* Địa điểm điều trị:
(1) Cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu: Là các Trạm y tế xã, phường, thị trấn, nơi thực hiện các chương trình y tế quốc gia, từ việc tư vấn y tế cho các bệnh thơng thường, tư vấn kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc trước và sau sinh, cho tới các dịch vụ chuyển gửi bệnh nhân bị bệnh nghiêm trọng. Trạm y tế cũng thực hiện chăm sóc tại nhà khi cần thiết, đặc biệt tại mỗi trạm y tế có một cán bộ chuyên trách tâm thần có trách nhiệm theo dõi và cấp phát thuốc theo chương trình cho bệnh nhân RLTT tại địa bàn. Đa số tại các cơ sở này mỗi tháng đều chuyển ít nhất một bệnh nhân đến các bác sỹ chuyên khoa tâm thần. Hiện nay Việt Nam có hơn 11000 trạm y tế tại hầu hết các xã phường trong toàn quốc [13, tr. 5]. Tại Yên Bái 180/180 xã, phường, thị trấn có Trạm Y tế.
(2) Cơ sở điều trị bệnh tâm thần, bao gồm:
+ Các bệnh viện chuyên khoa tâm thần: Bao gồm các bệnh viện tâm thần
tuyến Trung ương (Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, Bệnh viện Tâm thần TW II và Viện Sức khỏe Tâm thần-Bệnh viện Bạch Mai) và 32 bệnh viện tâm thần tỉnh. 4% giường bệnh trong các bệnh viện tâm thần dành cho trẻ em và thanh thiếu niên. [25, tr.24]. Ở Yên Bái Bệnh viện Tâm thần tỉnh được thành lập năm 2004 tiền thân từ Trung tâm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tam thần, hiện nay BV có 65 giường bệnh, mỗi năm bệnh viện thăm khám cho khoảng 15000 và điều trị cho gần 1.200 người trong đó khoảng 13% bệnh nhân là trẻ em và vị thành niên. + Các cơ sở điều trị ngoại trú: Cả nước có 600 cơ sở khám và điều trị ngoại trú các rối loạn tâm thần. Tuy nhiên không có cơ sở nào dành riêng điều trị cho trẻ em và thanh thiếu niên [25, tr.25]. Trong năm 2004, các cơ sở này đã điều trị cho 46.130 người bệnh, trong đó có 17% là trẻ em và thanh thiếu niên. Một số ít các cơ sở này (< 20%) có các can thiệp tâm lý xã hội cho người bệnh.
+ Cơ sở điều trị ban ngày: Tại tuyến Trung ương có 2 cơ sở điều trị ban ngày.
Năm 2004 các cơ sở này cũng đã điều trị cho 3.000 người bệnh, trong đó 10% là trẻ em và thanh thiếu niên
+ Khoa Tâm thần trong bệnh viện đa khoa và Trung tâm phòng chống bệnh xã hội: Có 25 khoa tâm thần thuộc các Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội, 26
khoa tâm thần trong các bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố và 3 trạm tâm thần trên toàn quốc (2011). Hiện nay nhiều tỉnh thành phố các khoa tâm thần trong bệnh viện đa khoa và trạm tâm thần đã tách ra thành bệnh viện tâm thần.
+ Khoa tâm bệnh trong các viện, bệnh viện đa khoa: Hiện nay đơn nguyên này
mới được triển khai tại tuyến Trung ương và các tỉnh thành phố lớn, (Viện Nhi trung ương, BV Nhi đồng I, II) chủ yếu thăm khám và điều trị các RLTT ở trẻ em và thanh thiếu niên, không điều trị các bệnh tâm thần nặng và mãn tính.
+ Trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm công tác xã hội, trung tâm phát triển
giáo dục và hòa nhập trẻ khuyết tật tại các tỉnh thành phố có chức năng tiếp nhận, ni dưỡng và giáo dục trẻ khuyết tật và những trẻ có hồn cảnh đặc biệt. Các em được ở nội trú tại trung tâm. Hiện tại các trung tâm đã mở rộng thêm chức năng can thiệp sớm và trị liệu cho trẻ có các RLTT, nhưng khơng thực hiện thăm khám tại đây.
+ Cơ sở y tế tư nhân: Bao gồm các bệnh viện tư nhân, phòng khám tư, các trung
tâm giáo dục đặc biệt. Hiện nay cả nước có trên 21.000 cơ sở y tế tư nhân, trong đó có 7000 cơ sở y học cổ truyền [20, tr.43]. Các bệnh viện tư và phòng khám tư nhân chủ yếu chỉ thực hiện thăm khám chứ chưa có điều trị các RLTT trừ những phòng khám chuyên khoa tâm thần. Các Trung tâm giáo dục đặc biệt tập trung vào can thiệp sớm và trị liệu tâm lý cho đối tượng là trẻ em, một số trung tâm có điều trị thuốc. Ở Yên Bái hiện nay mới có một trung tâm giáo dục đặc biệt tư nhân, thực hiện giáo dục và can thiệp sớm cho trẻ với khoảng 20 trẻ ngoại trú chủ yếu là chậm phát triển, tự kỷ, tăng động và khiếm thính.
+ Bên cạnh đó các cơ quan, đồn thể, tổ chức xã hội tại địa phương là nơi thực hiện chế độ chính sách, hỗ trợ và giới thiệu về điều trị cho gia đình có trẻ RLTT.
* Các nhà chun môn điều trị RLTT và các cá nhân liên quan
Bác sĩ chuyên khoa tâm thần, cán bộ tâm lý, giáo viên giáo dục đặc biệt, chuyên viên công tác xã hội (cán sự xã hội) là những nhà chun mơn chăm sóc sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay chỉ có bác sĩ chuyên khoa tâm thần mới được thăm khám và điều trị cho người có RLTT. Cán bộ tâm lý và giáo viên giáo dục đặc biệt thực hiện can thiệp, trị liệu và thường khơng bao gồm những người có các RLTT nặng. Chuyên viên CTXH có chức năng hỗ trợ và là cầu nối giữa gia đình người bệnh với những trợ giúp về xã hội và điều trị.
Theo đánh giá về hệ thống SKTT tại Việt Nam bằng công cụ đánh giá hệ thống sức khỏe tâm thần của Tổ chức Y tế thế giới (2006) (WHO-AIMS) [33]. Kết quả cho thấy Việt Nam có 0.35 bác sỹ tâm thần/100.000 dân, 2.1 điều dưỡng, 0.15 chuyên viên CTXH và 0.8 cán bộ y tế khác làm trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần.
Nhân viên y tế thôn bản là những tuyên truyền viên đắc lực của mạng lưới y tế tại cơ sở, một phần các thơng tin về chăm sóc sức khỏe và cầu nối với các dịch vụ y tế được thông qua nhân viên YTTB, như tổ chức các buổi truyền thông, cấp phát thuốc, theo dõi và phát hiện bệnh, vì vậy họ cũng có vai trị quan trọng trong việc giúp đỡ các gia đình có trẻ RLTT trong việc tìm kiếm các LHĐT. Ở Yên Bái hiện nay có hơn 2000 nhân viên y tế thơn bản, phục vụ cho gần 90 % thôn bản, tổ dân phố
Trong việc hỗ trợ gia đình có trẻ mắc các RLTT cả về chính sách và các thủ tục liên quan đến điều trị thì rất cần đến vai trị của các lãnh đạo địa phương, những người có uy tín tại địa bàn, vì vậy chúng tơi đưa những cá nhân này vào đề tài nhằm có cái nhìn sâu rộng hơn về vấn đề nghiên cứu
Bên cạnh các nhà chuyên môn điều trị RLTT, các thầy thuốc dân gian (ông lang, bà mế), thầy cúng cũng thực hiện chữa trị cho trẻ có RLTT theo yêu cầu của gia đình. Như BSCKI Đ. Th. P. Th, Phó khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết "Rất nhiều gia đình đưa trẻ đến với chúng tơi có kể rằng họ đã từng
bốc thuốc nam hoặc đã cúng bái tại nhà, không đỡ nên họ phải đến bệnh viện"
* Các phƣơng pháp điều trị bệnh tâm thần
(1) Liệu pháp hóa dược: Sử dụng các thuốc hướng thần vẫn là liệu pháp chính trong điều trị các RLTT hiện nay.
(2) Liệu pháp tâm lý: là liệu pháp mà trong đó nhà trị liệu sử dụng tác động tâm lý một cách tích cực, có hệ thống vào mục đích phịng và chữa bệnh. Trị liệu tâm lý nhằm mục đích tăng ý thức của bệnh nhân về bản thân. Theo các nhà nghiên cứu trên thế giới đến nay có hơn 400 liệu pháp tâm lý khác nhau [23, tr.14]. Hiện nay trị liệu tâm lý kết hợp với bác sĩ điều trị bắt đầu được sử dụng nhiều với trẻ em có RLTT vì tính hiệu quả, nhân văn và tính bền vững của nó. Theo Murphy (2012) một dịch vụ đầy đủ để điều trị cho trẻ em có RLTT phải có khả năng cung cấp, đánh giá tồn diện bởi các bác sĩ có kỹ năng làm việc với trẻ em và thanh thiếu niên và những người có hiểu biết tốt về vấn đề sức khỏe trẻ em biểu hiện ở các giai đoạn phát triển và độ tuổi khác nhau. Dịch vụ này phải có khả năng cung cấp một loạt các phương pháp điều trị dựa trên bằng chứng cho các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em [34, tr.12].
Bên cạnh thuốc men và liệu pháp tâm lý thì những loại hình chữa trị khác cũng phổ biến ở các vùng miền, gia đình của Việt Nam. Điều này liên quan chặt chẽ đến lịch sử phát triển của đất nước, trình độ kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng, từng dân tộc. Phần nào ảnh hưởng đến việc chần chừ, ngại tìm đến cơ sở y tế của người dân khi có bệnh. Đặc biệt việc tự chữa trị và tìm đến những phương cách chữa trị cổ truyền, đơn giản, dễ tìm nhất là ở những vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số.
"Những cách thức mà người dân sử dụng như bốc thuốc, cúng bái khơng gọi
là điều trị chính thống, mà chỉ gọi là chữa trị" – theo bác sĩ Tr. Đ. Q (Bệnh viện Tâm
thần tỉnh). Tuy nhiên các cách thức này có liên quan đến việc tìm kiếm LHĐT của gia đình nên trong đề tài này chúng tơi sử dụng chung vào các loại hình điều trị để đánh giá và phân tích được tồn diện các khía cạnh theo mục đích của nghiên cứu.
1.2.3.4. Vai trị của gia đình trong tìm kiếm các loại hình điều trị trẻ em có RLTT
Trẻ em được sinh ra, ni dạy và lớn lên trong gia đình, chúng là những người được xã hội hóa và được các bậc cha mẹ chăm sóc theo những chuẩn mực và giá trị xã hội qua các tương tác trong gia đình. Vì thế có thể nói, gia đình là nơi quy tụ các nguồn lực và hoạt động sống nhằm thỏa mãn nhu cầu bảo vệ và chăm sóc trẻ em (trong đó có chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em) những năm đầu cuộc đời [20, tr.58].
Mặc dù rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến chất lượng dân số quốc gia, nhưng nhiều nguyên nhân gây rối nhiễu tâm lý, hành vi cho trẻ lại xuất phát từ gia đình. Do đó, khơng nơi nào bắt đầu nhanh hơn và giải quyết tốt hơn là từ chính mỗi gia đình nhỏ. Trong gia đình bố mẹ là người có vai trị trực tiếp nhất trong chăm sóc, ni dưỡng cũng như giáo dục con cái, vì thế các vấn đề sức khỏe của con cũng chính là vấn đề của cha mẹ. Trừ những thiết chế gia đình đặc biệt: thiếu vắng bố hoặc mẹ, hoặc cả hai bố mẹ thì vai trị và trách nhiệm này sẽ thuộc về những người trực tiếp chăm sóc ni dưỡng trẻ.
Trong gia đình có trẻ mắc rối loạn tâm thần, bố mẹ sẽ là người chịu ảnh hưởng trực tiếp và có vai trị chính trong việc tìm kiếm lựa chọn các loại hình điều trị cho con cùng với sự hỗ trợ của người thân. Quan niệm về giá trị của sức khỏe tâm thần sẽ chi phối các hoạt động tìm kiếm các loại hình điều trị của bố mẹ và người thân trẻ. Ở các gia đình mà cha mẹ có học vấn và các ngành nghề khác nhau thì quan niệm về giá trị sức khỏe tâm thần trẻ em trong gia đình cũng khác nhau, do họ tiếp nhận các nền văn hóa, mức sống và chịu ảnh hưởng bởi
các hệ giá trị chuẩn mực gia đình khác nhau... bên cạnh những tác động từ nguồn thông tin đại chúng và nhiều nguồn khác của xã hội đem lại. Việc đề cao giá trị nào của sức khỏe tâm thần trẻ em và coi nó là quan trọng trong gia đình, cũng có nghĩa đó chính là chỉ dẫn chung cho hành động và từ đó hình thành những tình thế nhất định ở họ [20, tr.59]. Vì vậy ở gia đình này bố mẹ và các thành viên có thể bình tâm chấp nhận vấn đề của con và cùng nhau để tìm kiếm những phương cách điều trị tốt nhất, nhưng ở gia đình khác lại có những khủng hoảng, thất vọng và khơng thống nhất trong cách tìm kiếm và lựa chọn LHĐT cho trẻ.
Ngược lại vai trị của bố mẹ, gia đình cũng chính là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ, rất nhiều rối loạn tâm căn của trẻ phát sinh từ chính gia đình. Kết quả của một nghiên cứu gần đây cho thấy 31% trẻ có các biểu hiện buồn bã, dễ cáu giận, bùng nổ, hay lo âu, nói dối là rơi vào những gia đình cha mẹ có học vấn cao và cha mẹ sống ly thân [21, tr.51]. Điều này khẳng định vai trò làm cha, làm mẹ trong quan hệ với nhau và với trẻ, nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính mối quan hệ khơng hài hịa giữa bố mẹ, giữa các thành viên trong gia đình, bị chia cắt sớm hoặc vắng mặt người bố, người mẹ hoặc giữa bố, mẹ với trẻ có mâu thuẫn nhân cách, gia đình gặp những khó khăn về kinh tế và nhiều rối loạn khác cũng là một trong những nhân tố cơ bản dẫn tơi rối loạn hành vi ở trẻ. Việc tìm kiếm và lựa chọn các loại hình điều trị những rối loạn hành vi cảm xúc này thường được bố mẹ và gia đình thực hiện khá muộn bởi nó diễn tiến âm thầm với những vấn đề ban đầu vẫn trong ngưỡng chấp nhận được như chỉ là trẻ chưa vâng lời, khó bảo, bướng hay quá thụ động, hiền lành và khi bùng phát thành rối loạn rõ ràng thì cha mẹ và gia đình vẫn khó chấp nhận và khơng tìm được nguyên nhân.
Tiểu kết Chƣơng 1
Cơ sở lý luận về thực trạng tìm kiếm các loại hình điều trị của gia đình dành cho trẻ có rối loạn tâm thần tại tỉnh Yên Bái được dựa trên những nghiên
cứu đã có trên thế giới và Việt Nam về các vấn đề rối loạn tâm thần ở trẻ em, loại hình điều trị rối loạn tâm thần và tìm kiếm các loại hình điều trị rối loạn tâm thần. Lý luận của vấn đề nghiên cứu cũng đồng thời được tìm hiểu trên cơ sở những khái niệm, định nghĩa đã được khái quát trong Từ điển hoặc đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đúc kết bao gồm: rối loạn tâm thần, rối loạn tâm thần ở trẻ em, loại hình điều trị rối loạn tâm thần trẻ em. Trong đó các vấn đề lý luận liên quan đến khái niệm cũng đã được phân tích chi tiết nhằm làm cơ sở khoa học quan trọng cho vấn đề nghiên cứu.
CHƢƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu
Yên Bái là một tỉnh miền núi với 743.400 dân (2014)1. Trên 50% dân số là các dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày và Dao. Tỉ lệ nghèo rất cao, 26,5% so với tỉ lệ nghèo của cả nước là 14,2% (Tổng cục thống kê, 2011). Tỉ lệ các cơ sở y tế công dành cho nông thôn được xây dựng kiên cố mới chỉ đạt mức 51,57%. Chỉ có 11,32% trong tổng số xã có cơ sở khám bệnh và nhà thuốc tư nhân (Tổng cục thống kê, 2014) [48].
Yên Bái bao gồm 9 huyện thị và thành phố, để đảm bảo tính ngẫu nhiên và đại diện trong lựa chọn địa điểm nghiên cứu, chúng tôi chia thành 3 khu vực:
+ Thành phố, thị xã: Thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ
+ Các huyện vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn: Mù Căng Chải, Trạm Tấu + Các huyện khác: Văn Chấn, Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình. Ba địa điểm được bốc thăm ngẫu nhiên đại diện cho các khu vực là Thành phố Yên Bái, huyện Lục Yên, huyện Trạm Tấu. Các khu vực thể hiện trên bản đồ sau: