Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH INTERNET VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 82 - 85)

- Cổng thương mại điện tử tích hợp: do nhiều bên phối hợp nhằm chia sẻ

1.3. Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử

1.3.1. Thực hiện hợp đồng điện tử B2B

Việc thực hiện hợp đồng điện tử B2B được triển khai theo hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất, các bên tiến hành thanh toán, giao hàng và cung cấp dịch vụ như truyền thống với sự kết hợp của một số ứng dụng công nghệ thông tin như email, website để trao đổi thông tin và cung cấp dịch vụ. Cấp độ thứ hai, các bên sử dụng những sàn

giao dịch điện tử làm trung tâm để qua đó tiến hành các giao dịch, thanh toán, phân

phối, đặc biệt là xử lý chứng từ điện tử. Tại cấp độ này, các sàn giao dịch điện tử cho phép các đối tác tham gia như người mua, người bán, người chuyên chở, các ngân

hàng có thể tham gia và tiến hành các giao dịch điện tử.

Một số công ty tự xây dựng các hệ thống thương mại điện tử và thiết lập các mơ hình thực hiện hợp đồng điện tử phù hợp với ngành hàng kinh doanh của mình

như Dell trong ngành máy tính, VW và General Motor trong ngành ô tô, Boeing trong ngành sản xuất máy bay, Walmart trong mua sắm B2B để phục vụ hệ thống bán lẻ… Hình 1.9 minh họa quy trình Dell tổ chức thực hiện các đơn đặt hàng về máy

tính.

Dell Computer là một trong số ít các cơng ty đầu tiên tổ chức ký kết hợp đồng

điện tử B2B thành công. Dell cũng là công ty đầu tiên triển khai thực hiện hợp đồng điện tử thành công thông qua việc ứng dụng thương mại điện tử để kết nối các nhà

cung cấp, lắp ráp và phân phối sản phẩm máy tính trên khắp thế giớị Dell Computer Corp được Michael Dell thành lập năm 1985 là công ty đầu tiên cung cấp PC qua thư

đặt hàng. Dell tự thiết kế các máy tính cá nhân và cho phép khách hàng tự cấu hình

và lựa chọn hệ thống tùy ý thơng qua mơ hình Build-to-Order và chính mơ hình này

đã tạo nên thành công của Dell Computer.

Năm 1993, Dell bắt đầu triển khai hệ thống đặt hàng trực tuyến (online-order- taking) và mở các chi nhánh tại châu Âu và châu Á. Dell bắt đầu chào bán các sản phẩm của mình qua website Dell.com. Chính hoạt động này tạo thế mạnh cho Dell

trong cuộc cạnh tranh với các hãng máy tính lớn khác như IBM, HP và Compag.

Đến năm 2000, Dell trở thành công ty cung cấp PC hàng đầu thế giớị Vào thời điểm đó doanh thu của Dell qua mạng đạt 50 triệu USD/ngày và ước tính khoảng 18

tỷ USD/năm. Hiện nay, doanh số kinh doanh qua mạng của Dell.com đạt khoảng 50 tỷ USD/năm.

Dell cung cấp cho hơn 100.000 khách hàng doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ khách hàng đặc biệt với tên gọi là Premier Dell servicẹ Khách hàng điển hình là British

Airways (BA) sử dụng Dell như đối tác chiến lược để cung cấp hệ thống thông tin.

Dell cung cấp khoảng 25.000 máy tính xách tay và để bàn cho nhân viên của BẠ

Dell cũng cung cấp hai hệ thông mua sắm trực tuyến cho BA, qua đó cho phép BA

theo dõi, mua và kiểm tra các đơn hàng qua website đã được Dell customize phù hợp với BẠ Tại website của Dell, Britich Airway có thể lựa chọn và tự xây dựng cấu hình máy tính sao cho phù hợp với từng bộ phận kinh doanh của mình. Nhân viên của BA thơng qua hệ thống Intranet được kết nối với hệ thống của Dell cũng được phép lựa chọn và đặt mua máy tính phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Để thực hiện các hợp đồng, các đơn đặt hàng điện tử hiệu quả, Dell đã phối

hợp với các đối tác thông qua kết nối hệ thống thông tin của mình đến các nhà cung cấp thiết bị, linh kiện trên khắp thế giớị Đồng thời, để phân phối sản phẩm, Dell sử

dụng dịch vụ của FedEx và UPS để nhận, lưu kho và vận chuyển linh kiện, thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhaụ Dell sử dụng lợi thế của công nghệ thông tin và web để chia sẻ thông tin giữa các đối tác nhằm giảm thiểu hàng hóa lưu kho và thời gian thực hiện các đơn đặt hàng.

Các nỗ lực tích hợp hệ thống thông tin với các đối tác (B2Bi – Business to

Business Integration) của Dell bắt đầu từ năm 2000, khi đó Dell sử dụng PowerEdge servers dựa trên kiến trúc của Intel và hệ thống giải pháp phần mềm webMethods B2B integration để kết nối các hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP-

enterprise resource planning) của khách hàng, hệ thống mua hàng trực tuyến của Dell với các đối tác sản xuất và thương mạị Dell đã xây dựng được hệ thống thông tin với 15.000 nhà cung cấp trên thế giớị

Bên cạnh phân phối sản phẩm, Dell cũng đi đầu trong ứng dụng công nghệ

thông tin để cung cấp dịch vụ khách hàng trực tuyến (e-Customer Service). Để triển khai tốt nhất hoạt động quản trị quan hệ khách hàng (CRM-customer relationship

management), Dell cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tuyến qua mạng 24.7 cũng như dịch vụ quay số trực tiếp cho các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật. Các dịch vụ hỗ trợ đa dạng từ xử lý sự cố, hướng dẫn sử dụng, nâng cấp, downloads, tin tức, công nghệ mớị.. FAQs, thơng tin tình trạng thực hiện đơn hàng, “my account”, diễn đàn để trao đổi

thông tin, công nghệ và kinh nghiệm, bản tin và các hoạt động tương tác giữa khách hàng và khách hàng khác. Sử dụng các phần mềm xử lý dữ liệu (data mining tools), Dell có thể phân tích và tìm hiểu được nhiều vấn đề liên quan đến nhu cầu và hành vi của khách hàng từ đó có kế hoạch và giải pháp phục vụ tốt hơn.

Để có khả năng phối hợp tốt với các nhà cung cấp và phân phối, điều kiện tiên

quyết là tăng cường hệ thống thông tin nội bộ doanh nghiệp. Từ đó Dell đã có thể

thực hiện các đơn đặt hàng với số lượng lớn trong thời gian ngắn nhất. Đặc biệt là để nâng cao khả năng sản xuất theo đơn hàng (Build-To-Order), nâng cao độ chính xác của dự đốn nhu cầu và hiệu quả trong dự trữ để sản xuất, giảm thời gian từ khi đặt hàng đến khi giao hàng (Order-To-Delivery) và nâng cao dịch vụ khách hàng Dell

hợp tác với Accenture để xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung cấp (SCM- Supply Chain Management). Hiện nay hệ thống này được sử dụng tại tất cả các nhà máy của

Dell trên khắp thế giới cho phép Dell có thể thích nghi với mơi trường kinh doanh và cơng nghệ biến đổi nhanh đồng thời duy trì được hiệu quả hoạt động cao nhất. Dell

cũng đã tự động hóa việc lập kế hoạch sản xuất, dự đốn nhu cầu, quản trị kho qua sử dụng công nghệ thơng tin và mơ hình e-supply chain. Dell đã trở thành một trong 5

cơng ty được tạp chí Fortune đánh giá cao từ năm 1999. Dell đã xây dựng hơn 100

website cho từng thị trường quốc gia khác nhau và duy trì lợi nhuận ở mức khoảng 3 tỷ USD/năm.

1.3.2. Thực hiện hợp đồng điện tử B2C

Quy trình thực hiện các hợp đồng điện tử B2C được bắt đầu từ khi người bán

nhận được đơn đặt hàng qua website thương mại điện tử, về cơ bản quá trình này

gồm các bước như sau:

Bước 1. Kiểm tra thanh toán: Tùy phương thức thanh toán giữa các bên mà

quy trình xác trả và nhận thanh toán khác nhaụ Trong giao dịch điện tử B2C, phương thức thanh tốn phổ biến nhất là bằng thẻ tín dụng và được thực hiện qua website của người bán hàng trong quá trình đặt hàng. Bên cạnh đó có nhiều phương thức thanh

toán khác như: giao hàng trả tiền, sử dụng tiền điện tử, chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của người bán…

Bước 2. Kiểm tra tình trạng hàng trong kho: Người bán kiểm tra hàng hố có

sẵn để phân phối hay khơng. Tuỳ từng trường hợp có thể hàng đã sẵn sàng để giao

hoặc phải mua sắm nguyên liệu, tiến hành sản xuất, hoặc liên hệ với người cung cấp

để bổ sung thêm hàng.

Bước 3. Tổ chức vận tải: Sản phẩm có thể phân chia thành hai loại, hàng hóa

số hố và hàng hóa khơng số hoá được. Đối với hàng số hố được, mặt hàng này

thường ln sẵn sàng do bản chất đặc thù của hàng số hóa, tuy nhiên việc giao ngay hay khơng giao ngay còn phụ thuộc một số yếu tố khác như: bản quyền, tốc độ đường truyền... Đối với hàng hóa hữu hình, việc phân phối có thể do người bán tự tổ chức thực hiện hoặc thuê dịch vụ của các công ty chuyên về phân phối, giao nhận hàng hóạ

Bước 4. Mua bảo hiểm: Trong một số trường hợp, hàng hoá cần được mua

bảo hiểm. Thông tin để mua bảo hiểm cần được trao đổi với công ty bảo hiểm và

khách hàng.

Bước 5. Sản xuất hàng: Sau khi nhận được đơn đặt hàng, hàng hố có thể được sản xuất, lắp ráp hoặc mua từ nhà sản xuất. Việc sản xuất có thể được tiến hành

trong doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng thuê bên ngoài sản xuất.

Bước 6. Dịch vụ: Bên cạnh việc tổ chức thu mua hay sản xuất, cần tổ chức

cung cấp các dịch vụ kèm theo như hướng dẫn sử dụng, bảo hành, nâng cấp.

Bước 7. Mua sắm và kho vận: Nếu người kinh doanh thương mại điện tử là

người bán lẻ như trường hợp của www.amazon.com hay www.walmart.com, việc tổ chức mua lại hàng hoá từ những nhà sản xuất là cần thiết. Một số mơ hình có thể

được áp dụng, hoặc là hàng hoá được lưu trong kho của chính người kinh doanh, ví

với những quyển sách chỉ có một số đơn hàng thì tất nhiên việc phân phối sẽ được

thực hiện từ kho của trung gian hay nhà xuất bản.

Bước 8. Liên hệ với khách hàng: Tập hợp thông tin khách hàng để sử dụng

trong những lần giao dịch sau và chào bán các sản phẩm khách hàng yêu cầụ

Bước 9. Xử lý hàng trả lại: Trong một số trường hợp, khách hàng muốn đổi

hay trả lại hàng, người bán cần có hệ thống để nhận và xử lý hàng trả lại hiệu quả.

Theo số liệu thống kê của Bayles năm 2001, ở Mỹ khoảng 30% các hàng hoá mua

trên mạng có liên quan đến trả lại người bán. Cũng từ đây phát sinh một hoạt động hỗ trợ thực hiện các HĐĐT B2C gọi là “reverse logistics” hay giao nhận và vận tải hàng trả lạị

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH INTERNET VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)