Bối cảnh kinh tế xã hội năm 2017

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại công ty học viện tài chính (Trang 113 - 115)

3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV xây lắp điện

3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội năm 2017

Có thể nói, 2017 là năm quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020. Chính vì vậy, Quốc hội, Chính phủ đã quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2017.

Tuy nhiên, 2017 dự báo sẽ là năm mơi trường kinh tế thế giới có nhiều bất định hơn năm 2016, trong khi kinh tế trong nước vẫn đang tồn tại những vấn đề có tính cơ cấu dài hạn, chẳng hạn như vấn đề nợ xấu ngân hàng, nợ cơng... Những vấn đề dài hạn khiến tính linh hoạt của chính sách để đối phó với những bất định trong ngắn hạn càng thêm hạn chế; ngược lại, những bất định, khó khăn trong ngắn hạn lại làm chậm, thậm chí cạnh tranh nguồn lực với tiến trình giải quyết những vấn đề dài hạn.

Nói về kịch bản kinh tế năm 2017, Tiến sĩ Võ Trí Thành, ngun Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, cho rằng trong bối cảnh thế giới hiện nay đang phức tạp (bởi những vấn đề về địa chính trị, chính sách của nhiều nước lớn chưa rõ ràng) thì dù theo kịch bản nào, kinh tế thế giới vẫn hồi phục khá yếu và không đồng đều. Với bối cảnh như vậy, Việt Nam phải chuẩn bị một kịch bản mà ở đó, mối quan hệ thương mại đầu tư với thế giới có thể khó khăn hơn. Việt Nam muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng vừa phải, khoảng 6% trở lên, thì chính sách kinh tế vĩ mơ phải ổn định, đủ linh hoạt, đủ cẩn trọng và có vai trị hỗ lực quan trọng trong việc tái cấu trúc, đặc biệt là xử lý

nghiệp nhà nước.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ những dấu hiệu cho thấy tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc. Tăng trưởng kinh tế của 2 quý đầu năm 2016 lần lượt là 5,48% và 5,78% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, được phục hồi trong nửa cuối năm nhưng tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt 6,21%, thấp hơn mức 6,68% năm 2015 và mục tiêu 6,3% mà Chính phủ đặt ra trong phiên họp thường kỳ tháng 9/2016.

Ở trong nước, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, sức ép nợ xấu cịn nặng nề, hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm, năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp còn thấp… Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Ảnh hưởng của lạm phát trong thời gian vừa qua cũng không hề nhỏ làm cho nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng giảm mạnh trong đó có hàng hóa của doanh nghiệp gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm, ngoài ra giá xăng dầu tăng cao cũng làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa đẩy giá cả mặt hàng kinh doanh tăng lên khiến doanh thu giảm.

Năm 2017, dự đốn nền kinh tế vẫn cịn nhiều biến động, lạm phát và nhập siêu giảm nhưng vẫn tiềm tàng bùng phát lo ngại. Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế theo hướng tái cơ cấu, năm 2017 phải là năm chuyển mình xoay chuyển, thay đổi tư duy làm quy hoạch, kế hoạch, phân bố nguồn lực, công khai, minh bạch thông tin điều hành…giúp các DN ổn định và phát triển sản xuất. Như vậy, tình hình kinh tế năm 2017 vẫn sẽ là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, bản thân mỗi doanh nghiệp cần phải có định hướng phát triển

xuất và có hiệu quả quản trị vốn cao.

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại công ty học viện tài chính (Trang 113 - 115)