Quan điểm phân tích, đánh giá

Một phần của tài liệu đề cương bài giảng kinh tế thương mại đại cương (Trang 77 - 78)

Các quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ vừa tuân thủ những quy luật, nguyên tắc chung của kinh tế thị trường và hội nhập, vừa thể hiện tính đặc thù. Phân tích, đánh giá hiệu quả thương mại phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố mơi trường

như chính trị, kinh tế, luật pháp trong nước và quốc tế, các tác nhân của thị trường như chính phủ, cơ quan thuế và các hệ thống kinh tế khác như các ngành sản xuất cơng nghiệp, nơng nghiệp và dịch vụ… Tính biện chứng phải thể hiện trong việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích, phương pháp phân tích, đánh giá hiệu quả thương mại.

b. Quan điểm hệ thống

Khi phân tích, đánh giá hiệu quả thương mại, nếu chỉ dựa vào những phân tích từng bộ phận hoặc phân tích tổng quát đều dẫn đến những hạn chế hoặc làm mất đi ý nghĩa

vốn có của nó. Do vậy, phân tích và đánh giá hiệu quả thương mại phải đảm bảo khả

năng bao quát toàn bộ hệ thống thương mại của quốc gia, bao gồm hệ thống thương mại nội địa và xuất nhập khẩu, hệ thống thương mại của thành phần kinh tế nhà nước và

ngoài nhà nước. Phải dựa vào hệ thống chỉ tiêu bao gồm chỉ tiêu tổng quát, chỉ tiêu bộ phận, chỉ tiêu phản ánh lợi ích kinh té và xã hội do thương mại tạo ra.

c. Quan điểm lịch sử

Hiệu quả thương mại được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau như các cơ quan

chính phủ, các doanh nghiệp và trên nhiều phương diện như về kinh tế, xã hội. Cơ chế quản lý cũng như các điều kiện môi trường của thương mại lại rất khác nhau qua các thời kỳ. Do vậy, bên cạnh các quan điểm trên, phải phân tích, đánh giá hiệu quả thương mại phù hợp với điều kiện lịch sử, gắn nó với bối cảnh và trạng thái phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, với đặc điểm của môi trường kinh doanh cụ thể trong từng thời kỳ.

d. Quan điểm dựa theo các tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn hiệu quả là chuẩn mực cho phép cụ thể hoá chỉ tiêu để phân tích, đánh giá hiệu quả thương mại trên cả tầm vi mô và vĩ mô. Tiêu chuẩn hiệu quả thương mại phải thống nhất với tiêu chuẩn chung về hiệu quả của nền kinh tế và có quan hệ chặt chẽ với mục tiêu. Nó vừa thể hiện trình độ sử dụng các nguồn lực trong thương mại để đạt

các mục tiêu về kinh tế, về xã hội, vừa phải thể hiện khả năng tối đa hố lợi ích và tối

thiểu hố chi phí sử dụng các nguồn lực đó. Do vậy, khi đánh giá hiệu quả thương mại phải dựa vào các tiêu chuẩn đã xác lập trong từng thời kỳ cụ thể.

Một phần của tài liệu đề cương bài giảng kinh tế thương mại đại cương (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)