Một số giải pháp phát triển giao dịch M&A tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Mua lại và sáp nhập (m&a) thực trạng và xu hướng phát triển tại việt nam (Trang 73)

M&A là một nghiệp vụ tài chính hết sức phức tạp, kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Vì vậy, hoạt động này cần phải có sự tham gia của các đơn vị chun mơn tài chính, kiểm tốn, pháp lý cộng với một đơn vị điều phối tổng thể chuyên nghiệp.

4.1. Giải pháp về chính sách pháp luật

Hiện nay các quy định pháp lý về M&A chỉ ở mức khái lược. Các vấn đề chi tiết như kiểm soát độc quyền, thuế, kế toán, chuyển đổi tài sản, phân chia lợi nhuận, trách nhiệm giải quyết các khoản nợ chưa thanh toán của mỗi

công ty, giải quyết lao động dơi dư, mơi trường văn hóa cơng ty, trách nhiệm bảo vệ mơi trường đều chưa có văn bản hướng dẫn thi hành. Điều này cũng dễ hiểu vì M&A là một hình thức kinh doanh mới, lại tương đối phức tạp.Tuy nhiên khơng phải vì thế mà các cơ quan chuyên trách không thể thiết lập được hành lang pháp lý cho lĩnh vực này. Là thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO, Việt Nam hoàn tồn có thể nhận được sự trợ giúp, tư vấn của các thành viên khác về M&A, trong đó bao gồm cả Mỹ - quốc gia được mệnh danh là lãnh địa của M&A.

Xây dựng hành lanh pháp lý trong giai đoạn tới tập trung chủ yếu ở hai vấn đề. Một là đưa ra một quy chuẩn chung cho giao dịch M&A thông qua một hệ thống văn bản hướng dẫn chi tiết nhằm đảm bảo tính thống nhất, cơng bằng trong các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Hai là đưa ra một cơ chế kiểm soát hiện tượng độc quyền, giúp hạn chế các tác động tiêu cực của M&A tới nền kinh tế.

Để có đƣợc quy chuẩn chung trong giao dịch M&A, Cục quản lý

Cạnh tranh cần tham khảo Luật cạnh tranh của các nước trên thế giới, đặc biệt là của Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ vì đây là những thị trường M&A nóng nhất khu vực. Thêm nữa, Cục cũng có thể lấy ý kiến từ phía các hãng luật, cơng ty tư vấn uy tín.

Các quy chuẩn nên được đề cập trong một Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp vì bản chất của giao dịch M&A là mua bán một phần hoặc toàn bộ một loại hàng hóa đặc biệt đó là doanh nghiệp. Các quy chuẩn đưa ra nhằm mục đích trợ giúp cho doanh nghiệp, giúp cho thương vụ diễn ra suôn sẻ, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh sau đó. Các quy định cần phải ra đời trước nhất bao gồm quy

định về định giá doanh nghiệp, thuế, phí giao dịch, về cổ phần, cổ phiếu, người lao động sau mua bán, sáp nhập.

Để có thể kiểm sốt hoạt động tập trung kinh tế, vai trò quan trọng

thuộc về các cơ quan quản lý cạnh tranh, thông qua Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Thương mại) và Hội đồng Cạnh tranh, một tổ chức hoạt động độc lập. Việc thiết lập một hệ thống kiểm sốt q trình tập trung kinh tế đối với hoạt động này cần có sự phối hợp của các cơ quan hữu quan như Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê trong việc hình thành cơ sở dữ liệu về các vụ việc tập trung kinh tế.

Với vai trò hạt nhân, Cục quản lý Cạnh tranh cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch Đầu tư để kiểm sốt tập trung kinh tế thơng qua M&A nói chung, đồng thời cũng phải phối hợp với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước để kiểm soát tập trung kinh tế thơng qua thị trường chứng khốn. Điểm mấu chốt là phải xây dựng được cơ chế phối kết hợp giữa các cơ quan này. Cơ chế đó có thể là báo cáo định kỳ của Ủy ban chứng khoán Nhà nước về các giao dịch cổ đông lớn, các trường hợp vi phạm Luật Chứng khoán liên quan tới mua bán cổ phiếu chi phối; báo cáo định kỳ của Bộ Kế hoạch Đầu tư về các dự án đầu tư trực tiếp theo hình thức M&A. Cơ chế đó có thể là một cơ sở dữ liệu chung về M&A giữa cả ba cơ quan trên. Như vậy, thông tin đến từ một trong ba cơ quan trên đều ngay lập tức được chia sẻ, cập nhật với hai cơ quan còn lại. Doanh nghiệp sẽ được quản lý theo mã số thuế để đảm bảo thống nhất và tiện lợi trong điều tra thơng tin. Mỗi khi có giao dịch M&A, thông tin được cập nhật ngay vào cơ sở dữ liệu. Định kỳ hệ thống sẽ đưa ra chỉ số phản ánh mức độ tập trung của mỗi ngành, lĩnh vực kinh tế, cơ quan chủ quản sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát mạnh hơn với các ngành có mức độ tập trung cao. Dựa trên các tiêu chí đầu vào đã được lập trình sẵn, hệ thống cũng sẽ đưa ra

cảnh báo về các doanh nghiệp có khả năng thực hiện các hành vi tập trung kinh tế bị cấm. Mơ hình này khơng chỉ tạo ra cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế hợp lý mà cịn có tác dụng định hướng doanh nghiệp tiến hành tập trung kinh tế theo đúng quy định của pháp luật, không gây ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh. Cơ quan chuyên trách mà cụ thể là Cục quản lý cạnh tranh sẽ chủ động hơn trong việc kiểm sốt tình hình tập trung kinh tế. Cơ chế kiểm sốt được mơ tả rõ hơn theo mơ hình dưới đây.

Bảng 5: Mơ hình “One Database”

Ngồi ra, Theo quyết định của Chính phủ, tới năm 2009 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trình Quốc hội Luật Chứng khoán sửa đổi. Trong đó các quy định về kiểm soát tập trung kinh tế thông qua thị trường

UB CKNN Cục QLCT Bộ KHĐT Báo cáo định kỳ Cơ sở dữ liệu chung Báo cáo định kỳ

chứng khoán là một trong những nội dung chủ đạo. Mức phạt tối đa sẽ khơng cịn là 70 triệu đồng/lần vi phạm mà sẽ là 1-5% tổng số tiền mà Cônt ty chứng khoán vi phạm huy động được.

4.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp tham gia giao dịch M&A

Các thương vụ M&A có tính cá thể hóa rất cao, vì vậy khả năng tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp trong các thương vụ mua bán, sáp nhập tùy thuộc vào sự chủ động của doanh nghiệp trong q trình đó. Tính chủ động của doanh nghiệp thể hiện ở rất nhiều yếu tố, từ giai đoạn xây dựng chiến lược tái cơ cấu, tìm kiếm đối tác, tới lúc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng và cuối cùng là giai đoạn hậu sáp nhập.

4.2.1. Nhận biết rõ nhu cầu sáp nhập của bản thân doanh nghiệp trong mối liên hệ với chiến lƣợc kinh doanh mối liên hệ với chiến lƣợc kinh doanh

Trước khi quyết định thực hiện hợp nhất hay sáp nhập với một doanh nghiệp khác, doanh nghiệp cần cân nhắc trả lời những câu hỏi sau: Chúng ta có nên sáp nhập với một doanh nghiệp khác không? Chúng ta sáp nhập với mục đích gì? Sau khi tiến hành hợp nhất, sáp nhập, doanh nghiệp chúng ta sẽ được lợi gì, phát triển thêm ở khía cạnh nào, giải quyết được vấn đề khó khăn gì trong hiện tại?

Câu trả lời có thể rất nhiều nhưng vấn đề đặt ra là câu trả lời nào tốt nhất, chiến lược hợp nhất, sáp nhập như thế nào là có lợi nhất, phù hợp nhất với chiến lược kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp mình. Nếu doanh nghiệp muốn tăng vốn, mở rộng phạm vi kinh doanh thì nên mua lại doanh nghiệp nhỏ hơn. Nếu doanh nghiệp muốn giảm đối thủ cạnh tranh, tăng thị phần, đa dạng hóa danh mục hàng hóa thì nên hợp nhất với một đối thủ cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp muốn niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khốn thì có

thể sáp nhập doanh nghiệp mình vào doanh nghiệp lớn hơn đã niêm yết… Chiến lược kinh doanh biểu hiện ở rất nhiều hình thức và cũng biến đổi theo từng thời kỳ. Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nhiều khi lại là một cơ hội mới mở ra mà mỗi bên cần nắm bắt.

Vấn đề quan trọng hơn nữa là doanh nghiệp phải xác định xem giao dịch M&A dự định tiến hành là loại giao dịch nào. Đó là hợp nhất, sáp nhập thơng thường hay là một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi theo quy định của Luật đầu tư, hay là một giao dịch với mục đích thơn tính hoặc phát triển thương hiệu, hay là “mua góp cổ phần”, “mua lại bằng vốn vay” (Leveraged buyouts), mua nội bộ (Management Buy-out), mua lại từ chính các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp (But-in and Management Buy-out)… Việc xác định loại giao dịch M&A sẽ giúp cho các bên nhận thức được một cách cụ thể hơn về giao dịch đó cũng như ngành luật điều chỉnh tương ứng. Từ đó doanh nghiệp có thể hình dung được quy trình giao dịch và có định hướng trước trong việc thiết lập các điều khoản trong hợp đồng M&A.

4.2.2. Chủ động tìm kiếm đối tác

Khi đã hiểu rõ mục đích tiến hành giao dịch M&A trong mối liên hệ với chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp bắt tay vào nhiệm vụ tiếp theo là tìm kiếm đối tác và tiến hành giao dịch. M&A là một giao dịch kinh tế phức tạp, lại diễn ra trong một thời gian tương đối dài (từ 6 tới 9 tháng). Vì thế doanh nghiệp cần chủ động xây dựng kế hoạch hợp nhất, sáp nhập cụ thể cho giai đoạn này.

Để tìm được đối tác phù hợp, doanh nghiệp phải xác định được yêu cầu của mình đối với các đối tác tiềm năng. Các tiêu chí có thể là loại hình kinh doanh, thị trường hoạt động, thị phần, hay hệ thống mạng lưới, trình độ cơng nghệ, quản lý. Khi đã thống nhất được mục đích của thương vụ M&A,

việc đưa ra các tiêu chí chọn lọc sẽ trở nên khơng mấy khó khăn. Và để chọn ra đối tác cuối cùng từ danh sách các đối tác tiềm năng, doanh nghiệp cần so sánh các thông tin định lượng về khả năng tài chính của đối tác, so sánh những phân tích, nhận định về cơ hội, rủi ro, về vị thế của doanh nghiệp trên thị trường cũng như các vấn đề về thuế v.v…

4.2.3. Chủ động thẩm định thông tin đối tác

Để phục vụ cho việc ra một quyết định kinh tế, nhà đầu tư, nhà cung cấp vốn, nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, nhà phân phối sản phẩm và cả người lao động đều mong muốn có được những thông tin xác thực nhất về tình hình hoạt động kinh doanh và đặc biệt là tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo thơng lệ quốc tế, các thông tin kinh tế đó là do doanh nghiệp đưa ra. Tuy nhiên, để các thông tin này được công nhận là khách quan và đúng sự thật, cần có sự xác nhận của một bên thứ ba độc lập, đó là Hãng kiểm tốn. Thẩm định thơng tin đối tác được thể hiện trước tiên ở việc nghiên cứu thơng tin kinh tế của đối tác có xác nhận ý kiến kiểm tốn.

Thơng tin kinh tế bao gồm thông tin về tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo ngân lưu và báo cáo quyết toán thuế. Chẳng hạn như doanh nghiệp phải tìm hiểu xem đối tác đang ơm khoản nợ thực sự là bao nhiêu, đặc biệt là các khoản phải trả Nhà nước. Đó chính là trường hợp của Cơng ty cổ phần Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai mua lại Cheerfield Rama của Indonesia với giá 1$. Hiện doanh nghiệp mới vẫn chưa đi vào hoạt động một phần là do Cheerfield Rama đang phải chịu món nợ thuế 34 tỷ đồng. Một thông tin kinh tế cần lưu ý là giá trị thương hiệu trong một vụ mua lại hay sáp nhập. Do thương hiệu là tài sản vơ hình nên việc định giá thương hiệu là hết sức phức tạp, gây nhiều tranh cãi. Về vấn đề này doanh nghiệp nên xin ý kiến tham vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ.

Quá trình thẩm định thơng tin không chỉ diễn ra ở phía đối tác mà doanh nghiệp cần hiểu rằng mình cũng là một phần trong quá trình đó. Việc thẩm định thơng tin đối tác chỉ có thể diễn ra sn sẻ, hiệu quả cao nếu chính bản thân doanh nghiệp cũng phải thực hiện tốt quy trình kiểm tốn và công khai thông tin với đối tác. Nhờ thế, bên mua và bên bán mới có thể tiến gần nhau hơn và giao dịch M&A mới thành công được.

Việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy trình kiểm tốn sẽ mang lại cho doanh nghiệp sự tin tưởng cao từ phía đối tác do tính độc lập của ý kiến kiểm tốn. Quy trình này cịn giúp loại bỏ các tranh chấp về kinh tế hay những thay đổi trong ý định thực hiện giao dịch M&A do nhận được thơng tin kiểm tốn sai lệch. Hơn nữa, Thư quản lý do Kiểm toán đưa ra sẽ là những góp ý thực tiễn nhất cho hệ thống quản lý, góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Thẩm định thông tin đối tác còn một bộ phận quan trọng nữa đó là thẩm định hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp. Quá trình này giúp cho hai bên hiểu rõ tư cách pháp lý, các quyền và nghĩa vụ pháp lý của nhau cũng như hiểu rõ chế độ pháp lý đối với các loại tài sản, hợp đồng đối với người lao động, chế độ hoá đơn, chứng từ, hồ sơ đất đai, xây dựng, đầu tư… Ví dụ như doanh nghiệp cần phải tìm hiểu xem đối tác đang kinh doanh trong ngành được ưu đãi rất lớn về thuế, liệu sau khi sáp nhập, ưu đãi này còn hiệu lực hay khơng? Như vậy, Luật sư tư vấn M&A có vai trị hết sức quan trọng. Kết luận về giá trị đối với hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp đối tác là cơ sở để doanh nghiệp có tiếp tục tiến hành giao dịch nữa hay không (go or no go).

Quá trình giao dịch bao gồm nhiều bước, đòi hỏi sự tham gia xuyên suốt của một bộ phận chuyên phụ trách M&A. Doanh nghiệp có thể tự thành lập bộ phận này với sự tham gia của các chuyên gia từ bên ngoài. Doanh

nghiệp cũng có thể thuê dịch vụ tư vấn giao dịch M&A từ các công ty tư vấn chuyên nghiệp. Tại Việt Nam, các tên tuổi nổi tiếng trong lĩnh vực này là First Asia Limited, JDJ, Tiger Invest, TCK Group… Các hãng Luật danh tiếng như Baker & McKenzie, các hãng Kiểm toán Big4 (PriceWaterhouseCooper, Ernst & Young, KPMG, Deloitte) cũng là các chuyên gia nổi tiếng thế giới. Thuê dịch vụ tư vấn từ các công ty chuyên nghiệp giúp cho các doanh nghiệp tránh khỏi những hành vi gian lận, thiếu minh bạch. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh thường nhật của doanh nghiệp cũng sẽ khơng bị quy trình hợp nhất, sáp nhập làm cho gián đoạn.

Thị trường M&A là một thị trường cần sự tham gia của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về nhiều lĩnh vực khác nhau như luật pháp, tài chính, thương hiệu... do đó, cần có những chương trình đào tạo để đội ngũ chuyên gia môi giới, tư vấn được chun nghiệp. Đây cịn là người cung cấp thơng tin thị trường tốt nhất cho cơ quan quản lý. Chỉ với chương trình đào tạo bài bản, thị trường M&A Việt Nam mới hoạt động tốt và đi vào chuyên nghiệp.

4.2.4. Theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp sau sáp nhập và đƣa ra các quyết định cần thiết đƣa ra các quyết định cần thiết

Mấu chốt của quá trình hợp tác sau sáp nhập là việc hai bên phải nắm rõ tình hình hoạt động của nhau cũng như những khó khăn vướng mắc phát sinh mà giai đoạn đàm phán hợp đồng và xây dựng kế hoạch đã không lường trước được. Sự hợp tác giữa hai phía thể hiện rõ nhất ở việc họ phải có mối liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình hoạt động thì mới mong trở thành

“một nhà” được. Mối giao tiếp chặt chẽ này có thể được thực hiện bằng những biện pháp rất đơn giản mà hiệu quả như sau.

- Trao đổi thông tin hàng tháng. Tổ chức những cuộc họp hàng

tháng là cách mà Jennifer White – nhà quản lý quảng cáo của hãng Motorola gợi ý. Theo bà bộ phận marketing nên cung cấp cho các bộ phận khác – những bộ phận của công ty đối tác trước sáp nhập – thông tin về sản phẩm,

Một phần của tài liệu Mua lại và sáp nhập (m&a) thực trạng và xu hướng phát triển tại việt nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)