Đối chiếu cắt lớp vi tính xương thái dương với tổn thương trong mổ

Một phần của tài liệu nghiên cứu lâm sàng, cắt lớp vi tính và chức năng tai giữa ở bệnh nhân dị dạng hệ thống xương con (Trang 69 - 71)

- Niêm mạc: bình thường Xương con:

4.2.4.Đối chiếu cắt lớp vi tính xương thái dương với tổn thương trong mổ

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.4.Đối chiếu cắt lớp vi tính xương thái dương với tổn thương trong mổ

Theo kết quả ở bảng 3.17 cho thấy:

Trên phim chụp CLVT xương thái dương phát hiện 2 trường hợp có cầu xương, khi phẫu thuật thấy có 7 trường hợp có cầu xương. Như vậy tỷ lệ chẩn đoán đúng của CLVT đối với tổn thương cầu xương là 2/7 tai chiếm tỷ lệ 28,6%. Có thể thấy rằng tỷ lệ phát hiện tổn thương cầu xương trên phim chụp CLVT xương thái dương là thấp. Điều này có thể giải thích do chỉ những cầu xương lớn và chỉ những phim chụp CLVT xương thái dương với các lát cắt mỏng mới có thể phát hiện được tổn thương cầu xương [21]. Vì vậy chúng tôi đề xuất nên chụp CLVT xương thái dương với các lát cắt mỏng để phát hiện được các tổn thương cầu xương trước phẫu thuật.

Trên phim chụp CLVT xương thái dương phát hiện 5 trường hợp thiếu hụt xương búa. Khi phẫu thuật thấy hoàn toàn phù hợp. Có thể nói CLVT rất có giá trị trong chẩn đoán đối với các tổn thương ở xương búa. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Đạt [34].

Trên phim chụp CLVT xương thái dương phát hiện 26 trường hơp thiếu hụt xương đe. Khi phẫu thuật phát hiện có 31 trường hợp có thiếu hụt xương đe. Như vậy tỷ lệ chẩn đoán đúng của CLVT với tổn thương thiếu hụt xương đe là 26/31 tai chiếm tỷ lệ 83,9%. Tỷ lệ này của chúng tôi tương đồng so với nghiên

cứu của các tác giả Lê Công Định và Đào Trung Dũng là 85,7% [2] và nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Đạt là 80% [34].

Trên phim chụp CLVT xương thái dương phát hiện 22 trường hợp có thiếu hụt XBĐ. Khi phẫu thuật phát hiện có 27 trường hợp thiếu hụt XBĐ. Như vậy tỷ lệ chẩn đoán đúng của CLVT với tổn thương thiếu hụt XBĐ là 22/27 tai chiếm tỷ lệ 81,5%. Kết quả này trong nghiên cứu cả chúng tôi cao hơn trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Đạt là 61,1% [34]. Như vậy tỷ lệ phát hiện tổn thương thiếu hụt XBĐ trên phim chụp CLVT xương thái dương thấp hơn so với hai xương búa, đe. Điều này có thể giải thích do XBĐ nhỏ hơn so với hai xương con còn lại và chỉ các lát cắt móng hơn 0,5mm mới có thể đánh giá được chính xác hình thái của XBĐ [18].

KẾT LUẬN

1. Đặc điểm lâm sàng, thính lực, nhĩ lượng và cắt lớp vi tính xương tháidương của bệnh nhân dị dạng hệ thống xương con dương của bệnh nhân dị dạng hệ thống xương con

Một phần của tài liệu nghiên cứu lâm sàng, cắt lớp vi tính và chức năng tai giữa ở bệnh nhân dị dạng hệ thống xương con (Trang 69 - 71)