Con đường nâng cao hiệu quả thương mạ

Một phần của tài liệu đề cương bài giảng kinh tế thương mại đại cương (Trang 82 - 84)

- Chủ động mở cửa thị trường và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế luôn chứa đựng những mặt thuận và không thuận lợi, nhưng rõ ràng những mặt thành tựu ghi nhận là khởi đầu tốt đẹp, đặc biệt là

trong điều kiện môi trường quốc tế với những diễn biến về chính trị, xã hội diễn ra phức tạp làm méo mó thị trường và cạnh tranh. Những kinh nghiệm tốt về kinh doanh và quản lý, những trợ giúp về vốn và kỹ thuật, công nghệ, những cơ hội để khai thác các nguồn

lực nội địa để tạo ra hàng hoá xuất khẩu, những triển vọng về thị trường ngoài nước và những quan hệ đối tác thân thiện, lâu dài, chiến lược, ... tạo dựng được trong thời gian

qua chính là nhờ quá trình mở cửa nền kinh tế với những bước đi và đối sách thích hợp.

Đó cũng là con đường đúng đắn mà Đảng và Chính phủ đã chọn để nâng cao hiệu quả

thương mại, hiệu quả nền kinh tế quốc dân.

Để chủ động mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế cần phải có những giải pháp

mang tính chiến lược, tồn diện và đồng bộ, trên cả cấp độ quốc gia, địa phương, ngành và doanh nghiệp, trong đó có những giải pháp khám phá, khai thác cơ hội, có những giải pháp phòng ngừa, hạn chế nguy cơ, rủi ro khi đi trên con đường đó. Việc xây dựng chiến lược mở cửa thị trường và lộ trình hội nhập một cách toàn diện, hợp lý đồng thời phải cải thiện môi trường kinh doanh thông qua các cải cách về chính sách, thủ tục hành chính, hồn thiện hệ thống luật pháp, chuyển mạnh tiến trình hội nhập đến các doanh nghiệp và

các đơn vị vi mô khác trong nền kinh tế có ý nghĩa hết sức cần thiết và đảm bảo các điều kiện để kết hợp tốt nhất các nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả

thương mại của quốc gia.

- Xây dựng, phát triển vững chắc thị trường trong nước và bảo vệ sản xuất nội địa. Thị trường nội địa được coi là tiền đề phát triển thị trường xuất khẩu, do vậy xây

dựng và phát triển thị trường nội địa là con đường phải được nối liền với mở cửa thị

trường và hội nhập quốc tế. Phát triển vững chắc thị trường nội địa để khai thác nguồn

lực của đất nước tạo ra nhiều hàng hố, dịch vụ có khả năng cạnh tranh, thoả mãn nhu cầu tại chỗ của các tổ chức và cá nhân trong nước cũng như nước ngoài đang hiện diện ở trong nước. Đó là con đường để phát triển thương mại có hiệu quả, cạnh tranh thắng lợi

với các doanh nghiệp nước ngoài cùng sản phẩm của họ khi nhập khẩu vào thị trường nội

địa. Có như vậy mới bảo vệ được thành quả về kinh tế, xã hội trong quá trình phát triển, đồng thời nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.

Con đường này địi hỏi phải có những chính sách và giải pháp vĩ mơ nhằm tạo lập

thị trường một cách đồng bộ, nhất là các thị trường dịch vụ bao gồm thị trường chứng khoán, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ, thông tin, thị trường bất động sản,... đồng thời phát triển những thị trường đó phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế,

thương mại trong điều kiện mở cửa thị trường và tự do hoá thương mại. Bảo vệ vững chắc sản xuất trong nước thông qua những nỗ lực từ phía doanh nghiệp nhằm đa dạng

hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tổ chức, liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng để vừa nâng cao giá trị gia tăng, vừa tăng

cường khả năng cạnh tranh sản phẩm. Bảo vệ sản xuất nội địa cịn phụ thuộc vào các

chính sách từ phía Chính phủ như các quy hoạch phát triển ngành, vùng kinh tế, các chính sách thu hút nguồn lực, khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển sản xuất. Khai thác các lợi thế của quốc gia, các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế trong nước nhằm nâng cao hiệu quả thương mại là con đường rộng mở, có tính chiến lược ln gắn với tầm nhìn dài hạn.

- Bảo vệ, phát triển và phát huy lợi thế so sánh của quốc gia.

Lợi thế của đất nước chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên và con người, ngồi ra, cịn có đặc điểm thuận lợi về vị trí địa lý. Tuy nhiên, lợi thế vơ hình về trí tuệ, chất xám của

con người ẩn chứa nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển. Giữ gìn sự ổn định và bảo vệ hệ thống chính trị vững chắc, tăng cường năng lực hệ thống quản lý về kinh tế, thương mại không chỉ mang tính quốc gia mà cịn vươn tới cấp độ khu vực và tồn cầu. Tạo lập, tơn trọng, ni dưỡng và phát triển đội ngũ doanh nhân với bản lĩnh kinh doanh vững vàng, với hệ thống giá trị, tinh thần doanh nghiệp và bản sắc nhân văn của dân tộc. Đào tạo,

nghiệp vụ, có lịng đam mê nghề nghiệp làm việc trong một môi trường năng động và cơ chế khuyến khích sự sáng tạo. Tất cả những yếu tố đó phải được nhìn nhận như lợi thế so sánh của đất nước được thể hiện trong các quyết sách của Chính phủ về phát triển kinh tế, thương mại của quốc gia, thể hiện trong các quyết định chiến lược đầu tư và kinh doanh

của các doanh nhân với những biểu tượng về nhãn hiệu hàng hoá và thương hiệu doanh nghiệp. Đây là con đường cho phép phát triển thương mại mang tính cạnh tranh và có hiệu quả theo tiếp cận phát triển bền vững. Điều đó có nghĩa là, khai thác các lợi thế so

sánh để phát triển thương mại trong hiện tại nhưng không làm mất đi, mà cịn duy trì,

phát triển lợi thế so sánh trong tương lai để phát triển thương mại nhằm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng lên của đời sống kinh tế và xã hội.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đề cương bài giảng kinh tế thương mại đại cương (Trang 82 - 84)