Điều kiện hiệu lực của hợp đồng điện tử * Hình thức

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH INTERNET VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 87 - 88)

- Cổng thương mại điện tử tích hợp: do nhiều bên phối hợp nhằm chia sẻ

1.5. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng điện tử * Hình thức

* Hình thức

Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệụ

Hợp đồng điện tử có thể là hợp đồng được thảo và gửi qua thư điện tử hoặc là hợp đồng “Nhấn nút đồng ý” (Click, type and browse) qua các trang web bán hàng.

* Nội dung

Nội dung của hợp đồng điện tử bao gồm các điều khoản thỏa thuận giữa các

chủ thể. Cách hiển thị nội dung của hợp đồng điện tử

- Hiển thị khơng có đường dẫn: “without hyperlink”, người bán thường ghi chú

ở cuối mỗi đơn đặt hàng rằng: “Hợp đồng này tuân theo các điều khoản tiêu chuẩn

của Công ty”. Tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là chưa đủ mạnh để thu hút sự chú ý của khách hàng và nếu khách hàng có để ý đi nữa thì họ cũng khơng biết tìm

các điều khoản của cơng ty ở đâụ

- Hiển thị có đường dẫn: “with hyperlink”: Ở trường hợp này, cũng có sự ghi

chú giống trường hợp trên nhưng có đường dẫn đến trang web chứa các điều khoản

tiêu chuẩn của công tỵ Cách thức này được phần lớn người bán trực tuyến sử dụng. Nhược điểm của phương pháp này là chưa chắc khách hàng đã vào trang web để đọc các điều khoản nói trên.

- Hiển thị điều khoản ở cuối trang web: theo cách hiển thị này, thay vì đường

dẫn tới một trang web khác thì người bán trực tuyến để toàn bộ điều khoản ở cuối

trang. Khách hàng muốn xem hết trang web thì buộc phải thực hiện thao tác cuộn trang và buộc phải đi qua các điều khoản. Tất nhiên, việc đọc hay khơng tùy thuộc

vào chính bản thân khách hàng nhưng nó cũng thể hiện rõ thiện chí của người bán trong việc muốn cung cấp, chuyển tải và đưa nội dung hợp đồng đến tay khách hàng.

- Hiển thị điều khoản ở dạng hộp thoại (Dialogue box): khách hàng muốn tham gia giao kết hợp đồng phải kéo chuột qua tất cả các điều khoản ở cuối trang rồi mới tới được hộp thoại “tôi đồng ý” hoặc “tôi đã xem các điều khoản hợp đồng”. Khi

click chuột vào hộp thoại này thì coi như hợp đồng đã được giao kết. Phương pháp

này khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên ở chỗ: khi khách hàng

click chuột vào hộp thoại có nội dung như trên, họ sẽ tự có nhu cầu và phải đọc

những điều khoản mà họ đồng ý ràng buộc bản thân. Tuy nhiên, cách thể hiện nội

dung này khơng phải là khơng có nhược điểm, đó là người truy cập sẽ cảm thấy nản khi phải đọc những điều khoản dài ở cuối trang. Họ có thể bỏ cuộc giữa chừng, đặc

Trong các cách hiển thị nói trên, hiển thị ở dạng hộp thoại được sử dụng nhiều hơn cả. Trường hợp người mua vào kho hàng trực tuyến của người bán để đặt hàng

cũng vậỵ Sau khi chọn lựa hàng hóa, họ chỉ có thể gửi được đơn đặt hàng sau khi đã cuộn hết trang web để đọc toàn bộ điều khoản liên quan đến nội dung của hợp đồng

và click chuột vào hộp thoại “Gửi đơn đặt hàng và đồng ý với mọi điều khoản ở

trên”.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH INTERNET VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 87 - 88)