Ngồi các quy tắc trên, GATT cịn quy định các quy tắc áp dụng tại biên giới liên quan tới 4 Hiệp định về xác định trị giá tính thuế hải quan, về rào cản kỹ thuật đối với
thương mại, về áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật và về các thủ tục cấp
phép nhập khẩu. Hệ thống đa biên của GATT cịn có các quy tắc điều tiết sử dụng trợ cấp liên quan tới Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng nhằm hạn chế hoặc cấm sử dụng nó làm bóp méo thương mại và cạnh tranh. Các biện pháp (tự vệ và chống phá giá) mà chính phủ nước nhập khẩu có thể thực hiện nếu ngành sản xuất nội địa yêu cầu liên quan tới Hiệp định về các biện pháp tự vệ và về các hành động chống bán phá giá (thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng), các quy định trong Hiệp định TRIMs, Quy tắc xuất xứ đều có liên quan tới thương mại hàng hố.
Ngồi ra, cịn có một số văn kiện quan trọng giải thích và các quyết định. Ví dụ, văn kiện về Quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại hàng hoá, Quyết định về thương mại và môi trường, Cơ chế rà sốt chính sách thương mại…
Trong thương mại hàng hố, WTO cũng như chính phủ các nước rất quan tâm tới thương mại hàng nông sản và hàng dệt may, do vị trí, ý nghĩa của các sản phẩm này đối với đời sống con người và tầm quan trọng của các ngành nông nghiệp và công nghiệp dệt may đối với sự phát triển kinh té và xã hội. Do vậy, cùng với Hiệp định GATT, WTO cịn có các Hiệp định chun ngành về nơng nghiệp và hàng dệt may.
Hiệp định về nông nghiệp quy định những trường hợp trong đó mở cửa thị trường có thể bị hạn chế và sự hỗ trợ trong nước khơng bị coi là rào cản chính đối với thông lệ hạn chế thương mại. Mặt khác, trợ cấp xuất khẩu sẽ giảm dần nhờ việc thực hiện những cam kết trong các vòng đàm phán của WTO. Thường các nước đang phát triển có xuất siêu
được hưởng lợi nhiều hơn từ hiệp định trên. Chính sách thương mại và nông nghiệp ở các
nước đang phát triển đều phải nhằm mục đích khơng chỉ thúc đẩy xuất khẩu, mà còn phải bảo vệ sản xuất trong nước và đảm bảo an ninh lương thực trong quá trình phát triển. Các nước phát triển chưa thật thống nhất, sẵn sàng giúp các nước nghèo thông qua nới lỏng các điều kiện tiếp cận và mở rộng thị trường nhập khẩu hàng nơng sản. Điều đó lý giải
những đàm phán về nông nghiệp gần đây của WTO thường gặp nhiều thách thức và tiến triển chậm chạp.
Hiệp định về hàng dệt may (ATC) về cơ bản chính là sự quy định loại bỏ dần hạn ngạch đối với dệt may do Mỹ, EU và Canada đặt ra từ Hiệp định Đa sợi (MFA) trước đó
nhằm khơng phân biệt đối xử hàng dệt may đối với các hàng hoá khác theo quy định của
GATT. Đồng thời hạ thấp thuế suất hàng dệt may ở các nước đang phát triển để ATC
mang tính chất có đi có lại và các nhà sản xuất ở các nước phát triển có thể chấp nhận được. ATC cũng quy định những biện pháp bảo hộ trong những trường hợp cụ thể đối với
ngành công nghiệp dệt may trong nước.
Chính phủ các nước chưa phải là thành viên WTO cũng có những chính sách thương mại cụ thể đối với các nhóm hàng, mặt hàng khác trên đây nhằm hướng dẫn và
điều tiết các hoạt động thương mại phù hợp với các thoả thuận, cam kết trong các hiệp định thương mại song phương và khu vực đã ký.