Các yếu tố ảnh hƣởng quản lý đào tạo trình độ đại học hình thức vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo trình độ đại học hình thức vừa làm vừa học trị trường đại học y tế công cộng (Trang 36 - 40)

10. Cấu trúc đề tài

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng quản lý đào tạo trình độ đại học hình thức vừa

làm vừa học

Hiệu quả của quá trình quản lý chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Vì vậy cần phải nghiên cứu cụ thể các yếu tố đó để đƣa ra đƣợc những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình quản lý.

1.5.1. Những yếu tố khách quan

- Chế định GD&ĐT là cơ sở pháp lý để thực hiện mục đích đào tạo của nhà trƣờng, giúp quản lý đào tạo đạt hiệu quả. Chế định GD&ĐT cũng là định hƣớng để xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, chƣơng trình đào tạo, lựa chọn phƣơng pháp đào tạo để nâng cao chất lƣợng.

- Cơ chế chính sách tuyển dụng nhân lực ở địa phƣơng có tác động khơng nhỏ đến quản lý đào tạo hình thức VLVH. Hiện nay ở nƣớc ta vẫn có sự phân biệt hai loại hình đào tạo: Chính quy và VLVH.

- Về phía ngƣời học: hạn chế về thời gian do ngƣời học phải vừa đi làm vừa đi học, đôi khi sự tham gia học tập không đƣợc đầy đủ. Một số bộ phận ngƣời học có ý thức học tập chƣa cao và một phần do xã hội không đánh giá cao hệ đào tạo này... dẫn đến ngƣời học mang tính chất để lấy bằng chứ không cần kiến thức. Một số ngƣời học là ngƣời cao tuổi nên khả năng tiếp thu kiến thức bị hạn chế, do kiến thức học phổ thông quá lâu, rời ghế nhà trƣờng thời gian dài nên kiến thức có phần bị lãng quên. Bên cạnh việc vừa học vừa làm, ngƣời đi học chủ yếu là ngƣời có gia đình, nên họ có thêm nhiệm vụ chăm sóc gia đình. Đây là yếu tố ảnh hƣởng ít nhiều đến công tác quản lý.

- Về ngƣời dạy: Yếu tố chủ đạo ảnh hƣởng đến hiệu quả đào tạo là ngƣời dạy thiếu nhiệt huyết. Do một số bộ phận ngƣời học ý thức học tập chƣa cao, gây mất sự nhiệt huyết, hứng thú của ngƣời dạy dẫn đến việc giáo viên chỉ dạy cho hết nghĩa vụ chƣa khơi dậy sự sáng tạo của ngƣời học và ngƣời dạy. Điều đó ảnh hƣởng khơng nhỏ đến cơng tác quản lý đào tạo.

1.5.2. Những yếu tố chủ quan

Những yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến hiệu quả việc quản lý đào tạo đại học hình thức VLVH bao gồm:

- Cơ cấu tổ chức quản lý: thiếu đồng bộ, quản lý chồng chéo, thiếu tính linh hoạt trong tổ chức. Đội ngũ quản lý thiếu ngƣời có chun mơn, đa số là những ngƣời kiêm nhiệm hoặc trái ngành học là yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến công tác quản lý đào tạo.

- Quy chế đào tạo thay đổi nhanh: Quy chế đào tạo đƣợc sửa đổi liên tục làm cho SV và ngƣời quản lý không theo kịp.

- Cơ chế đãi ngộ cán bộ quản lý và GV chƣa hợp lý.

- Một bộ phận cán bộ quản lý ở các cơ sở liên kết đào tạo thiếu sâu sát và hạn chế năng lực quản lý.

Tiểu kết chương I

Giáo dục đại học nhằm đào tạo ngƣời học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc cho nên GD đại học đóng vai trị trọng yếu trong đào tạo nguồn nhân lực có trình độ để phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy vấn đề đổi mới GD đại học nói chung và đổi mới quản lý GD nói riêng là yêu cầu cấp thiết của mọi nền GD. Trong các trƣờng đại học, cùng với hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học thì hoạt động quản lý đào tạo là cơ bản và mang tính đặc trƣng nhất. Chính vì vậy, quản lý đào tạo trong các trƣờng đại học là vấn đề cần đƣợc ƣu tiên nghiên cứu. Quản lý GD là một ngành khoa học mà đƣợc tổng hợp từ nhiều ngành khoa học nhƣ tâm lý học, lý luận dạy học, khoa học quản lý.... Trong đó q trình quản lý đào tạo đại học là một trong những khâu quan trọng trong quá trình quản lý GD nhằm nâng cao chất lƣợng GD đại học.

Trong chƣơng I của luận văn, tác giả đã đề cập đến cơ sở lý luận về công tác quản lý đào tạo hình thức VLVH. Tác giả đã hệ thống hóa các khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý đào tạo, quá trình đào tạo, hình thức VLVH trong đó tác giả tập trung nêu và phân tích nội dung, đặc điểm về quá trình quản lý đào tạo hình thức VLVH trong nhà trƣờng. Các loại hình trong đào tạo bao gồm đào tạo theo hình thức chính quy và đào tạo theo hình thức VLVH. Đào tạo theo hình thức VLVH đƣợc diễn ra tại cơ sở GD hoặc diễn ra ở cơ sở liên kết. Chƣơng trình đào tạo hình thức VLVH cùng chung với chƣơng trình đào tạo hình thức chính quy. Thời gian đào tạo từ 4 – 5 năm đối với học sinh tốt nghiệp THPT, 2- 4 năm đối với học sinh đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng. Tùy theo cách bố trí của mỗi trƣờng, SV theo học hình thức này có thể học vào cuối tuần hoặc là học tập trung mỗi năm từ 4- 6 tháng, có thể học vào các

buổi tối hàng tuần. Nội dung quản lý đào tạo hình thức VLVH bao gồm: Quản lý hoạt động tuyển sinh, quản lý đào tạo và quản lý sau đào tạo. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hƣởng đến quá trình quản lý đào tạo hình thức VLVH. Các cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý ở trên là cơ sở, là định hƣớng và phƣơng pháp luận đúng đắn để tác giả tiếp tục nghiên cứu về thực trạng quản lý đào tạo trình độ đại học hình thức VLVH tại Trƣờng Đại học Y tế công cộng ở Chƣơng II sau đây.

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo trình độ đại học hình thức vừa làm vừa học trị trường đại học y tế công cộng (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)