3.3.1. Về phía nhà nước
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy nhà nước đóng vai trị định hướng cho sự phát triển của mọi doanh nghiệp đang tồn tại và hoạt động trong nền kinh tế. Trong những năm gần đây, vai trò quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp đã được nới lỏng hơn; các doanh nghiệp hoàn toàn độc lập tụ chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn. Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô, với những chính sách kinh tế xã hội đã được ban hành. Tuy nhiên, những chính sách của nhà nước ln có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Những chính sánh đúng đắn, hợp lý sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi chi các doanh nghiệp đang tồn tại và thu hút thêm nhiều thành phần kinh tế khác tham gia hoạt động kinh tế. Ngược lại, những chính sách khơng hợp lý sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiến hành
pháp thích hợp. Sự tác động của các chính sách vĩ mơ được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Lãi suất vay ngân hàng
Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn tài trợ hữu hiệu và đắc lực nhất đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường. Nhưng mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng là lãi suất và điều kiện thanh toán.
Lãi suất hiện nay tại các ngân chưa phải là thực sự hấp dẫn đối với công ty. Lãi phải trả cho các khoản vay ngân hàng vẫn còn là một khoản chi phí khơng nhỏ trong tổng chi phí làm giảm lợi nhuận đáng kể của doanh nghiệp.
Thủ tục vay vốn ngân hàng hiện nay cũng rất phức tạp. Ngân hàng trước khi quyết định cho vay địi hỏi Cơng ty phải thỏa mãn rất nhiều điều kiện về thế chấp lập khế ước rất khó khăn mà Cơng ty khó có thể đáp ứng ngay trong một thời gian ngắn. Trong khi đó Cơng ty lại muốn huy động một lượng vốn lớn một cách nhanh chóng.
Vì vậy nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều kho khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn chứ chưa nói đến việc sử dụng vốn có hiệu quả. Nói chung các doanh nghiệp đều rất ngại khi vay vốn của ngân hàng. Vì vậy thiết nghĩ nhà nước cần tiếp tục có những điều chỉnh nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, chẳng hạn như:
- Ngân hàng phải tính tốn một cách hợp lý sao cho lãi suất tiền vay ln nhỏ hơn lợi nhuận bình qn của các doang nghiệp. Khung lãi suất do ngân hàng nhà nuớc quy định cho các nhân hàng thương mại phải bảo đảm vừa kích thích các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả vừa hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh thuận lợi. Như vậy các doanh
giải ngân vốn, đem lại lợi ích cho cả hai bên, phát triển kinh tế đất nước.
- Các ngân hàng phải xem xét lại điều kiện cho vay: nếu ngân hàng khăt khe trong lựa chọn khách hàng thì doanh nghiệp khó có thể vay vốn của ngân hàng. Ngược lại nếu ngân hàng quá dễ dãi trong việc cho khách hàng vay vốn có thể khiến xác định khơng đúng nhu cầu vay vốn của mình, để dẫn đến những khoản nợ khó địi.
Chính sách thuế
Luật thuế giá trị gia tăng bắt đầu đi vào thực hiện từ 1/1/1999 với mục đích tạo ra sự cân băng hơn cho cho các doanh nghiệp. Nhưng do chưa có kinh nghiệp nên q trình thực hiện vẫn tồn tại những trở ngại, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và các cơng ty nói riêng. Có khi cũng là một sản phẩm nhưng do có quan niệm khác nhau nên áp dụng mức thuế khác nhau. Cán bộ ngành thuế cần nghiên cứu theo mục đích sử dụng của sản phẩm để quy định thuế suất cho phù hợp. Ngành thuế cần tổ chức các buổi tập huấn hơn nữa cho cán bộ của ngành.
Tùy theo loại hình doanh nghiệp và đặc điểm cụ thể mà doanh nghiệp có phương thức huy động vốn khác nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp được đa dạng hóa sẽ thúc đẩy sự thu hút vốn vào các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam do thị trường tài chính chưa phát triển mạnh, chưa hồn chỉnh nên việc khai thác nguồn vốn kinh doanh có những nét riêng. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ làm sẽ sớm tạo điều kiện để các doanh nghiệp có những chính sách xây dựng một thị trường tài chính, thị trường chứng khốn ổn ðịnh.Bên cạnh đó, Chính phủ cần ðẩy nhanh q trình cổ phần hóa khuyến khích các doanh nghiệp có đủ điều kiện cổ phần hóa tham gia vào thị trường chứng khốn.
- Hồn thiên bộ máy tổ chức, cơ chế quản lý: Công tác quản lý, tổ chức bộ máy cơng ty có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng. Bộ máy tổ chức, cơ chế quản lý của công ty phù hợp sẽ giúp phân định rõ ràng được chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc sản xuất kinh doanh, các phịng ban chức năng tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiêm, làm hạn chế năng lực kinh doanh của công ty.
- Chất lượng nguồn nhân lực: Yếu tố con người đóng vai trị quan trọng trong q trình sản xuất kinh doanh, do đó nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ quản lý là một điều kiện cần để góp phần tăng cường quản trị vốn kinh doanh.
+ Công tác tuyển dụng nhân sự phải được xây dựng các quy chuẩn cho từng vị trí tuyển dụng để đảm bảo nhân sự được tuyển dụng có thể hồn thành nhiêm vụ được giao.
+ Công tác đào tạo cũng cần phải được chú trọng , đặc biệt đơí với Ban tài chính, việc mời các chuyên gia về đào tạo, cập nhật kiến thức thường xuyên là một biện pháp phù hợp.
+ Cử cán bộ trong công ty đi học tập kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tồn diện.
+ Có biện pháp khen thưởng và khuyến khích về vật chất, tinh thần nhằm phát huy tối đa năng lực của từng cán bộ.
- Tăng cường công tác tự kiểm tra giám sát, kết hợp chặt chẽ giữa đảm bảo chế độ tài chính của Nhà nước, hạn chế chiếm dụng vốn của công ty. Tăng cường công tác thu hồi nợ giải quyết dứt điểm các khoản nợ đến hạn và nợ quá hạn. Đưa ra các giải pháp để thu hồi công nợ cho công ty.
Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Điện 4 là một doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hoá. Trong 3 năm gần đây doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Để đạt được kết quả đó, trong thời gian qua Lãnh đạo cơng ty và tồn thể cán bộ cơng nhân viên đã có nhiều cố gắng tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động, trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác khai thác và huy động vốn kinh doanh.
Qua việc tìm hiểu cơng tác huy động vốn kinh doanh, quản lý và sử dụng vốn tại Công ty, ta thấy Công ty cần sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp trong cơng tác khai thác và tạo lập vốn, phân tích và quản lý sử dụng đồng vốn một cách triệt để nhằm đáp ứng vốn cho nhu cầu kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Trong tương lai là một doanh nghiệp trên lộ trình cổ phần hố, đây là điều kiện rất tốt để Công ty làm sạch nền tài chính, đặc biệt làm lành mạnh vốn kinh doanh và là cơ hội để công ty sử dụng đa dạng các biện pháp huy động vốn như: Liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu, cổ phiếu v.v... Nhằm không ngừng nâng cao nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp phục vụ công tác kinh daonh ngày càng phát triển.
Trong thời gian thực tập, có được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Lưu Hữu Đức, các cô chú, anh chị phịng Tài chính kế tốn của cơng ty và qua phân tích thực tế, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Điện 4.
Do trình độ cịn hạn chế. kinh nghiệm làm việc thực tế có hạn nên bài viết của em sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em xin nhận được sự góp ý của thầy giáo cùng các các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội. ngày 27 tháng 05 năm 2017. Sinh viên thực hiện
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Bùi Văn Vần – TS. Vũ Văn Ninh (Chủ biên) (2013); “Giáo trình tài
chính doanh nghiệp” – Nhà xuất bản Tài Chính.
2. PGS.TS Trần Trọng Cơ – TS. Nghiêm Thị Thà (Chủ biên); “Giáo trình
phân tích tài chính doanh nghiệp” – Nhà xuất bản Tài Chính.
3. Báo cáo tài chính năm 2015, 2016 của cơng ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 cùng các tài liệu liên quan
4. Một số trang web chuyên về kinh tế: http://www.cophieu68.vn/ 5. Website cophieu68.vn
6. Một số luận văn, chuyên đề cùng đề tài và các đề tài khác về vốn kinh doanh,vốn lưu động.
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Họ và tên người hướng dẫn khoa học: TH.S LƯU HỮU ĐỨC Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên:
Khóa CQ51; Lớp: CQ51/11.12
Đề tài: “Các giải pháp nhằm tăng cường quản trị sử dụng vốn kinh
doanh tại Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4”
Nội dung nhận xét: 1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên ……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………
2. Về chất lượng và nội dung của luận văn …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……………………………………………
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Điểm: + Bằng số: Người nhận xét + Bằng chữ:
Họ và tên người phản biện:……………………………………………
Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên: Khóa CQ51; Lớp CQ51/11.12 Đề tài: “Các giải pháp nhằm tăng cường quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4”
Nội dung nhận xét: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Điểm: + Bằng số:……………... Người nhận xét + Bằng chữ:…………….