- Cổng thương mại điện tử tích hợp: do nhiều bên phối hợp nhằm chia sẻ
1.4. So sánh hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống
Hợp đồng truyền thống là những hợp đồng được ký kết theo những phương
thức truyền thống như các bên trực tiếp gặp gỡ, đàm phán và giao kết hợp đồng trực tiếp bằng lời nói, bằng văn bản, thậm chí bằng hành vi cụ thể hoặc giao kết hợp đồng thông qua trao đổi thư từ, tài liệu giao dịch bằng đường bưu điện. Còn hợp đồng điện tử là hợp đồng giao kết bằng phương tiện điện tử.
* Sự giống nhau:
Thương mại điện tử không làm thay đổi khái niệm thương mại truyền thống.
Thương mại điện tử là một hình thức kinh doanh mới, kinh doanh qua một cách thức mới trên cơ sở áp dụng các cơng nghệ hiện đạị Vì vậy hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống có nhiều điểm giống nhau cơ bản:
- Chúng đều là hợp đồng, mà hợp đồng được hiểu “là sự thỏa thuận giữa các
bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ với nhau” – điều 308 Bộ luật dân sự Việt Nam đã khẳng định.
- Cả hợp đồng truyền thống và hợp đồng điện tử khi giao kết và thực hiện
chúng đều phải dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định và tuân thủ những quy định
liên quan đến hình thức của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, quy trình giao kết hợp đồng, chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.
* Sự khác nhau:
Bên cạnh những điểm giống nhau cơ bản nêu trên, hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống cũng có nhiều điểm khác nhaụ Những điểm khác biệt đó là:
- Về các chủ thể tham gia vào việc giao kết hợp đồng điện tử:
Trong giao dịch điện tử, ngoài các chủ thể tham gia vào giao kết như đối với
thương mại truyền thống (người bán, người mua,…) đã xuất hiện các bên thứ ba có
liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử. Đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Những bên thứ ba này có nhiệm vụ chuyển
đi, lữu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng
thời họ cũng có thể đóng vai trị trong việc xác nhận độ tin cậy của các thông tin
Với đặc thù được giao kết dưới dạng phi giấy tờ, việc giao kết hợp đồng điện
tử sẽ gặp rủi ro nếu khơng có các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng có trách nhiệm duy trì hệ thống mạng (mạng nội bộ của doanh nghiệp cũng như mạng quốc gia) luôn ở trong tình
trạng hoạt động tốt với cơ chế 24/24 giờ. Hệ thống mạng trục trặc lập tức sẽ ảnh
hưởng đến việc giao kết hợp đồng điện tử. Cơ quan chứng thực chữ ký điện tử sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng và tạo ra được một cơ chế sao cho các
hợp đồng điện tử không thể bị giả mạo và không thể bị phủ nhận khi tranh chấp phát sinh.
Những người thứ ba này khơng tham gia vào q trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử. Họ tham gia với tư cách là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
- Về nội dung: hợp đồng điện tử có một số điểm khác biệt so với hợp đồng
truyền thống:
+ Địa chỉ pháp lý: ngoài địa chỉ pháp lý thông thường (địa chỉ bưu điện) hợp đồng điện tử cịn có địa chỉ email, địa chỉ website, địa chỉ xác định nơi, ngày giờ gửi
thơng điệp dữ liệu,… Những địa chỉ này có ý nghĩa rất lớn để xác định tính hiện hữu, sự tồn tại thật sự của các bên giao kết hợp đồng với tư cách là chu thể của việc giao kết hợp đồng điện tử.
+ Các quy định về quyền truy cập, cải chính thơng tin điện tử. Ví dụ như việc thu hồi hay hủy một đề nghị giao kết hợp đồng trên mạng Internet.
+ Các quy định về chữ ký điện tử hay một cách thức khác như mật khẩu, mã số,… để xác định được các thơng tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng.
+ Việc thanh toán trong các hợp đồng điện tử cũng thường được thực hiện
thơng qua các phương tiện điện tử. Vì vậy, trong hợp đồng điện tử thường có những quy định chi tiết về phương thức thanh tốn điện tử. Ví dụ: thanh tốn bằng thẻ tín
dụng, tiền điện tử, ví điện tử,…
- Về quy trình giao kết hợp đồng điện tử:
Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền
thống. Một hợp đồng truyền thống, đặc biệt là hợp đồng thương mại truyền thống, sẽ
được giao kết bằng việc các bên gặp trực tiếp nhau hay trao đổi với nhau bằng các
phương tiện “giấy tờ”, “vật chất” và ký bằng chữ ký taỵ Còn một hợp đồng điện tử sẽ được giao kết bằng phương tiện tử và hợp đồng sẽ được “ký” bằng chữ ký điện tử. Hai phương thức giao kế hoàn toàn khác nhau sẽ làm phát sinh những điểm khác biệt lớn liên quan đến quy trình giao kết: việc xác định thời gian và địa điểm giao kết hợp
đồng điện tử sẽ trở nên khó khăn hơn so với hợp đồng truyền thống vì thời điểm
“gửi” và “nhận” một thơng điệp dữ liệu (chính là một chào hàng hay một chấp nhận chào hàng) trở nên khó xác định trong môi trường điện tử.
- Về luật điều chỉnh:
Về mặt pháp lý, ngoài các quy định chung về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự sẽ
của hợp đồng truyền thống và hợp đồng điện tử và do những vấn đề pháp lý đặc biệt nảy sinh trong quá trình giao kết và thực hiện các hợp đồng điện tử, mà loại hợp đồng này thường còn phải được điều chỉnh bởi một hệ thống quy phạm pháp luật đặc thù, dành riêng cho hợp đồng điện tử. Ngày nay, ở nhiều nước, bên cạnh các đạo luật về
hợp đồng truyền thống, người ta đã phải ban hành Luật Giao dịch điện tử, Luật về
Giao kết hợp đồng điện tử, Luật về Thương mại điện tử, Luật về Chữ ký điện tử,…