AEC (Association for Electronic Commerce): Thương mại điện tử là làm

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH INTERNET VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 32 - 33)

kinh doanh có sử dụng các cơng cụ điện tử, định nghĩa này rộng, coi hầu hết các hoạt

động kinh doanh từ đơn giản như một cú điện thoại giao dịch đến những trao đổi

thông tin EDI phức tạp đều là thương mại điện tử.

Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce, 1996) định nghĩa:

Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện

điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ cơng đoạn nào của tồn bộ q trình giao

dịch.

“Thơng tin” được hiểu là bất cứ thứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuận điện tử,

bao gồm cả thư từ, các file văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, các bản thiết kế, hình đồ hoạ, quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hố đơn, bảng giá, hợp đồng, hình ảnh động, âm thanh...

“Thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng, bao quát mọi vấn đề nảy sinh từ

mọi mối quan hệ mang tính thương mại, dù có hay khơng có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng khơng giới hạn ở, các giao dịch sau đây:

bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; đại diện hoặc

đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư

vấn; kỹ thuật cơng trình; đầu tư cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tơ nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hố hay hành khách bằng đường biển, đường khơng, đường sắt hoặc đường bộ.

Mặc dù môn học có tên gọi thương mại điện tử nhưng phạm vi nghiên cứu

rộng hơn bao trùm lên cả các mơ hình và các vấn đề kinh doanh điện tử với mục đích trang bị các kiến thức, kỹ năng về thương mại và kinh doanh điện tử để người học áp dụng trong mọi lĩnh vực kinh doanh và các tổ chức liên quan.

1.2. Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử

Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử (hay còn gọi là phương tiện điện tử) bao gồm: điện thoại, fax, truyền hình, điện thoại khơng dây, các mạng máy tính

có kết nối với nhau,... và mạng Internet. Tuy nhiên, thương mại điện tử phát triển chủ yếu qua Internet và thực sự trở nên quan trọng khi mạng Internet được phổ cập. Mặc

dù vậy, gần đây các giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử đa dạng hơn, các thiết bị điện tử di động cũng dần dần chiếm vị trí quan trọng, hình thức này

được biết đến với tên gọi thương mại điện tử di động (Mobile-commerce hay M-

commerce).

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH INTERNET VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Trang 32 - 33)