Trên thế giới, trong 10 năm trở lại đây, hoạt động M&A diễn ra rầm rộ và tạo thành cơn sốt ở nhiều nước phát triển và đang phát triển. Số lượng FDI được thực hiện theo hình thức M&A chiếm tỉ trọng lớn từ 57% - 80% tổng FDI thế giới. Trong lịch sử, M&A đã trải qua 5 thời kỳ phát triển thịnh vượng và đang tiếp tục đạt đỉnh cao.
1882 – 1903: Thời kỳ Sáp nhập ngang
Giai đoạn này đánh dấu sự chuyển giao của nền kinh tế Mỹ từ rất nhiều công ty nhỏ thành những hãng lớn hơn, có xu hướng độc quyền thâu tóm cả ngành cơng nghiệp. Trong giai đoạn này một số lớn các vụ M&A diễn ra theo nguyên lý hợp nhất theo chiều ngang. Động cơ chính của các cơng ty thời kỳ này là giảm cạnh tranh và khả năng kiểm soát giá. Thực tế là tất cả các ngành đều bị độc quyền hóa.
Nét đặc trưng của giai đoạn này là mỗi thương vụ thường có sự tham gia của nhiều cơng ty: 75% số vụ sáp nhập có liên quan tới ít nhất 5 cơng ty, 26% số vụ có liên quan tới từ 10 cơng ty trở lên. Thậm chí có vụ cịn tập hợp vài trăm công ty như trường hợp của ngành thép: J.P. Morgan đã hợp nhất 785 cơng ty để tạo ra tập đồn Mỹ đầu tiên có tổng giá trị hơn 1 tỷ đơ la. Đến cuối thế kỷ 19, những tập đoàn hung mạnh như Standard Oil, Eastman Kodak, Amercan Tobacco và General Electric cũng lần lượt ra đời. Giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển của M&A kết thúc vào năm 1903 bằng sự sụp đổ của thị trường tài chính.
1916 – 1929: Thời kỳ gia tăng tập trung
Giai đoạn thứ hai được khơi nguồn bởi một đợt bùng nổ kinh tế theo chu kỳ diễn ra sau chiến tranh thế giới thứ 1 cùng với sự hình thành các ngành kinh tế mới (cụ thể là động cơ và điện). Thời kỳ này cũng đặc trưng bởi rất nhiều giao dịch giao dịch sáp nhập ngang các loại như giai đoạn trước nhưng tỷ lệ sáp nhập dọc đã tăng lên. Trong khi ở giai đoạn trước sự các vụ sáp nhập có xu hướng độc quyền (một doanh nghiệp kiểm sốt hồn tồn thị trường) thì ở giai đoạn này lại có xu hướng liên minh độc quyền (một số ít doanh nghiệp lớn liên minh với nhau cùng kiểm soát thị trường). Lý do là đầu thế kỷ 20 Chính phủ Mỹ áp dụng luật chống độc quyền. Giai đoạn này kết thúc vào năm 1929, một lần nữa cùng với sự sụp đổ của thị trường tài chính.
1965 – 1970: Thời kỳ tập đồn kinh tế
Giai đoạn thứ 3 diễn ra từ 1965 tới 1969. Thời kỳ này được đặc trưng bởi các vụ mua bán của các tập đoàn kinh tế đa lĩnh vực diễn ra cả ở nước ngoài. Nguyên nhân một phần là do các công ty muốn mở rộng phạm vi hoạt động nhưng bị cản trở bởi hiệu lực cực kỳ mạnh mẽ của luật chống độc quyền những năm 50, 60. Sự lựa chọn duy nhất còn lại cho những cơng ty có định hướng mở rộng kinh doanh là mua các cơng ty bên ngồi, bất chấp thực tế là theo các tiêu chuẩn hiện nay chúng không hề phù hợp với chiến lược của công ty dù thế nào đi nữa. Và những năm 80, rất nhiều trong số các công ty này đã phải trả giá cho các thương vụ thiếu tính chiến lược này khi bán tống bán tháo các doanh nghiệp mà họ đã mua trước đó.
1981 – 1989: Thời kỳ xóa bỏ tập đồn kinh tế
Thời kỳ này số lượng các vụ sáp nhập tổ hợp kinh tế giảm đi rõ rệt. Ngồi ra sự hình thành các vụ hợp nhất cơng ty thường đi kèm với sự giải thể
các tổ hợp kinh tế. Đầu những năm 80 bắt đầu xuất hiện trào lưu mua bán “không thân thiện”. Thêm nữa chính sách chống độc quyền dịu đi nên số vụ sáp nhập ngang tăng lên
1992 – 2000: Thời kỳ sáp nhập xuyên quốc gia và “siêu sáp nhập”
Thời kỳ thứ 5 bắt đầu vào khoảng 1992 khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu giai đoạn hồi phục sau cuộc suy thoái 1990-1991. Trong khi 4 thời kỳ phát triển nở rộ của M&A trước chủ yếu giới hạn ở nước Mỹ, giữa những năm 90 các vụ mua bán và sáp nhập quy mô lớn cuối cùng cũng đã xuất hiện tại châu Âu. Ngay cả những vụ mua lại ”không thân thiện” từ lâu vẫn được cho là hiện tượng của riêng nước Mỹ cũng đã bắt đầu trở nên phổ biến ở châu Âu. Vụ sáp nhập lớn nhất chưa từng có cũng thuộc giai đoạn này – vụ mua lại “hostile” Vodafone-Mannesmann trị giá 183 tỷ dollar.
Bên cạnh các vụ sáp nhập trong nội bộ khu vực châu Âu, các vụ M&A của công ty châu Âu mua lại các doanh nghiệp Mỹ cũng bắt đầu trở nên phổ biến. Cùng với sự phát triển của Ủy ban châu Âu và việc biên giới giữa các quốc gia dần trở nên mờ nhạt khi lục địa này chuyển sang cơ cấu thị trường thống nhất với hệ thống tiền tệ thống nhất, các công ty bắt đầu mở rộng các hoạt động mua bán, sáp nhập ra toàn bộ châu Âu và thậm chí là rộng hơn nữa. Hệ quả là giai đoạn 1998-2000 đã bùng nổ một cơn sốt chưa từng thấy. Những giao dịch lớn nhất trong lịch sử đã xảy ra trong giai đoạn này, cả ở Mỹ và châu Âu. Năm 1998, số giao dịch lên tới 26.200 cao gấp 2.3 lần năm 1990 cịn tổng giá trị giao dịch thì cao gần gấp 5 lần. Sang năm 1999 số lượng cũng như giá trị giao dịch của các vụ M&A không ngừng tăng cao: 40.000 vụ với tổng giá trị 340 tỷ dollar. Hai trong số những vụ lớn nhất là Exxon-Mobil
(85.2 tỷ dollar) và SBC Communicatión-Ameritech (80.6 tỷ dollar). Tổng giá trị giao dịch năm 2000 đạt mức cao nhất trong lịch sử: 400 tỷ dollar.
[2]
Đúng như những gì các chuyên gia M&A dự đoán, năm 2006 đánh dấu một cơn sốt M&A với giá trị giao dịch 3490 tỷ USD, cao gấp 10 lần con số kỷ lục 400 tỷ USD của cơn sốt trước đó. Làn sóng sáp nhập diễn ra khắp nơi. Các vụ điển hình nhất là vụ tập đoàn bán lẻ Procter & Gamble mua lại Gillette – nhãn hiệu dao cạo râu hàng đầu thế giới với 55 tỷ USD, vụ tập đoàn bảo hiểm y tế WellPoint mua lại WellChoice, tập đoàn Symantec sáp nhập với tập đoàn Veritas Software. Gần đây nhất là vụ tập đồn dầu khí Nga Gazprom mua lại cổ phần của công ty dầu Sibneft, ngân hàng UFJ Holdings Inc sáp nhập với tập đồn tài chính Tokyo Mitsubishi. Sang năm 2006, tổng giá trị giao dịch tiếp tục đạt tới kỷ lục mới: 3490 tỷ USD, tới thời điểm 15/7/2007, tổng giá trị giao dịch đã đạt tới 2000 tỷ USD, báo hiệu một con số kỷ lục mới trong năm nay.
Không chỉ có các tập đồn, thị trường mua bán sáp nhập các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng hết sức tấp nập. Số giao dịch chiếm tới ¼ tổng số giao dịch M&A trên toàn thế giới. Theo nghiên cứu của Công ty cung cấp thông tin thị trường Dealogic, giao dịch M&A diễn ra ở rất nhiều lĩnh vực: công nghiệp, viễn thông, sản xuất hàng tiêu dùng, tài chính… Ngành ngân hàng là một trong những ngành thu hút nhiều hoạt động M&A nhất. Trong năm 2006 qua các ngân hàng thế giới đã đạt mức tăng kỷ lục về số vụ M&A và giao dịch chuyển nhượng với gần 40 ngàn vụ được thực hiện với tổng giá trị lên tới gần 3 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2005.
Trong năm 2007, thị trường Châu Á Thái Bình Dương được dự đốn sẽ trở thành khu vực đầu tư được lựa chọn nhiều nhất để tiến hành các thương vụ M&A xuyên quốc gia do sự mở rộng của xu hướng cổ phần hóa, tư nhân hóa ở nhiều nước, đặc biệt là tại các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực. Đó là nhận định trong kết quả điều tra của Hãng kiểm toán PricwaterhouseCooper (PwC). Cũng theo điều tra của PwC, thị trường Việt Nam cũng được cho là một điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động M&A.