Xây dựng ý tưởng dự án và quyết định chủ đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học dự án nội dung kiến thức phản ứng hạt nhân môn vật lý chương trình đào tạo bậc đại học ở trường sĩ quan phòng hóa (Trang 55 - 56)

Xuất phát từ hai vấn đề thực tế mà luôn đƣợc nhân loại quan tâm là vấn đề năng lƣợng hạt nhân và vấn đề vũ khí hạt nhân, giáo viên xây dựng và dần đƣa học viên vào tình huống có vấn đề, đƣa học viên đến với vai trò là một nhà khoa học hạt nhân để giải quyết các vấn đề thực tiễn mang tính thời sự đó. Hai vấn đề thực tiễn đó đều là những vấn đề mà bộ đội Hố học nói chung và học viên trƣờng Sĩ quan Phịng hố nói riêng đặc biệt quan tâm. Một điều hiển nhiên rằng, chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó năng lƣợng là một trong những nhu cầu cấp thiết hàng đầu. Năng lƣợng là sự sống còn của nền kinh tế của mỗi quốc gia. Cơn khát năng lƣợng của các quốc gia càng gia tăng theo tốc độ phát triển của nền kinh tế khi mà cuộc sống của loài ngƣời dần trở lên phụ thuộc hơn vào năng lƣợng và nguồn năng lƣợng hoá thạch truyền thống nhƣ dầu mỏ, than đá đang cạn kiệt dần. Điều này thúc đẩy loài ngƣời đi tìm những nguồn năng lƣợng mới. Một trong những nguồn năng lƣợng mới đƣợc nhiều quốc gia lựa chọn là nguồn năng lƣợng hạt nhân. Tuy mới đƣợc tìm ra và khai thác hơn nửa thế kỷ, nhƣng nguồn năng lƣợng hạt nhân đã đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu điện năng của thế giới. Theo cơ quan năng lƣợng nguyên tử quốc tế IAEA, năm 2007 có 439 lị phản ứng hạt nhân đang hoạt động trên thế giới, thuộc 31 quốc gia và cung cấp 14% nhu cầu điện năng trên toàn thế giới (theo số liệu của Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia). Ở Việt Nam, trƣớc nhu cầu cấp thiết về điện năng trong nƣớc, chính phủ Việt nam đã thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân.

Năng lƣợng hạt nhân có phải là vị cứu tinh của thế giới thoát khỏi cơn khát năng lƣợng? Lịch sử đã cho thấy, nguồn năng lƣợng hạt nhân đã gây khơng ít thảm kịch cho lồi ngƣời. Điển hình là thảm kịch cƣớp đi sinh mạng của hơn một trăm nghìn ngƣời tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản năm 1945 khi Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố này. Những tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân cũng gây nên những thảm hoạ vô

cùng khủng khiếp, điển hình là thảm hoạ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraina năm 1986, và gần đây là thảm hoạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản.

Theo cách làm đƣợc trình bày trong bƣớc 2, phần “Sơ đồ cấu trúc việc tổ chức dạy học dự án nội dung kiến thức “phản ứng hạt nhân” mơn Vật lý chƣơng trình đào tạo bậc đại học ở trƣờng Sĩ quan Phòng hố”, chúng tơi dự kiến dẫn đến hình thành 2 dự án sau:

Dự án 1: Với vai trò là một nhà khoa học hạt nhân nguyên tử, đồng chí

hãy nghiên cứu về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Phân tích những lợi ích và tác động tiêu cực của nhà máy điện hạt nhân đối với con ngƣời.

Dự án 2: Với vai trò là một nhà khoa học hạt nhân nguyên tử, đồng chí

hãy điều tra nghiên cứu về việc chế tạo bom nguyên tử và bom khinh khí. Phân tích các nhân tố sát thƣơng gây hại của của bom nguyên tử và bom khinh khí và cách phịng tránh các nhân tố sát thƣơng gây hại đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học dự án nội dung kiến thức phản ứng hạt nhân môn vật lý chương trình đào tạo bậc đại học ở trường sĩ quan phòng hóa (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)