Phân loại thương mại quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu đề cương bài giảng kinh tế thương mại đại cương (Trang 61 - 63)

a. Căn cứ vào đối tượng của hoạt động thương mại

- Thương mại quyền sở hữu các tác phẩm văn học nghệ thuật, đó là hoạt động mua bán các quyền đối với các tài sản trí tuệ là:

+ Các tác phẩm văn chương (tiểu thuyết, hồi ký, tùy bút, thơ, bài báo, sách giáo khoa…);

+ Các tác phẩm âm nhạc;

+ Các tác phẩm nghệ thuật (tác phẩm sân khấu và các loại hình biểu diễn, tác phẩm điện ảnh, Video, kiến trúc, tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh…);

+ Phần mền máy tính (các chương trình máy tính, tài liệu mơ tả chương trình, tài liệu bở trợ, cơ sở dữ liệu).

- Thương mại quyền sở hữu cơng nghiệp, đó là hoạt động mua bán các quyền đối

với các tài sản trí tuệ là:

+ Sáng chế và giải pháp hữu ích; + Kiểu dáng cơng nghiệp;

+ Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; + Nhãn hiệu;

+ Tên thương mại; + Bí mật kinh doanh…

- Thương mại quyền sở hữu giống.

b. Căn cứ vào phạm vi của hoạt động thương mại

- Thương mại quyền sở hữu trí tuệ trong nước. - Thương mại quyền sở hữu trí tuệ quốc tế.

Ngày nay, với sự phát triển của tự do hóa thương mại, đầu tư và sự trợ giúp đắc lực của những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các hoạt động thương mại của quyền sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia cũng khơng ngừng gia tăng. Trong điều kiện đó, những vấn đề liên

quan đến hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia được đặt ra để không những tạo ra những thuận lợi cho hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, mà cịn

để chống lại những hành vi vi phạm những quyền này gây tổn hại đến lợi ích, uy tín của

người chủ sở hữu tài sản trí tuệ. Những vi phạm này chủ yếu liên quan đến những vấn đề làm hàng giả, hàng nhái, ăn cắp bản quyền tác giả…

c. Căn cứ vào số lượng bên nhận chuyển nhượng tham gia khai thác một quyền sở hữu trí tuệ

- Chuyển nhượng cho duy nhất một bên độc quyền khai thác. ở đây bên nhận

chuyển nhượng quyền sở hữu đối với một tài sản trí tuệ là một bên duy nhất và họ được

độc quyền khai thác quyền này. Những tài sản trí tuệ có sự rủi ro về lợi ích rõ rệt hoặc

khó kiểm sốt hay dự đốn trong khai thác khi có sự tham gia của nhiều bên thường được chuyển nhượng theo hình thức này.

- Chuyển nhượng cho nhiều bên cùng đồng thời khai thác. Trong trường hợp này, một quyền sở hữu tài sản trí tuệ có thể được chuyển nhượng cho nhiều đối tác cùng đồng thời khai thác. Việc chuyển nhượng thương hiệu hàng hóa cho nhiều bên khai thác là ví dụ cho trường hợp này.

d. Căn cứ vào hình thức chuyển nhượng

- Hình thức chuyển nhượng từng phần một quyền sở hữu cơng nghiệp. - Hình thức chuyển nhượng tồn bộ một quyền sở hữu cơng nghiệp.

Thơng thường các quyền sở hữu trí tuệ được chuyển nhượng toàn bộ do các thành phần của tài sản trí tuệ đó có tính liên kết chặt chẽ mà khi tách ra không thể đem lại giá trị trong khai thác. Tuy nhiên, đối với một số tài sản trí tuệ thì các thành phần có tính tương đối độc lập và mỗi thành phần đó có thể có những giá trị khai thác nhất định.

Chẳng hạn, một tác phẩm âm nhạc có thể tách làm hai phần là phần nhạc và phần lời, phần nhạc có thể được chuyển nhượng để sử dụng trong sản xuất một tác phẩm điện ảnh.

Một phần của tài liệu đề cương bài giảng kinh tế thương mại đại cương (Trang 61 - 63)