Đặc điểm tổn thương xương con trong phẫu thuật

Một phần của tài liệu nghiên cứu lâm sàng, cắt lớp vi tính và chức năng tai giữa ở bệnh nhân dị dạng hệ thống xương con (Trang 63 - 67)

- Niêm mạc: bình thường Xương con:

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.1. Đặc điểm tổn thương xương con trong phẫu thuật

4.2.1.1. Hình thái tổn thương

Nhận xét về các hình thái tổn thương xương con

Theo kết quả ở bảng 3.9 cho thấy trong dị dạng xương con gặp cả ba hình thái tổn thương thiếu hụt xương con, cứng khớp xương con và cầu xương. Hình thái thiếu hụt xương con chiếm tỷ lệ 41/46 tai (89,1%), trong đó thiếu hụt xương con đơn thuần gặp nhiều hơn thiếu hụt xương con phối hợp. Cứng khớp xương con có 16/46 tai chiếm tỷ lệ 34,7%, cầu xương có 7/46 tai chiếm tỷ lệ 15,2%. Các hình thái tổn thương phối hợp gặp trong nghiên cứu bao gồm: thiếu hụt xương con và cứng khớp, thiếu hụt xương con và cầu xương, phối hợp cả ba hình thái thiếu hụt xương con, cứng khớp và cầu xương. Như vậy, các hình thái tổn thương dị dạng xương con đa dạng, bao gồm cả tổn thương của xương con và của hệ khớp, có thể đơn độc hoặc phối hợp nhiều xương.

Hình thái tổn thương thiếu hụt xương con

Theo kết quả ở bảng 3.10 cho thấy, có 41 tai có thiếu hụt xương con. Trong hình thái thiếu hụt một xương con, hay gặp nhất là thiếu hụt xương đe có 11/41 tai chiếm tỷ lệ 26,8%, sau đó đến thiếu XBĐ đơn thuần có 8/41 chiếm tỷ lệ 19,5%. Chỉ có 2/41 tai có thiếu xương búa đơn thuần chiếm tỷ lệ 4,9%. Tỷ lệ thiếu hụt XBĐ trong nghiên cứu này của chúng tôi thấp hơn so với y văn đã mô tả cho thấy dị dạng XBĐ đơn độc chiếm 40% trong các trường hợp dị dạng xương con [6]. Tỷ lệ thiếu hụt xương đe trong nghiên cứu này thấp hơn của Vittorio và cộng sự cho thấy thiếu hụt xương đe đơn độc chiếm tỷ lệ 65,9% [35]. Tỷ lệ thiếu hụt xương búa đơn thuần trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với y văn đã mô tả, thiếu hụt xương búa đơn thuần là một tổn thương rất hiếm gặp [6]. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Đạt, trong 22 BN dị dạng xương con không có trường hợp nào có dị dạng xương búa đơn thuần hoặc phối hợp với các xương khác [34].

Trong hình thái thiếu hụt phối hợp nhiều xương con, hay gặp nhất là thiếu hụt phối hợp 2 xương đe- XBĐ, có 17/41 tai chiếm tỷ lệ 41,5%. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn trong nghiên cứu của Vittorio là 15,2% [35]. Theo nghiên cứu của các tác giả Lê Công Định, Đào Trung Dũng, tỷ lệ này là 85,7% [2]. Giảỉ thích sự khác biệt này do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ, nghiên cứu của các tác giả khác tập trung chủ yếu vào nhóm BN có tổn thương thiếu hụt xương con, còn trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm cả các BN có tổn thương cố định xương con.

Theo kết quả của nghiên cứu cho thấy hình thái tổn thương thiếu hụt XBĐ và phối hợp xương đe- XBĐ hay gặp. Trong thiếu hụt xương đe hình thái hay gặp là thiếu ngành xuống xương đe. Điều này có thể giải thích dựa vào nguồn gốc phôi thai học do ngành xuống xương đe và XBĐ đều có nguồn gốc từ cung mang II (sụn Reichert) nên hay gặp dị dạng phối hợp và XBĐ do có nguồn gốc từ cung mang I và II, có thời gian phát triển phôi thai học lâu nhất nên hay bị dị dạng nhất [6].

Hình thái tổn thương các khớp xương con

Theo kết quả ở bảng 3.11, không có trường hợp nào có tổn thương lỏng khớp xương con. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ gặp các trường hợp cứng khớp xương con. Hay gặp nhất là tổn thương cứng khớp XBĐ- tiền đình, có 13/16 tai chiếm tỷ lệ 81,2%. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Park và cộng sự là 36/66 trường hợp (54,5%) [20]. Theo nghiên cứu của các tác giả [39] [40], cố định đế đạp đơn độc chiếm tỷ lệ 20- 35% các dị dạng xương con. Cố định đế đạp bẩm sinh là hậu quả của sự cố định giữa lá bàn đạp và dây chằng vòng và là nguyên nhân gây ra nghe kém dẫn truyền với màng tai bình thường.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3/16 tai có cứng khớp búa- đe, chiếm tỷ lệ 18,8% và không có trường hợp nào cứng khớp đe- đạp. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả [6] [19] cho thấy cứng khớp XBĐ- tiền đình là hình thái hay gặp nhất và cứng khớp búa- đe là tổn thương

ít gặp. Dính khớp búa- đe được giải thích dựa vào nguồn gốc phôi thai học, do rối loạn quá trình lấn vào của trung mô để tách rời hai xương búa- đe [6] [7].

Hình thái tổn thương cầu xương trong phẫu thuật

Theo kết quả ở bảng 3.12 cho thấy trong phẫu thuật phát hiện có 7 tai có cầu xương. Trong đó có 3/7 tai có cầu xương phối hợp (2 tai có cầu xương phối hợp xương đe và XBĐ, 1 tai có cầu xương phối hợp của xương búa và XBĐ). Có 2/7 tai có cầu xương của xương búa chiếm tỷ lệ 28,6%, đây là cầu xương nối từ đầu xương búa và mấu ngắn xương búa đến khung nhĩ. Chỉ có 1 tai có cầu xương của xương đe (cầu xương nối từ ngành xuống xương đe đến thành sau hòm nhĩ) và 1 tai có cầu xương của XBĐ (cầu xương nối từ cành trước XBĐ đến thành trước hòm nhĩ) .

Cầu xương là nguyên nhân gây cố định xương con và cầu xương gây cố định xương búa là hình thái hay gặp hơn xương đe và XBĐ [6] [19]. Về nguồn gốc phôi thai học, theo các tác giả cơ chế hình thành cầu xương chưa rõ. Nguyên nhân có thể do trung mô phía sau các xương con không được hấp thu hoàn toàn dẫn đến một phần trung mô tồn tại dai dẳng, hình thành nên mô xương về sau [21].

4.2.1.2. Nhận xét về hình thái tổn thương trên các trường hợp mổ hai tai

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 4 BN được mổ cả hai tai. Theo kết quả ở bảng 3.13 cho thấy có 3/4 BN có tổn thương ở cả hai tai đối xứng nhau. Trong đó một BN có tổn thương không có mỏm đậu xương đe và không có đế XBĐ, một BN có tổn thương không có mỏm đậu ở cả hai bên tai và một BN bị cứng khớp XBĐ- tiền đình ở cả hai bên tai. Có một BN có tổn thương hai bên tai không đối xứng, trong đó tai phải không có ngành xuống xương đe và tai trái mất toàn bộ xương đe và XBĐ chỉ có 1 cành.

Tổn thương phối hợp cả hai bên tai gặp 25- 40% [6]. Trong nghiên cứu này, các trường hợp tổn thương đối xứng hai tai không có sự khác biệt về kết quả

thính lực trước phẫu thuật. Trường hợp tổn thương không đối xứng giữa hai tai, bên tai có thiếu hụt sức nghe lớn hơn được lựa chọn để phẫu thuật trước. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong những trường hợp có tổn thương ở cả hai tai thì hay gặp tổn thương ở hai bên là đối xứng nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu lâm sàng, cắt lớp vi tính và chức năng tai giữa ở bệnh nhân dị dạng hệ thống xương con (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w