KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một vài đặc điểm chung về gia đình trẻ có rối loạn tâm thần tại n Bái
Gần một nửa gia đình có trẻ mắc các RLTT có mức thu nhập thấp từ 2-5 triệu chiếm 44.7%, trong đó có đến 37.7 % gia đình có mức thu nhập rất thấp < 2 triệu đồng, 100% các gia đình có trẻ RLTT ở Trạm Tấu chỉ có mức thu nhập từ 5 triệu trở xuống. Như vậy một vấn đề được đặt ra hoặc là nghèo đói làm tăng tỷ lệ bệnh tật hoặc là bệnh tật kéo theo nghèo đói, đây là một vịng luẩn quẩn mà các gia đình có người đau ốm, nhất là có người mắc các RLTT khó thốt ra được.
Biểu đồ 3.1.Mức thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình
So sánh độ tuổi sinh của mẹ với thứ tự của trẻ trong tổng số con, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1. Độ tuổi sinh của mẹ và thứ tự của trẻ trong số anh chị em (N (%))
Tuổi mẹ khi sinh trẻ Trẻ là con thứ Tổng số Một Hai Ba Bốn <20 tuổi 11 (9.6) 2 (1.8) 0 0 13 (11.4) 20-30 tuổi 47 (41.2) 19 (16.7) 1 (0.9) 0 67 (58.8) 30-40 tuổi 9 (7.9) 17 (4.9) 1 (0.9) 0 27 (23.7) >40 tuổi 2 (1.8) 4 (3.5) 4 1 (0.9) 7 (6.1) Tổng số 69 (60.5) 42 (36.8) 2 (1.8) 1 (0.9) 114 (100)
Độ tuổi mẹ khi sinh trẻ nằm ở 20-30 tuổi là nhiều nhất (58.8 %), và trẻ là con thứ nhất cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong khoảng tuổi này của mẹ khi sinh chiếm 41.2%. Số trẻ có RLTT là con thứ nhất chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 60.5% so với trẻ ở thứ tự khác trong số anh chị em. Có tới 7 trẻ sinh ra khi mẹ đã 40-44 tuổi, tỷ lệ này phù hợp với nhận định mẹ có nguy cơ cao sinh trẻ có các vấn đề sức khỏe tâm thần khi nhiều tuổi.
Về tỷ lệ mắc các nhóm rối loạn tâm thần, chúng tơi thu được kết quả:
Bảng 3.2: Các rối loạn tâm thần mà trẻ mắc phải
Nhóm rối loạn Tên rối loạn cụ thể N (%)
Rối loạn phát triển thần kinh
RL phát triển trí tuệ Chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ 70 61.4 Các RL giao tiếp Rối loạn ngơn ngữ, chậm nói 7 6.1
RL phổ tự kỷ 16 14
RL tăng động giảm chú ý 9 7.9
RL vận động 3 2.6
RL phổ tâm thần phân liệt Tâm thần phân liệt, hoang tưởng, loạn thần
7 6.1
RL lưỡng cực Rối loạn cảm xúc 1 0.9
RL trầm cảm Trầm cảm 1 0.9
Tổng số 114 100
Các rối loạn tâm thần được phân theo DSM- 5 chủ yếu tập trung ở 4 nhóm Rối loạn phát triển thần kinh, rối loạn phổ tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và rối loạn trầm cảm. Trong đó chúng tơi chia nhóm rối loạn phát triển thần kinh thành 5 nhóm nhỏ bao gồm: Rối loạn phát triển trí tuệ, các rối loạn giao tiếp, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý và rối loạn vận động. Nhóm rối loạn phát triển trí tuệ chiếm tỷ lệ lớn nhất 70 trẻ chiếm 61.4% với các bệnh như chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ. Rối loạn lưỡng cực và trầm cảm chiếm tỷ lệ ít nhất, chỉ có 1 trẻ mắc chiếm 0.9% mỗi loại. Hai loại rối loạn này thường được chẩn đoán ở người lớn hiều hơn là ở trẻ em.Tâm thần phân liệt cũng là rối loạn không gặp phổ biến ở trẻ em chiếm 6.1%.
Tự kỷ là rối loạn chiếm tỷ lệ lớn thứ hai với 14 trẻ mắc chiếm 14%. Một số rối loạn hiện nay cũng gặp nhiều ở trẻ em đó là tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi 9 trẻ chiếm 7.9%, rối loạn ngôn ngữ (6.1%). Tỷ lệ này không phản ánh được hết tình hình mắc RLTT ở trẻ em tại Yên Bái, nhưng phần nào cho thấy mơ hình rối loạn TT ở một tỉnh miền núi.
3.2. Thực trạng tìm kiếm các loại hình điều trị (LHĐT) của gia đình
3.2.1. Địa điểm điều trị rối loạn tâm thần mà gia đình tìm kiếm
Bảng 3.3. Mức đợ gia đình tìm kiếm các địa điểm điều trị RLTT (N(%))
Địa điểm Chƣa bao giờ Hiếm khi Thỉnh Thoảng Thƣờng xuyên Điểm TB (M) Độ lệch chuẩn (SD) Các BV trung ương 52 (45.6) 10 (8.8) 28 (24.6) 24 (21.1) 2.21 1.230 Bệnh viện huyện 46 (40.4) 9 (7.9) 42 (36.8) 17 (14.9) 2.26 1.145 Trạm y tế xã 39 (34.2) 6 (5.3) 35(30.7) 34(29.8) 2.56 1.241 Bệnh viện tỉnh 37 (32.5) 10(8.8) 51(44.7) 16 (14) 2.40 1.087 Phòng khám tư 101 (88.6) 4(3.5) 6(5.3) 3 (2.6) 1.22 0.662 Dựa vào điểm trung bình cho thấy Trạm y tế xã, nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, cũng là nơi có mức độ tìm kiếm thường xun nhất 34
(29.8%). Phịng khám tư là địa điểm có giá trị trung bình thấp nhất. Hiện nay ở Yên Bái vẫn chưa phổ biến các phịng khám tư, việc tìm kiếm và đi đến điều trị tại địa điểm này thường thuộc về một bộ phận người dân có thu nhập, mặt khác theo bác sĩ Trần Đức Quân, giám đốc bệnh viện tâm thần tỉnh "Ở Yên Bái chỉ có
mợt vài phịng khám tư hoặc cá nhân mở phịng khám tại nhà thăm khám những bệnh liên quan đến thần kinh như đau đầu, mất ngủ thơng thường, chưa có bệnh viện hay phịng khám tư nào có chức năng thăm khám và điều trị các rối loạn tâm thần". Ở mức độ thỉnh thoảng, bệnh viện tỉnh là nơi được gia đình lựa chọn
nhiều nhất 51 (44.7%).
3.2.2. Các nhà chuyên môn và các cá nhân liên quan được gia đình tìm kiếm
Mức độ tìm kiếm các nhà chun mơn, các cá nhân liên quan trong điều trị RLTT cho trẻ thể hiện ở bảng giá trị sau:
Bảng 3.4. Mức đợ gia đình tìm kiếm các cá nhân trong việc điều trị RLTT
Cán bộ tâm lý Thầy cúng Chuyên viên CTXH Nhân viên YTTB Bác sĩ Thầy thuốc dân gian Cán bộ y tế xã Giáo viên (GDĐB) M 1.38 1.38 1.37 1.96 3.03 1.68 2.39 1.82 SD 0.876 0.721 0.767 1.25 0.917 0.989 1.280 1.243 Số liệu từ bảng 3.4 cho thấy bác sĩ là những nhà chun mơn được các gia đình tìm kiếm nhiều nhất 36 (31.6%). Điều này dễ dàng lý giải vì bác sĩ với trình độ và chun mơn và tay nghề luôn được người dân tin tưởng và kỳ vọng nhất. Chúng tôi tách riêng cán bộ y tế xã và bác sĩ vì ở miền núi tỷ lệ bác sĩ ở các trạm y tế rất thấp, nhiều trạm khơng có bác sĩ, do vậy sẽ có sự khác biệt trong tìm kiếm của gia đình. Tại tuyến xã, cán bộ y tế xã là người có chun mơn và dễ tiếp cận nên đây là đối tượng thứ hai mà gia đình thường xuyên tìm kiếm 32 gia đình chiếm 28.1%. Điểm lệch chuẩn (SD) cho thấy mức độ tìm kiếm có sự chênh lệch khá lớn từ 0.721 cho đến 1.280. Ở mức độ tìm kiếm, tuy khơng thường
xun tìm kiếm nhưng vẫn có đến 14% các gia đình thỉnh thoảng tìm kiếm thầy cúng khi con có các RLTT. 24.6% các gia đình thỉnh thoảng tìm kiếm các thầy thuốc dân gian. Rất ít gia đình thường xuyên tìm kiếm chuyên viên CTXH (2.6%) và cán bộ tâm lý chiếm 6.1%.
3.2.3. Khả năng tiếp cận các cá nhân điều trị RLTT
Khi tìm hiểu khả năng tiếp cận các nhà chun mơn, các cá nhân liên quan trong quá trình tìm kiếm của gia đình, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.5. Mức độ tiếp cận các cá nhân điều trị RLTT (N/%)
Mức độ tiếp cận N (%) Cá nhân, chun gia
Dễ tìm kiếm Có thể tìm khi cần Khó tìm kiếm Rất khó tìm M SD
Lãnh đạo tại địa phương 58(51.3) 45(39.8) 9(8) 1(0.9) 1.58 0.678 Cán bộ tâm lý 4 (3.5) 31(27.4) 60(53.1) 18(15.9) 2.81 0.739
Thầy cúng 34(30.1) 69(61.1) 9(8.0) 1(0.9) 1.80 0.615
Chuyên viên CTXH 10(8.8) 28(24.8) 68(60.2) 7(6.2) 2.64 0.733 Nhân viên y tế thôn bản 79(69.9) 32(28.3) 1(0.9) 1(0.9) 1.33 0.542
Bác sĩ 55(48.2) 56(49.1) 3(2.6) 0 1.54 0.551
Thầy thuốc dân gian 45(39.8) 63(55.8) 5(4.4) 0 1.65 0.566 Người có uy tín tại địa bàn 57(50.4) 50(44.2) 6(5.3) 0 1.55 0.597
Cán bộ y tế xã 73(64) 39(34.2) 2(1.8) 0 1.38 0.522
Giáo viên (GDĐB) 18(15.9) 39(34.5) 46(40.7) 10(8.8) 2.42 0.864 Ở đây chúng tôi đề cập đến cả những cá nhân như lãnh đạo địa phương, người có uy tín tại địa bàn, vì những cá nhân này liên quan trực tiếp đến việc hỗ trợ, hướng dẫn và thực hiện chính sách đối với gia đình có người mắc các RLTT, đơi khi họ cịn là người chỉ dẫn các phương cách điều trị cho gia đình.
Nhân viên y tế thơn bản, cán bộ y tế xã được đánh giá là dễ tìm kiếm nhất tại địa bàn. Khó tìm kiếm nhất là chun viên CTXH 68 (60.2%) sau đó đến cán bộ tâm lý 60 (53.1%) và giáo viên GDĐB 46 (40.7%), 3 đối tượng này cũng được lựa chọn nhiều nhất ở mức độ rất khó tìm kiếm. Điều này giải thích vì sao
tỷ lệ tìm kiếm những cá nhân này rất thấp ở phần phân tích trên. Thực tế ở Yên Bái cịn rất thiếu những cán bộ có chun mơn về tâm lý và công tác xã hội, hoặc họ không làm việc đúng chuyên ngành, trong bệnh viện tâm thần chưa có cán bộ tâm lý, một số chuyên viên công tác xã hội thường làm việc trái ngành.
Khơng có gia đình nào đánh giá ở mức rất khó tìm kiếm đối với các cá nhân là bác sĩ, cán bộ y tế xã, thầy thuốc dân gian. Chỉ 1 gia đình chiếm0.9% đánh giá rất khó tìm kiếm đối với nhân viên YTTB. Với khả năng tiếp cận dễ nên những cá nhân này cũng chiếm tỷ lệ cao ở mức độ và tần số tìm kiếm như ở phần trên đã phân tích.
3.2.4. Kênh thơng tin mà gia đình sử dụng để tìm kiếm các
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ gia đình lựa chọn kênh thơng tin để tìm kiếm (%)
Theo biểu đồ 3.4 kênh thông tin phổ biến nhất mà gia đình lựa chọn là thơng qua cán bộ y tế, đài là phương tiện được lựa chọn ít nhất. Với thực tế hiện nay, khi mà công nghệ thơng tin phát triển mạnh mẽ thì việc sử dụng đài khơng cịn được ưa chuộng nhiều tại các gia đình. Tuy nhiên ti vi vẫn là một trong những phương tiện được các gia đình lựa chọn nhiều (54.4%) chứ khơng phải là internet (24.6%). Mặc dù hiện nay rất nhiều thơng tin có thể tìm thấy trên các trang web, nhưng qua thông tin về thu nhập cho thấy phần lớn các gia đình có
mức thu nhập thấp, trình độ học vấnhạn chế nên việc tiếp cận với internet không phổ biến. Bạn bè người thân cũng là kênh phổ biến (55.3%) được gia đình tìm hiểu trong quá trình tìm kiếm các loại hình điều trị RLTT. Cùng với đó gần một nửa các gia đình thơng qua các gia đình khác có trẻ rối loạn TT (42.1%) để tìm kiếm cách điều trị cho con em mình
Theo bác sĩ Tr. T. T. H (Trưởng khoa Nhi, BVĐK Lục Yên) "Trước khi
đến bệnh viện gặp chúng tơi để được thăm khám, những gia đình có trẻ RLTT thường hỏi han những người xung quanh,bạn bè, người thân, nhất là những gia đình có trẻ cũng giống con họ để họ tìm hiểu thơng tin để xem con mình có bất thường khơng"
3.2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong q trình tìm kiếm các LHĐT
Những hỗ trợ gia đình nhận được ở đây bao gồm cả hỗ trợ về vật chất và tinh thần. Gia đình, anh em bạn bè là nơi gia đình nhận được hỗ trợ nhiều nhất chiếm 41.2%. Tỷ lệ khá lớn (61.4%) các gia đình khơng nhận được hỗ trợ nào từ các tổ chức đoàn thể. Tỷ lệ các gia đình lựa chọn mức nhận được hỗ trợ trung bình từ các cá nhân và tổ chức dao động từ 19.3% đến 30.7%. Nhìn chung ngồi gia đình và anh em bạn bè thì các gia đình có trẻ mắc RLTT chưa nhận được nhiều hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức khác trong việc tìm kiếm loại hình điều trị cho con em mình. Đặc biệt có 11 gia đình chiếm 9.6% có ý kiến nhà Trường không nhận và trẻ không được đi học như các bạn khác
Biểu đồ 3.4. Mức độ hỗ trợ gia đình nhận được (tỷ lệ %)
Bên cạnh những hỗ trợ nhận được, trong quá trình tìm kiếm cách thức điều trị, gia đình có trẻ RLTT gặp phải rất nhiều khó khăn. Cụ thể ở bảng giá trị sau:
Bảng 3.6. Những khó khăn của gia đình khi tìm kiếm các loại hình điều trị RLTT
Khó khăn N % M SD
Mọi người kỳ thị, xa lánh 0 0 1.14 0.418
Các thành viên gia đình khơng quan tâm 1 0.9 1.18 0.525
Anh em, bạn bè không ủng hộ 2 1.8 1.21 0.572
Phong tục tập quán ở địa phương 3 2.6 1.22 0.606
Bố hoặc mẹ không đủ sức khỏe 9 7.9 1.52 0.895
Giao thơng ở địa bàn đi lại khó khăn 9 7.9 1.74 0.969
Bận rộn khơng có thời gian 4 3.5 1.87 0.847
Khơng có kiến thức về bệnh 23 20.2 2.24 1.123
Khó khăn khơng có kinh phí, phương tiện 44 38.6 2.96 0.968 Bảng 3.6 là giá trị ở mức độ hồn tồn đúng đối với những khó khăn của gia đình. Khó khăn lớn nhất mà các gia đình gặp phải đó là khơng có kinh phí và
phương tiện chiếm 38.6%. Với thu nhập đa số dưới 5 triệu đồng 1 tháng thì rõ ràng kinh tế sẽ là yếu tố khó khăn nhất với các gia đình trong mọi khoản chi phí trong đó có việc đi tìm kiếm phương cách điều trị bệnh cho trẻ. Bên cạnh đó, khơng có kiến thức về bệnh cũng là khó khăn lớn của các gia đình khi có tới 23 gia đình chọn mức độ hoàn toàn đúng chiếm 20.29%. Giao thông đi lại khó khăn, bố hoặc mẹ khơng đủ sức khỏe là những khó khăn tiếp theo mà các gia đình lựa chọn. Mọi người kỳ thị, xa lánh dường như khơng phải là khó khăn với các gia đình, khơng có gia đình nào chọn mức độ hồn tồn đúng, chỉ có 3 gia đình lựa chọn mức độ đúng phần nhiều với vấn đề này chiếm 2.6%.
3.2.6. Cảm xúc và những vấn đề gia đình gặp phải khi tìm kiếm các LHĐT
Bảng 3.7. Cảm xúc tiêu cực của gia đình khi tìm kiếm các LHĐT (N(%))
Cảm xúc Hồn tồn khơng Thỉnh thoảng Thƣờng xun Luôn luôn M SD
Bi quan, mất phương hướng 66 (57.9) 36 (31.6) 11 (9.6) 1 (0.9) 1.54 0.706 Lo lắng 27 (23.7) 32 (28.1) 32 (28.1) 23 (20.2) 2.45 1.40 Buồn chán 44 (38.6) 40 (35.1) 20 (17.5) 10 (8.8) 1.96 0.959 Suy sụp tinh thần 66 (57.9) 35 (31.6) 5 (4.4) 7 (6.1) 1.59 0.839 Muốn buông xuôi 81 (71.1) 25 (21.9) 6 (5.3) 2 (1.8 ) 1.38 0.670
Hành vi và cảm xúc luôn đi liền với nhau, nên trong quá trình tìm kiếm các loại hình điều trị RLTT cho trẻ với vơ vàn những khó khăn thách thức, gia đình sẽ trải qua nhiều trạng thái cảm xúc cả tích cực khi tìm thấy những phương cách hiệu quả, phù hợp cho đến những cảm xúc tiêu cực, vơ vọng khi khơng tìm ra phương hướng, cách thức điều trị cho con em mình. Lo lắng là cảm xúc được các gia đình lựa chọn nhiều nhất (M=2.54), sau đó đến cảm xúc buồn chán. Đây là những cảm xúc âm tính thường trực nhất khi gia đình có người ốm đau. Các
cảm xúc cịn lại như bi quan, suy sụp, muốn bng xuôi phổ biến ở mức độ thỉnh thoảng đối với mỗi gia đình.
Bên cạnh đó cảm xúc tích cực với những hy vọng về việc tìm kiếm được phương pháp điều trị phù hợp và có kết quả cho con mình cũng được nhiều gia đình lựa chọn. Có 52 gia đình chiếm 45.6% ln ln tin tưởng và hy vọng sẽ có cách điều trị, 45 gia đình chiếm 39.5% bình tĩnh, kiên nhẫn tìm cách điều trị cho con em mình.
3.2.7. Những dự định tìm kiếm loại hình điều trị
Khi được hỏi "hiện tại anh/chị có tiếp tục tìm kiếm các cách thức điều trị
cho trẻ khơng?", có hơn một nửa số gia đình chiếm 51.4% chọn "Sẽ thay đổi nhưng chưa tìm được phương pháp điều trị thay thế", điều này cho thấy rất nhiều
gia đình có trẻ mắc rối loạn tâm thần vẫn đang bế tắc hoặc rất khó khăn trong việc tìm kiếm những loại hình điều trị phù hợp và có kết quả cho con em mình. Bên cạnh đó cũng có 39 gia đình chiếm 38.74% tiếp tục điều trị như hiện tại vì có hiệu quả. Số gia đình đã tìm thấy phương cách điều trị thay thế và số gia đình khơng tiếp tục tìm kiếm vì thấy vơ vọng là tương đương nhau với 4.5 %và 5.4 %. Kết quả thể hiện rõ ở biểu đồ 3.5.
3.3. Các yếu tố liên quan đến tìm kiếm loại hình điều trị
3.3.1. Tương quan giữa trình độ học vấn với tìm kiếm cá nhân và địa điểm điều trị RLTT
Sử dụng test ANOVA để so sánh trình độ học vấn với mức độ tìm kiếm