Các phương thức khác

Một phần của tài liệu đề cương bài giảng kinh tế thương mại đại cương (Trang 32 - 34)

Tạm nhập tái xuất: Là phương thức xuất khẩu trở lại nước ngoài (ở nước tái xuất)

đối những sản phẩm trước đây đã nhập khẩu, nhưng chưa qua chế biến. Phương thức mua

bán này phản ánh giao dịch thương mại của 3 bên: nước xuất khẩu, nhập khẩu và nước tái xuất. Hàng hoá đi từ nước xuất khẩu sang nước tái xuất rồi đi tiếp đến nước nhập khẩu. Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu. Phương thức này bao gồm cả hình thức chuyển khẩu (hàng hố đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu).

Buôn bán đối lưu: Là phương thức hàng đổi hàng trong đó hoạt động mua và bán

kết hợp chặt chẽ với nhau, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi tương

đương với nhau về giá trị. Phương thức này phản ánh hoạt động không phải vì mục đích

tiền tệ, mà là một lượng hàng hố có giá trị tương đương. u cầu cơ bản của giao dịch

thương mại là sự cân bằng (về mặt hàng, giá, tổng trị giá, điều kiện giao hàng). Bn bán

đối lưu cịn có các hình thức bù trừ, bồi hoàn).

Xuất nhập khẩu tại chỗ: Là phương thức mua bán giữa một bên trong nước với một

bên nước ngồi nhưng thơng qua thể nhân hoặc pháp nhân của nước này đang hiện diện ở nước bên kia và ngược lại. Trong trường hợp này, hàng hố khơng có sự di chuyển qua biên giới của nước có quan hệ trao đổi thương mại. Phương thức này phù hợp và áp dụng ngày càng phổ biến ở các nước tham gia vào tiến trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Gia công thương mại: Là phương thức trao đổi mà bên nhận gia công tiếp nhận vật

tư, nguyên liệu do bên đặt gia công giao hoặc bán cho, cùng bản vẽ thiết kế và tiến hành lắp ráp, chế tạo sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật đã quy định trước, sau đó giao hoặc bán lại hàng hố cho bên đặt gia công. Bên nhận gia công sẽ nhận được một khoản thù lao

(gọi là phí gia cơng) theo thoả thuận trong hợp đồng. Đây là phương thức thường được áp dụng trong thương mại quốc tế đối với các nước đang phát triển (nơi có nhiều lao động, giá nhân công thấp ) trong một số lĩnh vực như dệt may, da giày,...

Đấu giá: Là phương thức mua bán đặc biệt, trong đó hàng hố được tổ chức bán

công khai tại một địa điểm nhất định, những người mua được xem trước hàng hoá, tự do cạnh tranh về giá và cuối cùng hàng hoá được bán cho người trả giá cao nhất. Những mặt hàng áp dụng phương thức mua bán này thường là những hàng hố khó tiêu chuẩn hố.

Đấu thầu: Là phương thức mua bán đăc biệt, trong đó người mua (là người gọi

thầu) công bố các điều kiện mua hàng để người bán (người dự thầu) báo giá cả và các

điều kiện trả tiền, sau đó người mua sẽ chọn mua của người báo giá rẻ nhất và điều kiện

về tín dụng, giao hàng phù hợp hơn cả so với yêu cầu mà người mua đã đưa ra. Phương thức này áp dụng phổ biến trong mua sắm (đấu thầu mua hàng) và thi công (đấu thầu dịch vụ xây lắp) cấc cơng trình.

Một phần của tài liệu đề cương bài giảng kinh tế thương mại đại cương (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)