Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng hợp đồng điện tử

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH INTERNET VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 88 - 90)

- Cổng thương mại điện tử tích hợp: do nhiều bên phối hợp nhằm chia sẻ

1.6. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng hợp đồng điện tử

1.6.1. Vấn đề bản gốc và lưu trữ hợp đồng

Trong thương mại truyền thống, các hợp đồng thường được kết thúc với nội

dung sau “hợp đồng này thường được chia thành 4 bản có giá trị ngang nhau”, có

nghĩa là có 4 bản gốc hợp đồng. Bản gốc là thể hiện tính tồn vẹn của thông tin chứa

đựng trong văn bản, đảm bảo thông tin trong tài liệu không bị thay đổi, là bằng chứng

có tính quyết định về sự tồn tại hợp đồng giữa các bên.

Đối với hợp đồng điện tử, vì được thể hiện qua thơng điệp dữ liệu nên có thể

sao, lưu, phát tán trên mạng, do đó mà có thể tạo ra nhiều bản gốc. Vì thế, khái niệm “bản gốc” và “lưu trữ” trong hợp đồng điện tử trở nên khó khăn hơn. Hợp đồng điện tử thường được lưu trữ trong hệ thống thông tin của các bên dưới dạng thông điệp số. Nếu các thơng điệp số đó bị sửa đổi thì khơng thể xác định được đâu là bản gốc. Để

giải quyết được các vấn đề này, thì trước tiên cần phải sử dụng một số biện pháp nhất

định để đảm bảo các thông địêp số không bị thay đổi, đảm bảo được sự nguyên vẹn

và tính chính xác. Đây là cơng việc phức tạp, địi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ cả vấn đề kỹ thuật công nghệ với vấn đề pháp lý mà các bên giao kết không thể bỏ qua nếu

muốn có đủ chứng cứ hợp lệ cho một vụ tranh chấp. Sau đây là một số điều luật điều chỉnh vấn đề bản gốc và lưu trữ hợp đồng điện tử:

- Theo Luật giao dịch điện tử:

Điều 12. Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản:

“Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản

thì thơng điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thơng điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần

thiết”.

Điều 13. Thơng điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc:

“Thơng điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện

sau đây:

1. Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh.

Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó

chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi,

lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu;

2. Nội dung của thơng điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới

-Theo nghị định về Thương mại điện tử:

Điều 9. Giá trị pháp lý như bản gốc: “1. Chứng từ điện tử có giá trị pháp lý

như bản gốc nếu thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện sau:

a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính tồn vẹn của thông tin chứa trong

chứng từ điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là chứng từ điện tử hay dạng khác.

b) Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được

dưới dạng hồn chỉnh khi cần thiết.

2. Tiêu chí đánh giá tính tồn vẹn là thơng tin cịn đầy đủ và chưa bị thay

đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ

hoặc hiển thị chứng từ điện tử.

3. Tiêu chuẩn về sự tin cậy được xem xét phù hợp với mục đích thơng tin được tạo ra và mọi bối cảnh liên quan.”

1.6.2. Thời điểm hình thành hợp đồng

Thời gian giao kết hợp đồng là yếu tố quan trọng để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khi khơng có một thỏa thuận nào khác của các bên. Cịn địa điểm

giao kết hợp đồng là một trong những căn cứ để xác định luật điều chỉnh các giao

dịch trong hợp đồng quốc tế.

Theo luật giao dịch điện tử VN quy định:

Điều 17. Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu

Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch khơng có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm gửi thơng điệp dữ liệu được quy định như sau:

1. Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu

này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngồi sự kiểm sốt của người khởi tạo; 2. Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi

thơng điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.

Điều 19. Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu

Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch khơng có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau:

1. Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận

thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thơng điệp dữ liệu nhập vào

hệ thống thông tin được chỉ định; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống

thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là

thời điểm thơng điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của

người nhận;

2. Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận nếu người

người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm

nhận thơng điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.

Bên cạnh đó, việc xác định áp dụng pháp luật nước nào để ký kết, thực hiện

hợp đồng, giải quyết tranh chấp là vấn đề rất phức tạp trong tố tụng, đặc biệt là trong thương mại điện tử. Theo Luật Thương mại Việt Nam thì hợp đồng thương mại được ký kết, thực hiện tại Việt Nam hoặc có chủ thể tham gia là cá nhân, pháp nhân Việt Nam thì sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH INTERNET VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 88 - 90)