Các nghiên cứu về tìm kiếm loại hình điều trị rối loạn tâm thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tìm kiếm các loại hình điều trị của gia đình dành cho trẻ có rối loạn tâm thần tại yên bái luận văn ths tâm lý học 60 31 04 (Trang 26 - 32)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.3. Các nghiên cứu về tìm kiếm loại hình điều trị rối loạn tâm thần

1.1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Gần đây hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe được các nhà khoa học tập trung nhiều hơn, song vẫn hạn chế những tiếp cận về vấn đề tìm kiếm loại hình điều trị sức khỏe tâm thần. Tác giả Corinne M. Lindquist (Đại học New York) trong nghiên cứu "Hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ cho các vấn đề sức khỏe

tâm thần và thể chất trẻ em" (1995), khảo sát 44 nam, 115 nữ, trong đó 95 là cha

mẹ đã đưa ra kết quả các vấn đề thể chất thường tìm đến các nhà chun mơn hơn là các vấn đề sức khỏe tâm thần, trong đó gia đình, bạn bè và các chun gia sức khỏe là nguồn hỗ trợ quan trọng nhất [31, tr.9]. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ của bệnh nhân trước khi đến bệnh viện tâm thần của Chadda (2000) với mẫu là 78 bệnh nhân, 48 nam và 30 nữ tại một cơ sở ngoại trú của Đại học Delhi, Ấn Độ, nghiên cứu này cho thấy mạng xã hội đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định các phương pháp điều trị đối với người có các rối loạn tâm thần [27, tr.77].

Một nghiên cứu về vấn đề tìm kiếm sự giúp đỡ chăm sóc sức khỏe, trong đó nhấn mạnh vai trò làm cha mẹ đối với vấn đề hành vi cảm xúc của con cái (2003), Tiến sĩ Courtney Landau Fleisher, nhà tâm lý học người Mỹ đã đưa ra kết quả: các bác sĩ không phải là nguồn tin cậy chính và địa điểm hàng đầu để các bà mẹ tìm kiếm thơng tin. Điều đó cho thấy vai trị chủ động của người thầy thuốc cần phải được phát huy, bởi vì khơng phải người mẹ nào cũng có khả năng tham khảo ý kiến bác sĩ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bà mẹ có xu hướng coi bác sĩ có trách nhiệm với các vấn đề sức khỏe thể chất hơn là các vấn đề sức khỏe tâm thần như cảm xúc hoặc hành vi, vì thế họ có xu hướng tìm sự giúp đỡ từ các giáo viên hoặc giáo sĩ, hoặc tìm đến những chương trình cộng đồng có ảnh hưởng tích cực đến con em họ [28, tr.55].

Betty Kitchener đã viết trong cuốn “cẩm nang cấp cứu tâm thần cho người

Việt tại Úc - Vietnamese Mental Health First Aid Manual (2008)”: “Nói chung phần đơng người Việt khơng băn khoăn mấy đến những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Khi nói đến bệnh tâm thần thơng thường người ta chỉ nghĩ về những người được coi là khùng, điên và cho rằng chỉ những người bị loạn thần như tâm thần phân liệt mới là những người có bệnh tâm thần thật sự” [30, tr.10]. Vì vậy quan

điểm trong việc tìm kiếm phương cách chữa trị của người Việt cũng rất khác nhau “Một khi bị bệnh, nhiều người chạy đến các vị lãnh đạo tinh thần, có người

xin được trừ tà, có người đi mua dược thảo về uống. Có người thì chuyển chỗ ở. Những phương cách chữa trị theo phương Tây được xem như một khái niệm quá ngoại lai với một số người Việt. Do đó nhiều người miễn cưỡng chấp nhận phương pháp điều trị này. Điều đó trong mợt vài Trường hợp ngăn chặn việc tìm kiếm phương cách trị liệu đúng bậc cho chính căn bệnh của mình” [30].

Trong nghiên cứu về hành vi tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần 2009, tác giả Miler đã chỉ ra: Phân tích trong mối quan hệ so với người Mỹ, hay Mexico, những nước có nền văn hóa cao hơn thì người La tinh thường tránh báo cáo hết các triệu chứng của họ với bác sĩ, họ tuân thủ mạnh mẽ các giá trị truyền thống. Điều này cho thấy ảnh hưởng của yếu tố tiếp biến văn hóa lên hành vi tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Dường như các giá trị văn hóa là rào cản đối với cha mẹ người Latinh trong việc tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho con em họ [32, tr.166]. Trong nghiên cứu này, nhà khoa học đã chỉ ra khá nhiều yếu tố liên quan chi phối hành vi tìm kiếm cách thức chữa trị sức khỏe tâm thần trong đó nổi bật là yếu tố văn hóa. Cũng theo nghiên cứu của ơng, các bậc cha mẹ mà trước đó đã tìm đến những nhà chun mơn thì hiện tại họ sẵn sàng hơn trong việc tìm cách điều trị sức khỏe tâm thần cho con họ so với những người chưa bao giờ tìm đến nhà chun mơn cho con em mình.

1.1.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam các vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung thời gian gần đây đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu dịch tễ, nghiên cứu các chứng bệnh cụ thể. Hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ ở nước ta hiện nay còn mới mẻ với điều kiện thiếu thốn. So với lịch sử ngành tâm lý trẻ em của Pháp đã 100 năm tuổi và những nghiên cứu sức khỏe tâm thần trẻ em của nhiều quốc gia khác đã bắt đầu từ cách đây vài chục năm thì ta mới đi những bước chập chững, từ dăm năm trở lại đây. Can thiệp cho trẻ của ta cũng chủ yếu là giải quyết hậu quả chứ chưa phải là ngăn ngừa [45].

Bàn về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, đề tài “Chăm sóc sức khỏe tâm

thần cho trẻ em trong các gia đình Hà Nợi hiện nay”, đề tài nghiên cứu khoa học

cấp Đại học quốc gia Hà Nội (2003), tác giả Mai Thị Kim Thanh đã đưa ra kết quả: Khi trẻ bị tổn thương về sức khỏe tâm thần 80.5 % các bậc cha mẹ ở Hà Nội chọn cách theo dõi và tự giải quyết tại nhà, sau đó mới là đi đến tư vấn, dịch vụ xã hội và hỏi ý kiến bạn bè [20, tr.85], kết quả nghiên cứu cũng cho thấy loại hình có chỉ số lựa chọn khơng cao như đi lễ chùa, xem bói tốn, giải hạn khi thấy con em có những biểu hiện bất thường đang ngày càng trở nên phổ biến đồng bộ ở cả những gia đình có mức sống nghèo và khơng nghèo trong mọi nhóm gia đình hiện nay, và điều này chính là ngun nhân làm gia tăng thêm tình trạng hạn chế về sức khỏe tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần của các gia đình [20, tr.87]. Đó là kết quả của một nghiên cứu tại Hà Nội, trung tâm văn hóa chính trị của cả nước cách đây hơn một thập kỷ. Vậy ở thời điểm hiện tại, khi xã hội đã phát triển mạnh theo từng ngày, tại những khu vực khác, nhất là nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, nhiều phong tục tập quán v.v. vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần và việc cụ thể hóa thực trạng lựa chọn những LHĐT sẽ có những gì mới, khác biệt? một nghiên cứu tại miền núi sẽ làm sâu sắc và bổ sung kết quả, tư liệu trả lời cho câu hỏi này và những nghiên cứu trước đó.

Đã có những nội dung nghiên cứu về hành vi và cách thức chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, như “Nhận thức về sức khoẻ tâm thần và hành vi tìm kiếm

sự trợ giúp trong cợng đồng đơ thị ở Việt Nam” (2009) của nhóm tác giả quốc tế

và Việt Nam: LiavanderHam, PamelaWright, Thang, Võ Văn Vương, D.K.Doan, JacquelineE.W.Broerse nghiên cứu tại Huế cho thấy: Phần lớn những người được hỏi ưa thích lựa chọn điều trị y tế (50.5%) chẳng hạn như bệnh viện tâm thần hoặc bác sĩ tâm thần. Bên cạnh chăm sóc y tế, nhiều người cũng lựa chọn sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè hoặc chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên cũng có sự khác nhau trong lựa chọn điều trị với từng loại bệnh, chẳng hạn đối với các trường hợp của trầm cảm, lo âu và tâm thần phân liệt, điều trị y tế là lựa chọn phổ biến nhất. Đối với nghiện rượu, chăm sóc hỗ trợ để bệnh nhân bỏ rượu tại nhà là lựa chọn nhiều sau đó mới đến điều trị y tế. Khi cho các Trường hợp tập trung thảo luận nhóm thì hỗ trợ từ gia đình và bạn bè được coi là cách thích hợp nhất để đối phó với tất cả các loại bệnh tâm thần, mặc dù sự hỗ trợ này thường kết hợp với các phương pháp điều trị y tế. Cũng nghiên cứu này đã trích dẫn về mức độ phổ biến của các rối loạn tâm thần ở người dân được phát hiện sau khi đi khám, nhưng mức độ này lại tỷ lệ nghịch với việc tìm kiếm và lưạ chọn các phương thức điều trị sau phát hiện bệnh. Hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ của người Việt bị ảnh hưởng bởi các khái niệmViệt của bệnh tâm thần và sức khỏe, dựa trên sự kết hợp của niềm tin truyền thống và hiện đại. Mặt khác nhận thức về sức khỏe tâm thầnvà hành vi giúp đỡ, tìm kiếm trong cộng đồng Việt Nam cịn thiếu thơng tin [40, tr.25].

Về các cơ sở điều trị, nghiên cứu "Thực trạng sức khỏe và sử dụng dịch vụ

y tế của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ tại Thái Nguyên

(2011)" của tác giả Nguyễn Thanh Liêm, Hà Anh Đức chia loại hình điều trị khi cá nhân bị ốm đau tìm đến ra làm hai khu vực chính là khu vực cơng hay khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Khu vực công bao gồm bệnh viện trung ương,

bệnh viện tỉnh thành, bệnh viện quận huyện, trạm y tế phường xã, hiệu thuốc nhà nước, và các cơ sở y tế khác do Nhà nước sở hữu. Khu vực y tế tư bao gồm bệnh viện tư, phòng khám tư, bác sĩ y sĩ tư, hiệu thuốc tư nhân, bác sĩ đông y hay lương y tư, và cơ sở khác do tư nhân sở hữu [13, tr.113]. Và nghiên cứu này cũng chỉ ra trong số những người đau ốm đến mức phải nghỉ ít nhất 1 ngày trong vịng 3 tháng qua, cứ 4 người tìm đến các dịch vụ y tế cơng thì mới chỉ có 1 người tìm đến các dịch vụ y tế tư nhân [10, tr.120].

Những nghiên cứu trên khá gần với nội dung nghiên cứu của đề tài này song đều ở một cấp độ vĩ mô bao quát. Phần lớn các nghiên cứu tập trung ở các thành phố, đô thị lớn, trong khi dân số Việt Nam gần 70% tập trung ở nông thôn và miền núi.

Ở Yên Bái chưa có nghiên cứu tổng thể nào về tình hình chăm sóc sức khỏe tâm thần ở trẻ em, các nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu về quản lý và các bệnh thực thể. Chương trình mục tiêu quốc gia về SKTT được triển khai ở Yên Bái từ năm 1999 đến nay nhưng chủ yếu là quản lý và chăm sóc hai nhóm bệnh nhân động kinh và tâm thần phân liệt, hiện nay chương trình quản lý khoảng hơn 1300 bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng trong đó chỉ có 26 trẻ em dưới 18 tuổi đang được điều trị. Trong khi hàng năm số trẻ em đến khám tại bệnh viện tâm thần không nhỏ, theo báo cáo thông kê của bệnh viện năm 2013 có 1.099 trẻ, năm 2014 có 1.223 trẻ dưới 18 tuổi đến khám. Con số đó cho thấy tỷ lệ khá lớn trẻ em có các rối loạn tâm thần tại cộng đồng chưa được quản lý hoặc điều trị đúng tuyến. Việc tìm kiếm và lựa chọn các loại hình điều trị của gia đình như thế nào là câu hỏi lớn cần được làm sáng tỏ.

Năm 2012, đề tài nghiên cứu “Nhận xét điều trị bệnh Nhi bị động kinh tại

bệnh viện tâm thần trong 8 tháng” của bác sĩ Nguyễn Văn Hùng là một trong số

ít những nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trẻ em, từ các kết quả phân tích, nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị việc phòng ngừa và điều trị kịp thời cho trẻ

em sẽ đạt kết quả tốt liên quan đến việc thăm khám và chăm sóc dinh dưỡng từ khi mẹ mang thai, đồng thời với việc nắm vững các cách thức xử lý tại nhà và kịp thời đến cơ sở y tế khi trẻ có triệu chứng. Như vậy với một bệnh tâm thần thực tổn thì kiến thức phịng ngừa và điều trị tại cơ sở y tế là loại hình điều trị tốt nhất khi trẻ mắc bệnh [7, tr.42].

Từ tháng 10/2012 đến tháng 10/2013 có 11,83 % trẻ dưới 18 tuổi mắc các rối loạn tâm thần đến khám tại bệnh viện tâm thần tỉnh Yên Bái là đề tài nghiên cứu khoa học “Nhận xét cơ cấu bệnh tại khoa khám bệnh, bệnh viện tâm thần

tỉnh” của Bác sĩ Trần Đức Quân, Giám đốc BVTT tỉnh, và theo báo cáo thống kê

của bệnh viện tâm thần tỉnh thì tỷ lệ này năm 2012 là 8.05%, tỷ lệ này có tăng nhưng là con số khơng cao trong 3 nhóm tuổi đến khám tại bệnh viện [17, tr.39]. Trong khi đó đánh giá thực trạng chung theo thống kê chưa đầy đủ của các trung tâm y tế tuyến huyện báo cáo về danh sách trẻ em có rối loạn tâm thần tại cộng đồng (bao gồm cả những trẻ có biểu hiện rõ ràng nhưng chưa được chẩn đốn) là con số khơng nhỏ (Lục n: 132 trẻ, Văn Yên: 188 trẻ; Thành phố Yên Bái: 58 trẻ, Yên Bình: 69...). Đặc biệt trong số đó khá đơng là người dân tộc thiểu số như: Dao, Tày, Thái, H’Mong. Nhưng theo nghiên cứu của BS Trần Đức Quân (2013) chỉ có 15.31% tỷ lệ người có các rối loạn tâm thần thuộc nhóm dân tộc thiểu số đến khám tại bệnh viện trên 100% bệnh nhân khám bệnh. Như vậy có một tỷ lệ cao các gia đình có con em mắc các rối loạn tâm thần chọn lựa các loại hình điều trị khác đến bệnh viện chuyên khoa, hoặc không điều trị, nhất là các đối tượng thuộc nhóm dân tộc thiểu số sẽ có những cách tìm kiếm và lựa chọn các loại hình điều trị như thế nào và các yếu tố liên quan, việc nghiên cứu thực trạng tìm kiếm các loại hình điều trị tại tỉnh sẽ phần nào trả lời cho câu hỏi này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tìm kiếm các loại hình điều trị của gia đình dành cho trẻ có rối loạn tâm thần tại yên bái luận văn ths tâm lý học 60 31 04 (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)