Rối loạn tâm thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tìm kiếm các loại hình điều trị của gia đình dành cho trẻ có rối loạn tâm thần tại yên bái luận văn ths tâm lý học 60 31 04 (Trang 32 - 35)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Một số vấn đề lý luận

1.2.1. Rối loạn tâm thần

1.2.1.1. Khái niệm

Sức khỏe thể chất hoặc sức khỏe tâm thần khơng thể tồn tại một mình, là nội hàm của khái niệm sức khỏe nói chung, đề cập đến con người tổng thể. Sức khỏe là thể thống nhất của ba phần: Thể chất, tâm thần và xã hội. Trong đó các vấn đề được đề cập trong nghiên cứu này thuộc về sức khỏe tâm thần, một trong những phần rất quan trọng của sức khỏe. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) sức khỏe tâm thần được định nghĩa “là trạng thái lành mạnh mà trong đó, cá nhân

nhận ra những năng lực của chính mình, có thể đương đầu với các stress thơng thường của c̣c sống, có thể làm việc năng suất và hiệu quả, và có thể tạo ra những đóng góp cho chính cợng đồng của mình” (WHO, 2001).

Ở một trạng thái ngược lại của sức khỏe tâm thần là có các vấn đề sức khỏe tâm thần hay rối loạn tâm thần, rối loạn tâm lý, bệnh tâm thần [12, tr.8].

Rối loạn tâm thần (hay còn gọi là rối loạn tâm lý, bệnh tâm thần, có vấn đề về sức khỏe tâm thần) là trạng thái biểu hiện hành vi, hoặc cảm xúc gây cho cá nhân những đau khổ tự hủy hoại bản thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mặt của đời sống của cá nhân đó như cơng việc, gia đình, xã hội hoặc gây nguy hiểm cho người khác hoặc cộng đồng [12, tr.8].

Trong nghiên cứu thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em mồ côi bị bỏ rơi, tác giả Đồn Thị Hương đã trích dẫn lý giải của nhiều tác giả về rối loạn tâm thần: "Thực ra, bệnh tâm thần chính là các rối loạn tâm thần. Xét về

khía cạnh thuật ngữ, chỉ được gọi là "bệnh" khi biết rõ được nguyên nhân và cơ chế gây bệnh của nó. Trong khi hầu hết các rối loạn tâm thần đều chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, cho nên gọi là "rối loạn", để chỉ sự hoạt động tâm thần bất thường. Chỉ được xem là có bệnh khi các rối loạn gây nên những hậu quả bất lợi về sinh học, tâm lý, xã hội" [7, tr.23]. Cũng tương đồng

với lý giải trên trong nghiên cứu hiệu quả mơ hình can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh 6-15 tuổi, tác giả Đàm Thị Bảo Hoa cũng đưa ra nhận định: Rối loạn tâm thần bao gồm các loại và mức độ khác nhau của một số rối loạn tâm thần chủ yếu được xem là các vấn đề sức khỏe cộng đồng như trầm cảm, lo âu, nghiện chất, rối loạn loạn thần và sa sút trí tuệ. v.v, rối loạn tâm thần cũng đồng nghĩa với bệnh tâm thần [4, tr.16]

Trong cuốn “Cẩm nang cấp cứu tâm thần”, Betty Kichener định nghĩa “Rối loạn tâm thần là mợt bệnh có thể chẩn đốn được, nó gây nên những biến

đổi căn bản về tư duy, cảm xúc và hành vi” [40, tr.22]. Cũng về thuật ngữ rối

loạn tâm thần, năm 2002, Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn (Viện SKTT quốc gia) cùng cộng sự đã biên soạn lại, bổ sung và tái bản cuốn "Bệnh học tâm thần thực hành" và đổi tên thành "Các rối loạn tầm thần, chẩn đoán và điều trị" nhằm bám sát thực tế xã hội [24].

Hiện nay khái niệm bệnh tâm thần vẫn chưa tránh khỏi định kiến, người ta hay quy gán về những bệnh tâm thần nặng như động kinh, tâm thần phân liệt. Vì vậy trong đề tài này, khơng loại trừ những bệnh tâm thần, chúng tôi dùng khái niệm rối loạn tâm thần để đồng nhất thuật ngữ khi điều tra tại công đồng cho

các vấn đề cần nghiên cứu.

Như vậy, trong phạm vi đề tài này, rối loạn tâm thần có thể được hiểu “là

một bệnh có thể chẩn đốn được, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mặt đời sống cá nhân đó, làm suy yếu năng lực làm việc và năng lực thực hiện các quan hệ cá nhân thông thường của người bệnh hoặc gây nguy hiểm cho người khác và cộng đồng”

Như giới hạn đề tài, chúng tơi khơng đi sâu vào chẩn đốn, sàng lọc bệnh hay mô tả đặc điểm lâm sàng của các rối loạn trong nghiên cứu này.

1.2.1.2. Chẩn đoán và phân loại rối loạn tâm thần

Hiện nay trên thế giới có hai bảng phân loại về sức khỏe tâm thần được sử dụng rộng rãi. Đó là Cẩm nang chuẩn đốn và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ tư của Hiệp hội tâm thần Mỹ (DSM - IV) và Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD - 10). Sự ra đời của hai loại bảng phân loại này được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích với những tiêu chuẩn chẩn đoán rõ ràng và hợp lý của chúng, được đánh giá nền tảng cho sự tiến bộ lớn về phương pháp cho các nghiên cứu dịch tễ học [12, tr.10]. Tháng 5/2013 Hiê ̣p hô ̣i tâm thần ho ̣c Hoa Kỳ công bố DSM – 5 (Sổ tay thống kê và chẩn đoán mới nhất ). Cẩm nang này đã được các bác sĩ bộ môn tâm lý y học Viện 103 biên dịch làm tiêu chuẩn chẩn đốn cho cơng tác chun môn và nghiên cứu, theo đó các rối loạn tâm thần được phân loại thành 15 nhóm:

1. Rối loạn phát triển thần kinh

2. Rối loạn phổ tâm thần phân liệt và các rối loạn loạn thần ngắn 3. Rối loạn lưỡng cực và các rối loạn liên quan

4. Rối loạn trầm cảm 5. Rối loạn lo âu

6. Rối loạn ám ảnh cưỡng bức và các rối loạn liên quan 7. Các rối loạn liên quan đến chấn thương và stress 8. Các rối loạn phân ly

9. Rối loạn triệu chứng cơ thể và các rối loạn liên quan 10. Rối loạn ăn và nuôi dưỡng

11. Rối loạn bài tiết 12. Rối loạn thức - ngủ

13. Các rối loạn liên quan đến nghiện chất 14. Rối loạn thần kinh nhận thức

Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD – 10) được WHO xuất bản và đưa vào sử dụng từ 1994. Phần các vấn đề sức khỏe tâm thần thuộc chương 5 của Bảng phân loại, gồm các mảng:

+ Rối loạn tâm thần thực thể bao gồm rối loạn tâm thần triệu chứng + Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần + Tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và rối loạn hoang tưởng + Rối loạn cảm xúc

+ Loạn thần kinh, rối loạn liên quan đến stress và rối loạn dạng cơ thể + Hội chứng hành vi kết hợp với rối loạn sinh lý và yếu tố thể chất + Rối loạn nhân cách và hành vi ở người trưởng thành

+ Chậm phát triển tâm thần + Rối loạn phát triển tâm lý

+ Rối loạn về hành vi cảm xúc với sự khởi bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi trẻ em và thiếu niên

+ Rối loạn tâm thần không xác định [12, tr. 11]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tìm kiếm các loại hình điều trị của gia đình dành cho trẻ có rối loạn tâm thần tại yên bái luận văn ths tâm lý học 60 31 04 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)