Tiền đề cho sự phát triển của hoạt động M&A tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Mua lại và sáp nhập (m&a) thực trạng và xu hướng phát triển tại việt nam (Trang 57 - 61)

1.1. Xu hƣớng thị trƣờng M&A thế giới

Giới phân tích nhận định rằng, với những động lực khá thuyết phục như kinh tế khu vực tiếp tục tăng trưởng, lãi suất tương đối thấp và các cơng ty có khá dồi dào tiền mặt, châu Á sẽ có thêm một năm nữa các hoạt động thâu tóm và sáp nhập (M&A) hết sức sơi động.

Số lượng khách hàng tiềm năng cũng đang tăng lên, bởi các công ty từ tầm cỡ đa quốc gia đến các công ty tư nhân vừa và nhỏ đều tích cực tham gia vào xu hướng M&A nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Các thương vụ nổi bật là vụ tập đồn chế tạo máy tính hàng đầu của Trung Quốc và châu Á, Lenovo Group, mua chi nhánh sản xuất máy tính cá nhân (PC) của tập đồn chế tạo máy tính hàng đầu IBM của Mỹ với giá 1,25 tỷ USD, để trở thành hãng chế tạo PC lớn thứ 3 thế giới và thương vụ lớn thứ hai là công ty dầu khí China National Petroleum mua cơng ty dầu khí PetroKazakhstan của Kadắcxtan với giá 4,18 tỷ USD. Citigroup Inc. hiện là công ty tư vấn về M&A số 1 thế giới, với tổng trị giá giao dịch M&A đạt 672 tỷ USD, trong đó có vụ Barclays Plc chào mua ABN Amro Holding NV (Hà Lan) với giá 64 tỷ euro (87 tỷ USD).

Lĩnh vực diễn ra M&A nhiều nhất sẽ là công nghiệp và ngân hàng. Trong năm 2007, Ngân hàng là ngành có hoạt động M&A diễn ra sôi động nhất tại châu Âu, với tổng giá trị giao dịch từ đầu năm đến nay đạt khoảng 300 tỷ USD. Hai Ngân hàng của Trung Quốc Bank of China và Industrial & Commercial Bank of China hiện rất được quan tâm chú ý vì cả hai đều phát hành cổ phiếu lần đầu. Trong một báo cáo gần đây Citigroup đã đánh giá các hãng chế tạo các bộ phận ôtô, như Bharat Forge, có tiềm năng mua các đối thủ nhỏ hơn. Merill Lynch cũng vừa công bố kế hoạch chi 500 triệu USD để tăng tỷ lệ cổ phần trong DSP Merrill Lynch - một liên doanh giữa Ấn Độ với DSP Financial Consultants- từ 40% lên 90%.

Động lực chính thúc đẩy hoạt động M&A trên toàn cầu tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay là việc giá chứng khoán tăng trong bối cảnh giao dịch chứng khoán diễn ra rất sôi động ở hầu khắp các châu lục. Thêm vào đó, xu hướng cổ phần hố, tư nhân hoá đang trở nên phổ biến hơn ở nhiều

nước, đặc biệt là tại các nền kinh tế đang phát triển, tạo nguồn hàng dồi dào hơn cho các nhà đầu tư đang có tiền nhàn rỗi. Ngồi ra, sự phát triển mạnh của các quỹ đầu tư cũng giúp huy động được lượng vốn khổng lồ cho các định chế đầu tư. Và cuối cùng, xu hướng hình thành các tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa nghề cũng là một nhân tố thúc đẩy hoạt động mua bán, sáp nhập diễn ra mạnh mẽ hơn.

Theo dự đoán, hoạt động M&A trong năm 2008 sẽ diễn ra nhiều nhất ở thị trường Nhật Bản và Australia, tiếp theo đó là Trung Quốc và Ấn Độ. M&A ở các thị trường này tăng trưởng là do các nỗ lực cải cách triệt để, nền kinh tế đang trên đà hồi phục tăng trưởng ổn định cịn thị trường chứng khốn thì lên giá mạnh. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tỷ lệ đầu tư theo hình thức M&A sẽ tăng cao. Hiện nay thị trường M&A thế giới đang có sự dịch chuyển dần sang các nước đang phát triển nhưng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao và đều đặn. Trong xu thế đó, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến đầy hứa hẹn của các thương vụ hợp nhất, sáp nhập.

1.2. Thị trƣờng có sức thu hút đầu tƣ lớn

Tham dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 25/10/2007 vừa qua, hầu hết các chuyên gia quốc tế đều nhận định rằng thị trường Việt Nam có sức thu hút đầu tư rất lớn. Giám đốc khu vực Ngân hàng phát triển Châu Á Ayumi Konishi cũng cho rằng Việt Nam đang nổi lên trong bản đồ kinh tế khu vực Châu Á và cần thu hút những nguồn tài chính nước ngồi mạnh mẽ. Với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 7,5%/năm, Việt Nam hấp dẫn cả nguồn vốn đầu tư nước ngoài cả gián tiếp và trực tiếp. Điều đáng mừng là nhu cầu của Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngồi đáp ứng nhiệt tình. Nhờ có nguồn vốn này, các thị trường đều tăng trưởng nhanh, đồng bộ.

Theo Cục Đầu tư nước ngồi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện có 48 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xúc tiến vào Việt Nam với nguồn vốn lên tới 39,8 tỷ USD [4]. Nguồn vốn tập trung đổ vào các dự án công nghệ

cao, nhiệt điện, bất động sản và luyện thép. Lĩnh vực công nghệ cao thu hút nguồn vốn 5 tỷ USD từ tập đoàn Foxconn (Đài Loan) nhằm xây dựng các khu công nghệ điện tử tại nhiều tỉnh trên cả nước. Tập đoàn Pacific Land Limited của Anh cũng đang xúc tiến đầu tư 1 tỷ USD vào Khu công nghệ cao Sài Đồng A (Hà Nội).

Trong số các dự án, bất động sản và du lịch chiếm một tỷ lệ lớn, với số vốn trên 16 tỷ USD, tương đương 40,2% tổng vốn đang xúc tiến. Tập đoàn ủy thác Trustee Suisse (Thụy Sĩ) liên doanh với Vinaconex sẽ thực hiện dự án "Hòn ngọc châu Á" gồm trung tâm tài chính, khách sạn và khu phức hợp đô thị tại Phú Quốc với số vốn 2,7 tỷ USD. Tập đoàn Kumho Asiana của Hàn Quốc cũng dự định đầu tư Trung tâm văn hóa - thương mại Giảng Võ và Triển lãm Mỹ Đình trị giá 2,5 tỷ USD. Hai cơng trình này dự kiến sẽ hoàn thành trước năm 2010.

So với thế giới, rào cản trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta là tương đối thấp. Vì thế mà mơi trường kinh doanh ở VN lại càng trở nên hấp dẫn hơn trong con mắt của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Vốn đầu tư lớn sẽ là một lợi thế vô cùng to lớn của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập sâu rộng sắp tới và là bản lề cho sự hình thành và phát triển của hoạt động M&A tại Việt Nam.

1.3. Thị trƣờng chứng khoán đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả

Sau 7 năm hoạt động, thị trường chứng khốn Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Số lượng giao dịch tăng mạnh, từ 2908 tài khoản năm 2000 tới 104293 năm 2006 (tăng gấp 36 lần). Trong mỗi phiên giao dịch, giá

trị giao dịch ước tính đạt khoảng 6.6 triệu USD. Tỷ lệ vốn hóa thị trường tăng từ 0.28% GDP năm 2000 lên 36% chỉ sau 7 năm (năm 2006 tỷ lệ này tăng vọt từ 1.21% tới 22.7%). Tới nay tổng giá trị vốn hóa đã đạt khoảng 8.7 tỷ USD, cao gấp nhiều lần so với 16.8 triệu USD năm 2000. Chỉ số VN-Index đã từng đạt tới trên 1100 điểm và hiện tại đang dao động ở mức 900 điểm. Trong suốt giai đoạn 2002 – 2005, trung bình thị trường tăng trưởng 19% mỗi năm. Chỉ trong những tháng cuối năm 2006 đầu năm 2007, thị trường cũng tăng trưởng tới 19% - mức tăng trưởng chưa từng có trên thị trường chứng khốn thế giới.

(Nguồn tổng hợp từ ssc.gov.vn)

Thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động ổn định là một nền tảng vững chắc cho các giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Khối lượng và tần số giao dịch đều tăng, hàng hóa phong phú hơn. Mua bán doanh nghiệp qua hình thức mua để nắm số cổ phiếu chi phối là một phương thức vừa dễ dàng cho doanh nghiệp vừa tạo cơ sở cho hoạt động kiểm sốt của cơ quan quản lý. Nhờ cơng cụ đầu tư hữu hiệu này mà các giao dịch mua lại, sáp nhập được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn. Tương lai phát triển lớn mạnh của thị trường chứng khốn là tiền đề trực tiếp và có vai trị cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của thị trường M&A Việt Nam trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Mua lại và sáp nhập (m&a) thực trạng và xu hướng phát triển tại việt nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)