản trị đại học
Cho đến nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ quản trị và có thể kể ra một số định nghĩ tiêu biểu như: theo Mary Parker Follett (1868- 1933), người được mệnh danh là “mẹ đẻ của khoa học quản trị hiện đại” và là chuyên gia trong lĩnh vực lý thuyết tổ chức và hành vi tổ chức người Mỹ thì: “Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thơng qua người khác”. Khái niệm trên có thể được hiểu là những nhà quản trị sẽ đạt được các mục tiêu mà tổ
chức đã đề ra bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không phải thực hiện một mình.
Văn phịng Giáo dục Quốc tế (International Bureau of Education) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) thì cho rằng quản trị liên quan đến các cấu trúc và quy trình nhằm đảm bảo tính trách nhiệm, minh bạch, ổn định, công bằng và bao gồm việc trao quyền cũng như sự tham gia rộng rãi của nhiều đối tượng. Trong Báo cáo Giám sát toàn cầu năm 2009 của UNESCO thì quản trị được nhìn nhận là các quy trình chính thức và khơng chính thức trong việc xây dựng, phân bổ các nguồn lực và các bước ra quyết định [47].
Theo Nguyễn Xuân Yêm thì quản trị có nghĩa là hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm sốt một nhóm người, một tổ chức hay một quốc gia. Trước kia, định nghĩa quản trị (governance) thường được gắn với chính phủ hay chính quyền (government) đến mức các thuật ngữ này còn được sử dụng thay thế cho nhau và đều chủ yếu để nhắc tới quyền lực nhà nước hay vấn đề quản trị nhà nước. Hiện nay, khái niệm quản trị được mở rộng hơn bao gồm nhiều thành tố như: Quản trị nhà nước, quản trị xã hội, quản trị doanh nghiệp. Thuật ngữ “Quản trị” cũng cần được phân biệt với “quản lý hay điều hành”. Trong đó quản trị là hạt nhân trung tâm, kết nối với các hoạt động quản lý và điều hành [49].
Khái niệm quản trị cũng hay bị nhầm lẫn nhất là với quản lý. Quản lý thì thiên về chức năng lập kế hoạch, thực hiện và giám sát để đạt được các kết quả. Nếu quản lý đề cập đến các cá nhân hoặc nhóm người được trao quyền để đạt được các kết quả mong muốn thì quản trị thiên về việc phân chia và chia sẻ quyền lực, việc xây dựng các chính sách và ưu tiên cũng như trách nhiệm của các bên liên quan.
Theo Giáo trình Quản trị học của Trường Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 của tác giả Trương Quang Dũng cũng đưa ra một số khái niệm về quản trị. Cụ thể như: quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức,
điều khiển, kiểm sốt cơng việc và những nỗ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả mọi nguồn lực để hồn thành các mục tiêu đã định [14].
Tóm lại, quản trị chính là q trình hoạch định, tổ chức, kiểm sốt và đồng thời vận dụng các nguồn lực hiệu quả để đạt được các mục tiêu của đơn vị hay tổ chức.
Về khái niệm “Quản trị Đại học” thì theo Phạm Thị Ly, thuật ngữ “quản trị đại học” được dùng để nói đến tất cả các cơ chế, quá trình và hoạt động liên quan tới việc quy hoạch và định hướng các tổ chức cũng như con người làm việc trong lĩnh vực GDĐH.
Theo Nguyễn Xuân m thì trường học nói chung hay các cơ sở đại học nói riêng đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong xã hội do vậy công tác quản trị đại học cũng có một vai trị đặc biệt đối với xã hội. Quản trị đại học chính là các hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành trường đại học để nhà trường phát triển và đạt hiệu quả cao nhất. Cũng theo Nguyễn Xn m thì hiện nay đang có 3 mơ hình quản trị đại học phổ biến và tùy thuộc vào vị trí và pháp nhân của các trường đại học, bao gồm: Tổ chức hành chính, cộng đồng học giả và đại học doanh nghiệp.
Trong khi đó, theo Nguyễn Đơng Phong và Nguyễn Hữu Huy Nhựt thì quản trị đại học là vấn đề lớn và trải rộng, bao hàm nhiều hoạt động như: chiến lược, hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, nhân sự và nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục đại học… Cụ thể hơn, “Quản
trị đại học chính là q trình xây dựng và tập hợp các quy tắc, hệ thống nhằm quản lý và kiểm sốt tồn bộ hoạt động của một trường đại học. Nhà quản trị đại học sẽ chịu trách nhiệm trước nhà trường, cộng đồng và người học về sự tin cậy, tính thích ứng và hiệu quả chi phí quản lý thơng qua việc phân chia trách nhiệm, nguồn lực và kiểm sốt tính hiệu lực và hiệu quả của nhà trường”. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế cao như hiện nay
thì địi hỏi giáo dục đại học ở Việt Nam chắc chắn phải có sự đổi mới trong công tác quản trị sao cho phù hợp [19].
Tóm lại, quản trị đại học là quá trình xây dựng và tổng hợp các quy tắc và hệ thống để quản lý và kiểm soát các hoạt động của một cơ sở giáo dục đại học.
1.2.2. Khái niệm Tự chủ Đại học
Thuật ngữ “tự chủ đại học” đã được hình thành từ những năm 1960 và có nguồn gốc từ việc nhận thức tầm quan trọng của “tự do học thuật” đối với quá trình xây dựng và phát triển các trường đại học.
Đến năm 1988, trong Tuyên bố Magna Charta Universitatum, (Oosterlinck 2013) đã chỉ ra tự chủ là một thuộc tính rất quan trọng và được xem là giá trị căn bản của một trường đại học. Tự chủ đại học (University autonomy) được định nghĩa là mức độ tự do của các cơ sở GDĐH trong việc thực hiện và điều hành cơng việc của mình mà khơng bị lệ thuộc vào sự cho phép hay chỉ dẫn của một cấp quản lý nào đó từ phía Chính phủ (Phạm Phụ 2016) [48]. Trong lý thuyết về tự chủ của GDĐH thế giới, “tự chủ đại học” luôn đi liền với “trách nhiệm xã hội” hay “trách nhiệm giải trình”. Trách nhiệm giải trình khơng chỉ là tự chịu trách nhiệm mà cịn là nghĩa vụ giải trình của các tổ chức dịch vụ cơng trước những “nhóm hưởng lợi ích” có liên quan. Cụ thể là, khi cơ sở GDĐH được quyền tự đề ra mục tiêu, sứ mạng và được quyền tự quyết định các giải pháp thực hiện mục tiêu, sứ mạng đó thì đồng thời phải “chịu trách nhiệm” trước những “nhóm hưởng lợi ích” có liên quan (hay gọi là “các bên liên quan”) trong xã hội mà nhà trường tạo ra (Trịnh Ngọc Thạch, 2017) [26].
Gần đây nhất, trong Luật số 34/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, cụm từ “quyền tự chủ” được giải thích là quyền của cơ sở giáo dục đại học tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức
thực hiện mục tiêu, tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về các lĩnh vực như: hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và các hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của chính cơ sở giáo dục đại học.
Trên thực tế thì tại các quốc gia khác nhau sẽ có những cách hiểu khác nhau về khái niệm tự chủ đại học, tùy theo nhận thức về vai trò của quản lý nhà nước đối với giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng cũng như các yếu tố như: kinh tế, văn hóa và chính trị của từng quốc gia... Tuy nhiên, tự chủ đại học vẫn luôn được nhận định là yếu tố cơ bản và xu hướng trong quản trị đại học vì mục đích chủ yếu của việc trao thêm quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học chính là nhằm tạo điều kiện để các cơ sở này có thể hoạt động một cách hiệu quả, đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của xã hội cũng như đa dạng hoá và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của mình.
Các nghiên cứu về những mơ hình quản trị đại học trên thế giới thường tập trung vào mối quan hệ giữa Nhà nước và cơ sở giáo dục, để thấy được mức độ kiểm soát của Nhà nước đối với các cơ sở này. Chính mức độ kiểm sốt trên cũng sẽ phản ánh quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học tại các quốc gia khác nhau trên thế giới cũng thường không giống nhau và mức độ cũng không như nhau do chịu ảnh hưởng của thể chế chính trị, hình thái lịch sử, kinh tế, xã hội và văn hóa của từng quốc gia.
Báo cáo tổng quan về xu thế quản trị đại học trên thế giới của John Fielden, Ngân hàng Thế giới, tháng 3/2008 đã chỉ ra bốn mơ hình quản trị đại học tiêu biểu với các mức độ tự chủ khác nhau từ nhà nước kiểm soát chặt chẽ đến được tự chủ hồn tồn. Các mơ hình này gồm có: 1. Nhà nước kiểm sốt hoàn toàn (state control), điển hình ở Malaysia; 2. Bán tự chủ (semi- autonomous), như ở Pháp và New Zealand; 3. Bán độc lập (semi- independent), phổ biến ở Singapore và 4. Độc lập (independent), ví dụ ở Anh,
Úc. Tuy nhiên, trên thực tế các mơ hình quản trị này sẽ không chỉ được thực hiện một cách đơn thuần như tên gọi mà ngay với mơ hình “Nhà nước kiểm sốt hồn tồn” thì cơ sở GDĐH vẫn sẽ được hưởng một số quyền tự chủ nhất định do một số lý do tài chính và thực tiễn; trong khi đó, với mơ hình “độc lập” thì vẫn có những mặc định ngầm về quyền của cơ quan quản lý giáo dục nhà nước trong việc kiểm sốt một số khía cạnh của Trường nhằm đảm bảo sự thống nhất trong quản lý tổng thể về ngành [34].
Quyền tự chủ không chỉ được thể hiện ở mối quan hệ giữa quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học mà còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa các đơn vị, bộ phận trong trường. Tự chủ cũng có thể chỉ có tính chất thủ tục, hình thức hoặc tự chủ có tính thực chất. Tự chủ cũng có thể được nhìn nhận như là các quyền lực có điều kiện. Cụ thể là các trường chỉ có thể có quyền tự chủ khi đã đạt được các chuẩn quốc gia hoặc các tiêu chuẩn đã được định sẵn theo các chính sách của Nhà nước.
Như đã nói ở trên, tại các quốc gia khác nhau thì mức độ tự chủ tại các cơ sở giáo dục đại học cũng khác nhau và trên thực tế, trong cùng một quốc gia vẫn có thể song song tồn tại các cơ sở giáo dục đại học có các mức độ tự chủ không giống nhau và mức độ này có thể dựa trên tính chất và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở đó.
Tuy được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau như đã trình bày ở trên, tự chủ của trường đại học vẫn có thể được khái quát là khả năng của trường được hoạt động theo cách thức Trường tự lựa chọn để đạt được sứ mệnh và mục tiêu do chính Trường đặt ra. Chính vì vậy, cơng tác quản trị theo định hướng tự chủ Đại học chính là q trình các cơ sở giáo dục đại học hướng đến việc được tự hoạch định, tổ chức, kiểm soát và sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu và sứ mệnh của mình. Song song với đó, Trường cũng phải ý thức về trách nhiệm giải trình của mình trước xã hội, trước người học và các cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động của Trường.
1.2.3 Khái niệm về nhân sự, quản trị nhân sự
Theo Từ điển Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2001: “Nhân sự là việc bố trí, sắp xếp, quản lý con người trong một cơ quan, tổ chức”. Đằng sau mỗi công việc, sản phẩm hay dịch vụ đều có một hay nhiều con người dồn tâm trí, nỗ lực cùng nhiều giờ làm việc để tạo ra các kết quả đó. Do vậy, con người chính là nguồn lực cơ bản của mọi đơn vị và tổ chức. Các chuyên gia đều cho rằng nguồn nhân lực chính là khối tài sản quý giá giúp nâng cao hiệu quả tổ chức và tạo lợi thế cạnh tranh. Do vậy, ở hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp, hay cả các cơ sở giáo dục thì vấn đề quản trị nhân sự cũng đều phải được coi là công tác trọng tâm và then chốt.
Khi nói về nguồn lực con người của một tổ chức, đơn vị thì ngồi thuật ngữ “nhân sự” cịn có các cụm như “nguồn nhân lực”, “nhân lực”. Nhìn chung các thuật ngữ trên đều nhằm hướng đến yếu tố nguồn lực con người trong các tổ chức, tuy nhiên nếu nhân sự nhắm đến đội ngũ những người lao động hiện có thì nguồn nhân lực mang ý nghĩa rộng hơn. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực như theo Tổ chức Lao động quốc tế thì nguồn nhân lực là tồn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Do vậy, nguồn nhân lực có thể được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực chính là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội và cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động.
Trong Cuốn “Quản trị nguồn nhân lực”, Trần Kim Dung đã đưa ra định nghĩa: “Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm kết hợp đạt được mục tiêu chiến lược của tổ chức và thỏa mãn nhu cầu hợp lý ngày càng cao của người lao động” [13].
Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu ra những thành phần cơ bản của quản trị nguồn nhân lực như: chế độ tuyển dụng, đào tạo và phát triển, lương thưởng, thăng chức và so sánh giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực...
Theo Vũ Thùy Dương và Hoàng Văn Hải (2005): “Quản lý nhân sự là
tổng hợp những hoạt động liên quan đến việc duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả yếu tố con người trong mỗi tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức đó” [15].
Theo Nguyễn Quốc Khánh (2011): “Quản trị nhân sự là tất cả
những hoạt động, chính sách và các quyết định quản lý liên quan, ảnh hướng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và công nhân viên của doanh nghiệp đó”. [17].
Theo đó, có thể thấy rằng cơng tác quản trị nhân sự chính là cơng tác quản lý các lực lượng lao động của một đơn vị với các nhiệm vụ cụ thể như: hoạch định, thu hút, tuyển dụng, bố trí, theo dõi, đào tạo, đánh giá, tưởng thưởng người lao động, thực hiện các qui định và các chế độ chính sách liên quan,… Quản trị nhân sự cũng liên quan đến việc phân quyền giữa các cấp quản lý trong công tác quản lý nguồn lực con người của một đơn vị.
Từ các định nghĩ nêu trên có thể rút ra được một số đặc điểm cụ thể của công tác quản trị nhân sự như: đây là một lĩnh vực cụ thể của quá trình quản lý và được thực hiện thông qua việc: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát một cách đồng bộ và chặt chẽ. Bên cạnh đó, quản trị nhân sự phải được thực hiện trong mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ chặt chẽ với các lĩnh vực quản trị khác của đơn vị như tài chính, cơ sở vật chất... Trách nhiệm quản trị nhân sự liên quan đến tất cả các nhà quản lý trong tổ chức, đơn vị. Một đặc điểm không thể phủ nhận nữa là hoạt động này đòi hỏi sự linh hoạt và mềm dẻo do đối tượng của quản lý nhân sự là con người. Do vậy nhà quản lý cần sáng tạo,