1 Báo cáo của Chi cục dân số tỉnh Yên Bái 2014
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Mẫu nghiên cứu
2.2.1.1.Cỡ mẫu
+ Tổng số phiếu điều tra là 126 phiếu (lấy tất cả số gia đình có trẻ đã được
chẩn đốn có rối loạn tâm thần do Trung tâm Y tế Thành phố Yên Bái, huyện Trạm Tấu và huyện Lục Yên thống kê). Sau khi tổng hợp, kiểm tra thì 12 phiếu bị loại do khơng phù hợp mục đích nghiên cứu. Số lượng và tỷ lệ cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Số lượng khách thể theo địa bàn
Địa điểm Số lƣợng (N) Tỷ lệ (%)
TP.Yên Bái 60 52.5
Huyện Lục Yên 40 35.1
Huyện Trạm Tấu 14 12.3
Tổng số 114 100
Số lượng khách thể có sự chênh lệch khá lớn từ 12.3% cho đến 52.5% , khách thể ít nhất là ở Trạm Tấu, và nhiều nhất là thành phố Yên Bái. Có sự chênh lệch này là do đặc điểm mỗi địa bàn, Trạm Tấu với mật độ dân cư thưa thớt, địa bàn đi lại khó khăn, đa số người dân là dân tộc thiểu số nên có bất đồng ngơn ngữ vì vậy việc tiếp cận khó khăn hơn so với thành phố Yên Bái và huyện Lục Yên, bên cạnh đó số lượng trẻ có RLTT ở mỗi địa bàn cũng có sự khác nhau.
2.2.1.2. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu.
Bảng 2.2. Đặc điểm nhân khẩu học của người thân trẻ có rối loạn TT.
Thơng tin nhân khẩu Nhóm Số lƣợng (N) Tỷ lệ (%)
Tuổi Dưới 30 27 23.7 Từ 31 đến 40 54 47.4 Trên 40 33 28.9 Giới tính Nam 46 40.4 Nữ 68 59.6 Quan hệ với trẻ Bố mẹ 108 94.7 Ơng bà 2 1.8 Cơ/dì/chú/bác 3 2.6 Anh/chị/em 0 0 Khác 1 0.9 Dân tộc Kinh 55 48.2 Tày 36 31.6 H'Mong 9 7.9 Dao 2 1.8 Khác 12 10.5 Nghề nghiệp Cán bộ viên chức 25 21.9 Nông dân 57 50 Công nhân 6 5.3 Lao động tự do 18 15.8 Buôn bán 8 7.0
Độ tuổi trung bình của khách thể nghiên cứu là 37 tuổi, trong đó tập trung chủ yếu ở 31- 40 tuổi (47.4%), độ tuổi dao động từ 24 đến 59 tuổi.
Giới tính khơng có chênh lệch lớn giữa nam và nữ 40.4% và 59.6%. Chủ yếu là bố mẹ tham gia trả lời điều tra 94.7%. Điều này phù hợp thực tế vì bố mẹ ln là người gần gũi, chăm sóc trẻ nhiều nhất, vì vậy chỉ có bố mẹ mới nắm rõ được các vấn đề của con cái mình, tỷ lệ này thuận lợi để phân tích kết quả cho nghiên cứu.
Một nửa số khách thể tham gia nghiên cứu là nơng dân (57/50%), sau đó đến cán bộ viên chức (21.9%), lao động tự do (15.8%), bn bán (7%) và ít nhất là cơng nhân (6/5.3%).
Bảng 2.3. Tỷ lệ dân tộc theo địa bàn nghiên cứu
Địa điểm Dân tộc Tổng
Kinh Tày H'Mong Dao Khác
TP. Yên Bái Số lượng (N) 49 9 0 0 2 60
Tỷ lệ (%) 43 7.9 0 0 1.8 52.6 Huyện Lục Yên Số lượng (N) 6 27 1 2 4 40 Tỷ lệ (%) 5.3 23.7 0.9 1.8 3.5 35.1 Huyện Trạm Tấu Số lượng (N) 0 0 8 0 6 14 Tỷ lệ (%) 0 0 7 0 5.3 12.3 Tổng số Số lƣợng (N) 55 36 9 2 12 114 Tỷ lệ (%) 48.2 31.6 7.9 1.8 10.5 100
Dân tộc kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (48.2%) và đa số ở thành phố Yên Bái, Lục Yên chiếm tỷ lệ lớn khách thể là dân tộc Tày (N=27/36), còn lại khách thể ở Trạm Tấu hơn một nửa là dân tộc H'Mong (N=8/14). Tỷ lệ này phù hợp với thực tế phân bố dân cư ở Yên Bái, dân tộc kinh chủ yếu tập trung ở trung tâm tỉnh, dân tộc đông người thứ hai là dân tộc Tày tập trung nhiều ở phía Đơng Bắc của tỉnh và khu vực ven hồ Thác Bà trong đó có huyện Lục Yên. Riêng ở Trạm Tấu, nơi 100% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì tỷ lệ dân tộc H'Mong chiếm tới 77%1.
1http://www.yenbai.gov.vn/vi/org/htt/huyentramtau/Pages/gioithieuchung.aspx
Bảng 2.4: Đặc điểm của trẻ có RLTT Thơng tin Nhóm Số lƣợng (N) Tỷ lệ (%) Thơng tin Nhóm Số lƣợng (N) Tỷ lệ (%) Tuổi < 6 tuổi 20 17.5 6-10 tuổi 39 34.2 > 10 tuổi 55 48.2 Tổng 114 100 Giới tính Nam 62 54.4 Nữ 52 45.6 Tổng 114 100
Độ tuổi của trẻ có RLTT tăng dần về số lượng, trong đó cao nhất là độ tuổi trên 10 tuổi (55.2%), đây là độ tuổi tại thời điểm điều tra nên tỷ lệ này là phù hợp vì ở độ tuổi này cha mẹ đã có khoảng thời gian nhất định để tìm kiếm và lựa chọn những loại hình điều trị cho trẻ, nên họ dễ hợp tác và chia sẻ thông tin hơn.
Về giới tính, nam nhiều hơn nữ: 62 trẻ so với 52 trẻ. Bước đầu lý giải cho tỷ lệ này là một số rối loạn theo nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nam cao hơn nữ như tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi
Bên cạnh khách thể là các gia đình có trẻ mắc các RLTT, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 05 cá nhân, thông tin về những cá nhân được phỏng vấn như sau:
Bảng 2.5. Thông tin về khách thể được phỏng vấn
Đơn vị Đối tƣợng Số lƣợng
Bệnh viện tâm thần tỉnh Y, bác sĩ làm công tác chuyên môn 1 Khoa nhi, BV đa khoa tỉnh Y, bác sĩ làm công tác chuyên môn 1 TT giáo dục trẻ khuyết tật,
TT Hương Giang (TP Yên Bái)
Giáo viên trực tiếp can thiệp cho trẻ 2
Thôn bản, tổ dân phố Nhân viên y tế thôn bản 1
Tổng số 5
2.2.1.2. Chọn mẫu:
+ Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Danh dách gia đình có trẻ mắc các rối loạn tâm thần tại Thành phố Yên Bái, huyện Trạm Tấu và huyện Lục Yên đã được cán bộ y tế xã và nhân viên y tế thôn bản tổng hợp và gửi về trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh (trong đó có 126 trẻ đã đi thăm khám và được chẩn đoán bệnh, loại trừ số trẻ chưa được chẩn đốn bệnh khơng đưa vào mẫu nghiên cứu)
- Người trả lời phiếu điều tra được tính là ơng bà, bố mẹ hoặc người thân sống trong hộ gia đình với trẻ. Ưu tiên phỏng vấn bố mẹ, ơng bà, người trực tiếp chăm sóc và ni dưỡng trẻ.
- Cán bộ trực tiếp tham gia công tác chuyên mơn trong chăm sóc sức khỏe,và giáo viên giáo dục đặc biệt, nhân viên YTTB.
- Đối tượng đồng ý và đủ năng lực tham gia trả lời phỏng vấn.
+ Tiêu chuẩn loại trừ:
- Đối tượng ngoài tiêu chuẩn lựa chọn
- Đối tượng không hợp tác hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.2.2. Tiến trình nghiên cứu
2.2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận
- Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu, các phương pháp tiếp cận và tìm hiểu kết quả nghiên cứu đã có.
- Xây dựng hệ thống khái niệm công cụ và phương pháp tiếp cận phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Nợi dung: Đọc và phân tích tài liệu, bài viết và cơng trình nghiên cứu có
liên quan tới luận văn.Từ đó xây dựng đề cương nghiên cứu, cơ sở lý luận, khái niệm công cụ, phiếu hỏi.
Phương pháp: Đọc và phân tích tài liệu. 2.2.2.2. Giai đoạn khảo sát thực trạng, xử lý số liệu
Mục đích
Khảo sát thực trạng tìm kiếm các loại hình điều trị của gia đình dành cho trẻ có các rối loạn tâm thần tại tỉnh Yên Bái
Nội dung
- Sử dụng phiếu hỏi đã được xây dựng dành cho gia đình có trẻ rối loạn tâm thần, cán bộ y tế và các cá nhân khác
- Tập huấn cho điều tra viên tham gia điều tra: bao gồm cán bộ trung tâm TT- GDSK tỉnh, cán bộ phịng truyền thơng trung tâm y tế và nhân viên y tế thôn bản
- Tiến hành điều tra tại địa phương: Gửi giấy mời gia đình, tiến hành phỏng vấn tại Trạm Y tế và tại hộ gia đình theo bộ phiếu điều tra có cấu trúc.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp này sẽ hệ thống lại cơ sở lý thuyết, đồng thời tìm hiểu các nghiên cứu đã có về rối loạn tâm thần, tìm kiếm các loại hình điều trị của gia đình dành cho trẻ có rối loạn tâm thần bằng việc tham khảo các cơng trình nghiên cứu, sách, báo, internet, tạp chí chun ngành trong và ngồi nước.
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài. Bảng hỏi được thiết kế dựa trên khảo sát thực tế về trình độ dân trí, văn hóa tại địa phương. Được điều tra thử trên 10 khách thể để đảm bảo các yếu tố tường minh, rõ ràng không ảnh hưởng đến việc đánh giá thực trạng tìm kiếm các loại hình điều trị của gia đình dành cho trẻ có các RLTT ở tỉnh n Bái, sau đó mới mang ra điều tra chính thức trên mẫu khách thể nghiên cứu. Chi tiết bảng hỏi được trình bày ở phần phụ lục.
* Nợi dung phiếu hỏi dành cho gia đình chia 4 phần: - Phần A: Các câu hỏi sàng lọc
- Phần B: Các câu hỏi thông tin chung về người trả lời và trẻ có rối loạn tâm thần - Phần C: Thực trạng tìm kiếm các loại hình điều trị
- Phần D: Việc lựa chọn và sử dụng dịch vụ sau tìm kiếm
* Nợi dung phiếu phỏng vấn cho nhà chuyên môn và cá nhân liên quan bao gồm:
- Thơng tin cá nhân
- Tình hình mắc RLTT ở địa phương
- Những hỗ trợ của cá nhân đối với trẻ có RLTT - Các địa điểm can thiệp điều trị cho trẻ
- Đề xuất, khuyến nghị
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số cán bộ các đơn vị điều trị, cán bộ trực tiếp tham gia công tác chuyên mơn trong chăm sóc SKTT và một số giáo viên giáo dục đặc biệt nhằm làm sâu sắc và toàn diện hơn kết quả nghiên cứu.
2.3.4. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp này được dùng để xử lý các kết quả thu được từ bảng hỏi. Các thơng tin sẽ được mã hóa, nhập liệu và xử lý với phần mềm Excel và SPSS.
Tiểu kết Chƣơng 2
* Về tổ chức nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện tại 3 địa điểm đại diện cho
3 khu vực của tỉnh với 114 khách thể được khảo sát qua phiếu và 5 khách thể được phỏng vấn. Mẫu đảm bảo các tiêu chuẩn lựa chọn. Tiến trình nghiên cứu được thực hiện theo quy trình khoa học từ giai đoạn nghiên cứu lý luận cho đến khảo sát, thu thập thơng tin và xử lý phân tích dữ liệu.
* Về phương pháp ghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu mô
tả cắt ngang kết hợp định tính và định lượng, sau đó sử dụng phương pháp thống kê tốn học SPSS để phân tích số liệu.
Kết quả đo lường được trình bày trên các bảng số liệu và biểu đồ mang tính trực quan, thể hiện trong chương 3- Kết quả nghiên cứu.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một vài đặc điểm chung về gia đình trẻ có rối loạn tâm thần tại Yên Bái
Gần một nửa gia đình có trẻ mắc các RLTT có mức thu nhập thấp từ 2-5 triệu chiếm 44.7%, trong đó có đến 37.7 % gia đình có mức thu nhập rất thấp < 2 triệu đồng, 100% các gia đình có trẻ RLTT ở Trạm Tấu chỉ có mức thu nhập từ 5 triệu trở xuống. Như vậy một vấn đề được đặt ra hoặc là nghèo đói làm tăng tỷ lệ bệnh tật hoặc là bệnh tật kéo theo nghèo đói, đây là một vịng luẩn quẩn mà các gia đình có người đau ốm, nhất là có người mắc các RLTT khó thốt ra được.
Biểu đồ 3.1.Mức thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình
So sánh độ tuổi sinh của mẹ với thứ tự của trẻ trong tổng số con, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1. Độ tuổi sinh của mẹ và thứ tự của trẻ trong số anh chị em (N (%))
Tuổi mẹ khi sinh trẻ Trẻ là con thứ Tổng số Một Hai Ba Bốn <20 tuổi 11 (9.6) 2 (1.8) 0 0 13 (11.4) 20-30 tuổi 47 (41.2) 19 (16.7) 1 (0.9) 0 67 (58.8) 30-40 tuổi 9 (7.9) 17 (4.9) 1 (0.9) 0 27 (23.7) >40 tuổi 2 (1.8) 4 (3.5) 4 1 (0.9) 7 (6.1) Tổng số 69 (60.5) 42 (36.8) 2 (1.8) 1 (0.9) 114 (100)
Độ tuổi mẹ khi sinh trẻ nằm ở 20-30 tuổi là nhiều nhất (58.8 %), và trẻ là con thứ nhất cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong khoảng tuổi này của mẹ khi sinh chiếm 41.2%. Số trẻ có RLTT là con thứ nhất chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 60.5% so với trẻ ở thứ tự khác trong số anh chị em. Có tới 7 trẻ sinh ra khi mẹ đã 40-44 tuổi, tỷ lệ này phù hợp với nhận định mẹ có nguy cơ cao sinh trẻ có các vấn đề sức khỏe tâm thần khi nhiều tuổi.
Về tỷ lệ mắc các nhóm rối loạn tâm thần, chúng tơi thu được kết quả:
Bảng 3.2: Các rối loạn tâm thần mà trẻ mắc phải
Nhóm rối loạn Tên rối loạn cụ thể N (%)
Rối loạn phát triển thần kinh
RL phát triển trí tuệ Chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ 70 61.4 Các RL giao tiếp Rối loạn ngơn ngữ, chậm nói 7 6.1
RL phổ tự kỷ 16 14
RL tăng động giảm chú ý 9 7.9
RL vận động 3 2.6
RL phổ tâm thần phân liệt Tâm thần phân liệt, hoang tưởng, loạn thần
7 6.1
RL lưỡng cực Rối loạn cảm xúc 1 0.9
RL trầm cảm Trầm cảm 1 0.9
Tổng số 114 100
Các rối loạn tâm thần được phân theo DSM- 5 chủ yếu tập trung ở 4 nhóm Rối loạn phát triển thần kinh, rối loạn phổ tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và rối loạn trầm cảm. Trong đó chúng tơi chia nhóm rối loạn phát triển thần kinh thành 5 nhóm nhỏ bao gồm: Rối loạn phát triển trí tuệ, các rối loạn giao tiếp, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý và rối loạn vận động. Nhóm rối loạn phát triển trí tuệ chiếm tỷ lệ lớn nhất 70 trẻ chiếm 61.4% với các bệnh như chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ. Rối loạn lưỡng cực và trầm cảm chiếm tỷ lệ ít nhất, chỉ có 1 trẻ mắc chiếm 0.9% mỗi loại. Hai loại rối loạn này thường được chẩn đoán ở người lớn hiều hơn là ở trẻ em.Tâm thần phân liệt cũng là rối loạn không gặp phổ biến ở trẻ em chiếm 6.1%.
Tự kỷ là rối loạn chiếm tỷ lệ lớn thứ hai với 14 trẻ mắc chiếm 14%. Một số rối loạn hiện nay cũng gặp nhiều ở trẻ em đó là tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi 9 trẻ chiếm 7.9%, rối loạn ngôn ngữ (6.1%). Tỷ lệ này không phản ánh được hết tình hình mắc RLTT ở trẻ em tại Yên Bái, nhưng phần nào cho thấy mơ hình rối loạn TT ở một tỉnh miền núi.
3.2. Thực trạng tìm kiếm các loại hình điều trị (LHĐT) của gia đình
3.2.1. Địa điểm điều trị rối loạn tâm thần mà gia đình tìm kiếm
Bảng 3.3. Mức đợ gia đình tìm kiếm các địa điểm điều trị RLTT (N(%))
Địa điểm Chƣa bao giờ Hiếm khi Thỉnh Thoảng Thƣờng xuyên Điểm TB (M) Độ lệch chuẩn (SD) Các BV trung ương 52 (45.6) 10 (8.8) 28 (24.6) 24 (21.1) 2.21 1.230 Bệnh viện huyện 46 (40.4) 9 (7.9) 42 (36.8) 17 (14.9) 2.26 1.145 Trạm y tế xã 39 (34.2) 6 (5.3) 35(30.7) 34(29.8) 2.56 1.241 Bệnh viện tỉnh 37 (32.5) 10(8.8) 51(44.7) 16 (14) 2.40 1.087 Phòng khám tư 101 (88.6) 4(3.5) 6(5.3) 3 (2.6) 1.22 0.662 Dựa vào điểm trung bình cho thấy Trạm y tế xã, nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, cũng là nơi có mức độ tìm kiếm thường xun nhất 34
(29.8%). Phòng khám tư là địa điểm có giá trị trung bình thấp nhất. Hiện nay ở Yên Bái vẫn chưa phổ biến các phịng khám tư, việc tìm kiếm và đi đến điều trị tại địa điểm này thường thuộc về một bộ phận người dân có thu nhập, mặt khác theo bác sĩ Trần Đức Quân, giám đốc bệnh viện tâm thần tỉnh "Ở Yên Bái chỉ có
mợt vài phịng khám tư hoặc cá nhân mở phịng khám tại nhà thăm khám những bệnh liên quan đến thần kinh như đau đầu, mất ngủ thơng thường, chưa có bệnh viện hay phịng khám tư nào có chức năng thăm khám và điều trị các rối loạn tâm thần". Ở mức độ thỉnh thoảng, bệnh viện tỉnh là nơi được gia đình lựa chọn