a. Tính đặc thù về đối tượng trao đổi trong thương mại dịch vụ
Sự khác biệt rõ nhận thấy nhất giữa thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ chính là ở đối tượng của hoạt động trao đổi. Trong thương mại hàng hóa đối tượng trao
đổi là các sản phẩm vật thể còn trong thương mại dịch vụ chúng là các sản phẩm phi vật
thể. Mặc dù có sự khác biệt nhưng dịch vụ và hàng hóa vẫn có những điểm giống nhau: Là sản phẩm của lao động vì vậy dich vụ mang giá trị. Trong trao đổi giá trị dịch vụ thể hiện thông qua giá cả thị trường. Dịch vụ cũng có giá trị sử dụng, giá trị sử dụng của dịch vụ hay công dụng của chúng chính là các lợi ích mà người tiêu dùng nhận được và thỏa mãn khi tiêu dùng chúng.
Vì dịch vụ vơ hình nên so với hàng hố chúng khó thương mại hố hơn, điều này lý giải vì sao cho mãi đến thập niên 70 các nhà kinh tế học vẫn cho rằng: “ngành dịch vụ là
tập hợp chủ yếu của những hoạt động phi thương mại” (theo UNCTAD). Cũng chính vì
thế mà cho đến nay tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong GDP khá cao nhưng giá trị kim ngạch dịch vụ cho xuất khẩu hoặc trao đổi là tương đối nhỏ. Đối với các nước phát triển tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP chiếm khoảng hai phần ba nhưng kim ngạch thương mại dịch vụ trong nền kinh tế chỉ chiếm khoảng một phần năm (theo Service Economy).
Vì dịch vụ vơ hình nên khi xẩy ra mất cân đối cung cầu theo thời gian người ta không dự trữ chúng lại trong các kho hoặc nếu có sự mất cân đối cung cầu theo không gian người ta khơng thể điều hồ bằng cách vận chuyển chúng từ nơi này qua nơi khác bằng các phương tiện vận tải nhằm điều tiết cung cầu như trong trường hợp thương mại hàng hoá.
Trong thương mại dịch vụ để thoả mãn đòi hỏi của khách hàng người ta luôn phải
đảm bảo sự sẵn sàng cung ứng tại nơi và thời điểm mà thị trường có nhu cầu. Mâu thuẫn
là ở chỗ cầu về dịch vụ thường có tính đàn hồi cao và mang tính thời vụ lớn trong khi
cung dịch vụ lại có tính “cứng”. Điều này dẫn tới những mâu thuẫn về cung cầu. Đây là bài toán nan giải trong nhiều ngành dịch vụ. Ví dụ: khả năng truyền tải mạng điện thoại di động hay mạng Internet thì có hạn nhưng cầu lại biến động và mang tính thời vụ rất
cao nên thường xẩy ra tình trạng “quá tải” do có nhiều người cùng sử dụng vào những giờ cao điểm hoặc ngược lại có những lúc lại có rất ít người sử dụng như ban đêm hay ngày nghỉ cuối tuần.
b. Tính đặc thù về các phương thức cung cấp trong thương mại dịch vụ
Do những đặc trưng của sản phẩm dịch vụ nên các giao dịch trong thương mại dịch vụ giữa người mua, người bán thường địi hỏi phải có sự tiếp xúc trực tiếp. Trao đổi các dịch vụ có thể xảy ra trong các trường hợp sau: dịch vụ được chuyển dịch trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng (trong thương mại hàng hóa hoạt động trao đổi này là phổ biến thì trong thương mại dịch vụ chỉ có một số ít dịch vụ được thực hiện theo cách này. Ví dụ như chuyển tiền qua ngân hàng…). Các trường hợp giao dịch phổ biến trong lĩnh vực dịch vụ là: nhà cung cấp dịch vụ dịch chuyển đến nơi có người tiêu dùng (ví dụ các bác sỹ đến khám bệnh tại nhà) hoặc người tiêu dùng di chuyển đến nơi có nhà cung cấp dịch vụ (ví dụ bệnh nhân đến bệnh viện để khám, chữa bệnh) hoặc nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng cùng di chuyển đến một địa điểm thứ ba, ví dụ: một doanh nghiệp của Pháp mở bệnh viện ở Việt Nam (bệnh viện Việt Pháp) để khám, chữa bệnh cho một bệnh nhân đến từ Nhật Bản.
Trong buôn bán quốc tế dịch vụ được cung cấp giữa các quốc gia theo một trong bốn
phương thức sau:
- Phương thức 1: di chuyển qua biên giới của các sản phẩm dịch vụ (các dịch vụ có
thể truyền qua phương tiện viễn thông như chuyển tiền qua ngân hàng).
- Phương thức 2: di chuyển của người tiêu dùng sang nước khác( khách du lịch sang
thăm một nước khác).
- Phương thức 3: thiết lập hiện diện thương mại tại một nước để cung cấp dịch vụ
(thành lập chi nhánh hay cơng ty con ở nước ngồi).
- Phương thức 4: di chuyển tạm thời của thể nhân sang một nước khác để cung cấp
dịch vụ tại đó (các luật sư hay bác sỹ di chuyển đến nước khác để làm việc).
c. Tính liên ngành của các dịch vụ
Lĩnh vực dịch vụ có một đặc điểm nổi bật là sự liên kết cao giữa các ngành và phân ngành dịch vụ. Một mặt, sự phát triển của mỗi ngành kinh doanh dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào các ngành dịch vụ khác như là các yếu tố đầu vào. Mặt khác do tính chất của
nhiều loại nhu cầu của dịch vụ mà sự thoả mãn chúng đòi hỏi sản phẩm dịch vụ không chỉ là những dịch vụ riêng lẻ mà chúng như là một tổ hợp gồm nhiều dịch vụ có tính chất bổ sung lẫn nhau. Để tạo ra một sản phẩm dịch vụ loại này phải là sự liên kết và phối hợp hoạt động của nhiều ngành dịch vụ khác nhau cùng tạo ra và cung ứng các dịch vụ
(ví dụ như sản phẩm du lịch).
d. Tính đa dạng cúa các loại hình dịch vụ
Dịch vụ là lĩnh vực rất rộng, đa dạng về quy mơ và tính chất kinh doanh. Bên cạnh một số ngành dịch vụ quy mô kinh doanh lớn: vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, lao động chuyên môn cao như dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ hàng khơng, vận
tải biển, vận tải đường sắt… cịn có vơ số những ngành dịch vụ kinh doanh nhỏ, linh hoạt,
phân tán, lao động giản đơn, thích hợp với loại hình kinh doanh nhỏ, hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ. Những ngành dịch vụ này tồn tại khách quan do nhu cầu đời sống như
trông xe, giữ trẻ, xe ôm, giúp việc gia đình… cho dù sự phát triển ở trình độ nào của nền kinh tế thì chúng vẫn tồn tại như là một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế xã hội và vai trò của chúng không nhỏ, nhất là trong việc thỏa mãn nhu cầu muôn màu, muôn vẻ của đời sống xã hội và tạo công ăn việc làm cho dân cư.
Sự đa dạng về vai trò của dịch vụ đối với đời sống và sản xuất: có nhiều ngành dịch
vụ là những ngành quan trọng cung cấp yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh và trình
độ của những ngành dịch vụ này có ảnh hưởng rất lớn tới sức cạnh tranh của hàng hoá và
dịch vụ của quốc gia ví dụ dịch vụ vận tải, dịch vụ viễn thông…Nhiều ngành dịch vụ không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất mà cả nhu cầu sinh hoạt của dân cư như dịch vụ điện thoại. Ngồi ra có một số dịch vụ hồn tồn chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của dân cư .
e. Tính chất nhạy cảm về tác động của dịch vụ với đời sống kinh tế, xã hội, chính trị và mơi trường
Thương mại dịch vụ là lĩnh vực hoạt động kinh tế có sự phụ thuộc chặt chẽ và đặc biệt nhậy cảm vấn đề chính trị, an ninh, quốc phịng. Ngược lại, cũng là lĩnh vực mà hoạt
động của chúng có tác động rất phức tạp và khó dự báo đối với đời sống xã hội.