Đối chiếu nhĩ lượng với tổn thương trong mổ

Một phần của tài liệu nghiên cứu lâm sàng, cắt lớp vi tính và chức năng tai giữa ở bệnh nhân dị dạng hệ thống xương con (Trang 68 - 69)

- Niêm mạc: bình thường Xương con:

4.2.3.Đối chiếu nhĩ lượng với tổn thương trong mổ

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.3.Đối chiếu nhĩ lượng với tổn thương trong mổ

Theo kết quả ở bảng 3.16 cho thấy:

Nhĩ đồ dạng As gặp 5/5 trường hợp BN cố định xương con, trong nhóm gián đoạn xương con chiếm tỷ lệ 4/41 tai (9,8%). Sự khác biệt giữa hai tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Như vậy nhĩ đồ dạng As gặp chủ yếu trong hình thái cố định xương con. Trong nhóm cố định xương con này bao gồm 4 trường hợp cố định khớp XBĐ- tiền đình và 1 trường hợp có cầu xương phối hợp của 2 xương đe- XBĐ. Cầu xương và cứng khớp làm giảm độ linh hoạt của HTXC nên làm giảm độ thông thuận, nhĩ đồ có dạng đỉnh thấp As [38].

Nhĩ đồ dạng A chỉ gặp trong nhóm gián đoạn xương con chiếm tỷ lệ 8/41 tai (19,5%). Kết quả này được giải thích là do một số trường hợp có dị dạng XBĐ nhưng độ thông thuận không bị ảnh hưởng nhiều như: XBĐ có 1 gọng, XBĐ hình trụ hoặc cứng khớp bàn đạp bẩm sinh không hoàn toàn. Mặt khác, 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến độ thông thuận là màng nhĩ và xương búa, mà trong nghiên cứu này tất cả các trường hợp màng nhĩ đều bình thường, không có trường hợp nào thiếu hụt toàn bộ xương búa nên nhĩ đồ không bị ảnh hưởng nhiều trong những trường hợp này.

Nhĩ đồ dạng Ad không gặp trong nhóm BN cố định xương con, trong nhóm gián đoạn xương con gặp 29/41 tai (70,7%). Sự khác biệt giữa hai tỷ lệ có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Như vậy trong các trường hợp gián đoạn xương con chủ yếu gặp nhĩ đồ dạng Ad. Sự thiếu hụt xương con làm tăng độ thông thuận của hệ thống màng nhĩ- xương con và có biểu hiện nhĩ đồ dạng đỉnh cao Ad [38].

Một phần của tài liệu nghiên cứu lâm sàng, cắt lớp vi tính và chức năng tai giữa ở bệnh nhân dị dạng hệ thống xương con (Trang 68 - 69)