- Niêm mạc: bình thường Xương con:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2.1. Tổn thương trong phẫu thuật
3.2.1.1. Kết quả phẫu thuật
∗ Các hình thái tổn thương xương con trong phẫu thuật
Bảng 3.9. Các hình thái tổn thương xương con trong phẫu thuật
Hình thái tổn thương n %
Thiếu hụt xương con 25 54,4
Cứng khớp xương con 4 8,7
Cầu xương 1 2,2
Thiếu hụt xương + cứng khớp 10 21,7
Thiếu hụt xương + cầu xương 4 8,7
Thiếu hụt xương + cứng khớp + cầu xương 2 4,3
N 46 100,0
Nhận xét:
- Thiếu hụt xương con có 41/46 tai (89,1%), trong đó:
+ Thiếu hụt xương con đơn thuần hay gặp nhất, có 25/46 tai (54,4%).
+ Thiếu hụt xương con phối hợp có 16/46 tai (34,7%). Hình thái này bao gồm các trường hợp thiếu hụt xương con kết hợp với cầu xương, cứng khớp.
- Cứng khớp có 16/46 tai (34,7%), trong đó: + Cứng khớp đơn thuần có 4/46 tai (8,7%).
+ Cứng khớp phối hợp với các tổn thương khác (thiếu hụt xương con, cầu xương) có 12/46 tai (26,0%).
- Cầu xương có 7/46 tai (15,2%), trong đó:
+ Cầu xương đơn thuần có 1/46 tai (2,2%). Đây là trường hợp có cầu xương phối hợp của xương đe và XBĐ.
+ Cầu xương phối hợp với các tổn thương khác (thiếu hụt xương con, cứng khớp) có 6/46 tai (13,0%).
Bảng 3.10. Hình thái thiếu hụt xương con Hình thái tổn thương n % Thiếu hụt 1 xương con Xương búa 2 4,9 Xương đe 11 26,8 XBĐ 8 19,5 Thiếu hụt nhiều xương con
Búa- đe 1 2,4 Đe- đạp 17 41,5 Búa- XBĐ 0 0 Cả 3 xương 2 4,9 N 41 100,0 Nhận xét:
- Có 41 tai có tổn thương thiếu hụt xương con.
- Trong hình thái thiếu hụt một xương con hay gặp nhất là thiếu hụt xương đe, có 11/41 tai chiếm tỷ lệ 26,8%. Sau đó là thiếu hụt XBĐ có 8/41 tai chiếm tỷ lệ 19,5%. Chỉ có 2 tai có thiếu hụt xương búa đơn thuần chiếm tỷ lệ 4,9%.
- Trong hình thái thiếu hụt xương con phối hợp, hay gặp nhất là thiếu 2 xương đe- XBĐ, có 17/41 tai chiếm tỷ lệ 41,5%. Có 2/41 tai thiếu hụt cả 3 xương con chiếm tỷ lệ 4,9%. Có 1/41 tai thiếu hụt hai xương búa- đe chiếm tỷ lệ 2,4%. Không có trường hợp nào thiếu hụt phối hợp hai xương búa- XBĐ.
Hình 3.9. Không có cán búa (BN Trần Văn V.)- Mã số HS 00130
Hình 3.10. Không có mỏm đậu (BN Phạm Thị Y.)- Mã số HS 00852
∗ Hình thái tổn thương các khớp xương con trong phẫu thuật
Bảng 3.11. Hình thái tổn thương các khớp xương con
Hình thái tổn thương n % Cứng khớp xương con Búa- đe 3 18,8 Đe- đạp 0 0 XBĐ- tiền đình 13 81,2 Lỏng khớp xương con 0 0 N 16 100,0 Nhận xét:
Có 16 tai có tổn thương các khớp xương con, trong đó:
- Không có trường hợp nào có lỏng khớp xương con, chỉ gặp hình thái cứng khớp xương con.
- Hay gặp nhất là hình thái cứng khớp XBĐ- tiền đình, có 13/16 tai chiếm tỷ lệ 81,2%.
- Sau đó là hình thái cứng khớp búa- đe có 3/16 tai chiếm tỷ lệ 18,8%. - Không có trường hợp nào cứng khớp đe- đạp.
Trần Văn V.)- Mã số HS 00130 XBĐ- tiền đình (BN Lê T. T. H)- Mã số HS 8243
∗ Hình thái tổn thương cầu xương trong phẫu thuật
Bảng 3.12. Hình thái tổn thương cầu xương
Cầu xương n % Xương búa 2 28,6 Xương đe 1 14,3 XBĐ 1 14,3 Phối hợp 3 42,9 N 7 100,0 Nhận xét:
Có 7 tai có tổn thương cầu xương, trong đó:
- Hay gặp nhất là cầu xương phối hợp, có 3/7 tai chiếm tỷ lệ 42,9%. Trong đó có 2 tai có cầu xương phối hợp của xương đe và XBĐ, 1 tai có cầu xương phối hợp của xương búa và XBĐ.
- Sau đó đến hình thái cầu xương búa, có 2/7 tai chiếm tỷ lệ 28,6%. - Có 1 tai có cầu xương đe và 1 tai có cầu xương của XBĐ chiếm tỷ lệ 14,3%.
Hình 3.13. Cầu xương nối từ chỏm XBĐ đến mỏm thìa (BN Nguyễn T. Hoài Th.)- Mã số HS 4311
3.2.1.2. Mô tả tổn thương các trường hợp mổ hai tai
Bảng 3.13. Tổn thương tai trên bệnh nhân dị hình xương con cả hai bên
Đối xứng 2 bên 3 75,0
Không đối xứng 2 bên 1 25,0
N 4 100,0
Nhận xét:
Có 4 BN được phẫu thuật cả hai bên tai. Trong đó:
- Có 3/4 BN có tổn thương hai tai đối xứng nhau, chiếm tỷ lệ 75,0%. Trong đó: + 1 BN có tổn thương không có mỏm đậu và không có đế XBĐ. + 1 BN có tổn thương cứng khớp XBĐ- tiền đình ở cả hai tai. + 1 BN có tổn thương không có mỏm đậu ở cả hai tai. - Có 1/4 BN có tổn thương ở hai tai không đối xứng nhau:
+ Tai phải có tổn thương mất ngành xuống xương đe.
+ Tai trái có tổn thương mất toàn bộ xương đe và XBĐ chỉ có 1 cành.