10. Cấu trúc đề tài
1.3. Các loại hình đào tạo trong trƣờng đại học
1.3.3. Đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học
Hệ VLVH là tên gọi đƣợc Bộ GD&ĐT chính thức sử dụng thay cho hệ tại chức (thuộc loại hình đào tạo khơng chính quy) trong quyết định 01/2001/ QĐ- BGD & ĐT ký ngày 29/1/2001. Đây là một trong những loại hình đào tạo tồn tại cùng với đào tạo chính quy ở các trƣờng đại học và cao đẳng trong nhiều năm nay.
Hệ VLVH ở một trƣờng Đại học là sự thực hiện nhiệm vụ của Trƣờng Đại học đó đối với chủ trƣơng xây dựng một xã hội học tập.
Hệ VLVH trong hệ thống quốc dân là con đƣờng và cách thức GD & ĐT không trùng lắp với những quy định của GD & ĐT chính quy, nhằm tạo điều kiện cho những ai khơng có điều kiện GD chính quy khi cịn độ tuổi trẻ hoặc đã ra khỏi GD chính quy mà vẫn tiếp tục muốn học tập nâng cao trình độ, kiến thức và tay nghề. GD & ĐT theo hình thức VLVH là phƣơng thức giúp cho mọi ngƣời có thể vừa đi làm vừa đi học, học liên tục, học suốt đời nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lƣợng cuộc sống, có điều kiện tìm việc làm tốt hơn và thích nghi với đời sống xã hội.
* Điều kiện dự thi tuyển sinh đại học hình thức vừa làm vừa học
Đối tƣợng tuyển sinh là những công dân không phân biệt dân tộc, tơn giáo, tín ngƣỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hồn cảnh kinh tế, có đủ các điều kiện dƣới đây đều đƣợc dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ hình thức VLVH; là những ngƣời đã tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp; có thời gian làm việc hoặc phục vụ ở địa phƣơng hoặc ở các cơ quan đơn vị từ 12 tháng trở lên tính đến ngày dự thi,
đƣợc Ủy ban nhân dân xã, phƣờng hoặc thủ trƣởng cơ quan đơn vị xác nhận. Sau khi nộp hồ sơ dự thi theo quy định của nhà trƣờng thì thí sinh phải dự một kỳ thi đầu vào (cũng nhƣ thi tuyển sinh đại học chính quy), thời gian dự thi sẽ theo quy định của mỗi trƣờng đại học. Thí sinh sẽ đƣợc gọi nhập học sau khi đủ điểm trúng tuyển.
* Điều kiện để đƣợc tuyển sinh hình thức vừa làm vừa học 1. Đối với các lớp đặt tại trƣờng:
a) Nhà trƣờng đƣợc tuyển sinh hình thức VLVH các ngành đã có quyết định giao nhiệm vụ đào tạo chính quy và có ít nhất 2 năm đào tạo chính quy các ngành học đó.
b) Chƣơng trình đào tạo theo hình thức VLVH đƣợc thiết kế nhƣ chƣơng trình đào tạo chính quy cùng trình độ. Kế hoạch đào tạo đƣợc xây dựng phù hợp với việc tổ chức đào tạo theo hình thức VLVH.
c) Có đội ngũ GV đủ số lƣợng, đạt chuẩn và đồng bộ về cơ cấu; có cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện đồng thời đào tạo chính quy và đào tạo theo hình thức VLVH.
2. Đối với các lớp đặt tại địa phƣơng:
Ngoài các quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 2 Quy chế này, các trƣờng chỉ đƣợc tuyển sinh hình thức VLVH tại địa phƣơng khi đảm bảo đồng thời các yêu cầu sau:
a) Cơ sở đặt lớp phải là các trƣờng ĐH, trƣờng CĐ, trƣờng Trung tâm Chuyên nghiệp hoặc Trung tâm GD thƣờng xuyên đảm bảo đƣợc các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và cán bộ quản lý đối với các ngành đƣợc đào tạo; chịu trách nhiệm quản lý SV, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất theo yêu cầu của trƣờng ĐH, CĐ. b) Trƣờng ĐH, CĐ đặt lớp tại địa phƣơng phải chịu trách nhiệm tất cả các khâu trong q trình đào tạo từ thơng báo tuyển sinh, tổ chức thi tuyển, xét và cơng nhận thí sinh trúng tuyển, đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp cho ngƣời học.
c) Có văn bản giao nhiệm vụ đặt lớp tại địa phƣơng của Bộ GD&ĐT Thời gian và hình thức học
Về thời gian học: Thời gian học Đại học hình thức VLVH đƣợc Bộ GD & ĐT quy định là từ 4-5 năm đối với các SV tốt nghiệp Trung học Phổ thông và tƣơng đƣơng, từ 2-4 năm đối với SV đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng. Về hình thức dạy: Tùy thuộc vào bố trí thời gian của mỗi trƣờng, hoặc là vào cuối tuần, hoặc là tập trung mỗi năm 4- 6 tháng hoặc học vào các buổi tối hàng tuần… vì SV chủ yếu là vừa phải làm vừa phải học nên thời gian sắp xếp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho ngƣời học.
Chƣơng trình đào tạo
Chƣơng trình đào tạo đại học hình thức VLVH cùng chung chƣơng trình với hệ chính quy tập trung, thông thƣờng các trƣờng đại học sẽ lấy ln chƣơng trình đào tạo của hình thức chính quy tập trung áp cho hình thức VLVH.
Văn bằng đại học hệ VLVH
Văn bằng, chứng chỉ của Đại học hình thức VLVH cùng phơi bằng của Bộ GD&ĐT cấp cho mỗi trƣờng đại học, nó có giá trị sử dụng nhƣ văn bằng, chứng chỉ của hệ đào tạo chính quy tập trung.
1.3.4 . Các hình thức đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học
a) Đào tạo trình độ đại học hình thức vừa làm vừa học tại cơ sở GD đại học
Đây là hình thức đào tạo các lớp đƣợc mở trực tiếp ở cơ sở GD đại học nhƣ các trƣờng đại học, học viện. Chƣơng trình học đƣợc xây dựng trên cơ sở chƣơng trình đào tạo hệ chính quy. Nội dung chƣơng trình đào tạo hình thức VLVH phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung của chƣơng trình đào tạo hình thức chính quy cùng trình độ đào tạo.
Các trƣờng tổ chức đào tạo theo khóa học, năm học. Khóa học là thời gian để sinh hồn thành một chƣơng trình cụ thể. Căn cứ vào khối lƣợng kiến thức quy định cho các chƣơng trình, Hiệu trƣởng phân bổ số học phần cho từng năm học, từng kỳ học. Đầu khóa học, trƣờng phải thơng báo cơng khai về nội dung, kế hoạch học tập của từng chƣơng trình; quy chế đào tạo; nghĩa vụ và quyền lợi của SV, GV
dạy mơn học, hình thức đánh giá, thi, kiểm tra. Đầu mỗi năm học, trƣờng phải công khai lịch trình học của từng chƣơng trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn, đề cƣơng chi tiết học phần và điều kiện đƣợc đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi các học phần, giáo trình, tài liệu có liên quan. Nhà trƣờng trực tiếp quản lý SV. Do đó SV phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định và quy chế của nhà trƣờng trong thời gian theo học.
b) Đào tạo đại học trình độ đại học hình thức vừa làm vừa học với cơ sở GD ngồi cơ sở
Đây là hình thức liên kết đào tạo giữa một trƣờng đại học với một cơ sở GD thông qua hợp đồng đào tạo nhằm phát huy năng lực cơ sở vật chất, thiết bị và khả năng quản lý của các cơ sở, đƣa lớp học gần với ngƣời học, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời học, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, cơng chức địa phƣơng, phù hợp với điều kiện và hồn cảnh của SV.
Về hình thức đào tạo và chƣơng trình đào tạo đối với các lớp ở cơ sở liên kết cũng giống nhƣ đào tạo tại cơ sở GD đại học. Các khâu tổ chức quá trình đào tạo nhƣ tuyển sinh, thực hiện chƣơng trình, đánh giá kết quả, cơng tác giảng dạy, cơng nhận kết quả, cấp bằng tốt nghiệp... đều do cơ sở GD đại học chủ trì thực hiện. Các cơ sở liên kết đóng vai trị hợp tác, hỗ trợ các điều kiện thực hiện liên kết đào tạo nhƣ: Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết để phục vụ dạy học, thực hành, thực tập, đảm bảo mơi trƣờng sƣ phạm, có đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với mục tiêu đào tạo của khóa học. Hình thức liên kết tùy thuộc vào sự thỏa thuận trong quá trình liên kết đào tạo giữa cơ sở GD với đơn vị liên kết thông qua hợp đồng LKĐT và phải tuân thủ theo quyết định về liên kết đào tạo của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT.
1.4. Quản lý hoạt động đào tạo trình độ đại học hình thức vừa làm vừa học
Quản lý hoạt động tổ chức đào tạo là q trình sắp xếp phân cơng nhiệm vụ, quyền hành và các nguồn lực cho các bộ phận, các thành viên (chuyên viên) trong hệ thống quản lý đào tạo nhằm đạt đƣợc mục tiêu tổ chức. Trong tổ chức quản lý
hoạt động đào tạo đại học hình thức VLVH thể hiện ở chỗ sắp xếp, lên kế hoạch giảng dạy, phân công nhiệm vụ giảng dạy cho GV một cách hợp lý, lập kế hoạch đào tạo cho từng ngành học, khóa học, lập thời khóa biểu cho GV, SV, thơng báo kế hoạch cho các Khoa, các đơn vị liên kết, tổ chức các hoạt động kiểm tra, thi, xét tốt nghiệp.. tổ chức các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo.