Cách thức chính gia đình chữa trị cho trẻ hiện tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tìm kiếm các loại hình điều trị của gia đình dành cho trẻ có rối loạn tâm thần tại yên bái luận văn ths tâm lý học 60 31 04 (Trang 76)

Cách thức chính gia đình chữa trị cho trẻ hiện tại chủ yếu là ngoại trú chiếm 38.6%, sau đó là can thiệp với giáo viên giáo dục đặc biệt chiếm 22.81%, có một phần nhỏ các gia đình tự chữa chiếm 3.51%, thực hiện nghi lễ thờ cúng chiếm 1.75% hoặc không điều trị chiếm 4.39%. Có thể hiện tại có những trẻ đang được điều trị với nhiều cách thức khác nhau cùng một lúc, nhưng chúng tôi chỉ tìm hiểu cách thức chính mà gia đình đang tốn nhiều thời gian cũng như kinh phí để cho trẻ điều trị. Phân tích tương quan với việc tìm kiếm các loại hình điều trị, cho thấy kết quả cụ thể như sau:

Biểu đồ 3.8. Mối quan hệ giữa cách thức gia đình điều trị cho trẻ với việc tìm kiếm những cá nhân chữa trị cho trẻ

Với mức độ tìm kiếm những cá nhân để chữa trị cho trẻ, chỉ có mức độ chưa bao giờ và thỉnh thoảng tìm kiếm được đưa vào phân tích do đây là hai mức độ các gia đình lựa chọn trả lời nhiều nhất. Theo biểu đồ 3.10, tỷ lệ các gia đình đang điều trị cho trẻ chưa bao giờ tìm đến cán bộ tâm lý ở mức độ tương đương nhau. Ở mức độ thỉnh thoảng, những gia đình đang cho trẻ trị liệu tâm lý tìm kiếm cán bộ tâm lý nhiều nhất chiếm 33.3%, sau đó đến những trẻ can thiệp với giáo viên GDĐB chiếm 19.2%, giáo viên GDĐB cũng được tìm kiếm nhiều bởi những gia đình đang cho trẻ can thiệp cá nhân (38.5%). Điều này là phù hợp vì chỉ có trẻ đang trị liệu và can thiệp với có nhu cầu tìm hiểu nhiều về cán bộ tâm lý và giáo viên GDĐB. Trong câu hỏi mở với phương án khác, có gia đình ý kiến "chưa bao giờ biết đến cán bộ tâm lý" (mã phiếu 03)

Những gia đình đang cho trẻ điều trị bằng thuốc dân gian cũng đồng thời tìm đến thầy cúng nhiều hơn những gia đình khác, đặc biệt những trẻ hiện tại không điều trị cũng khơng tìm kiếm thầy cúng. Một điều đáng lưu ý là 50% những gia đình đang thực hiện nghi lễ thờ cúng để chữa trị cho trẻ chưa bao giờ tìm kiếm đến bác sĩ. Bác sĩ Th (BVĐK tỉnh) cũng nhận định "có mợt số gia đình

thực hiện cúng ma để chữa trị cho con họ khi có RLTT, nhất là người dân tợc ở vùng sâu xa, thường thì những đối tượng này rất hiếm khi đến gặp chúng tôi" 3.3.6.4. Mối quan hệ giữa tổng số nơi gia đình điều trị cho trẻ với tìm kiếm các LHĐT

Sau khi sử dụng các phép thống kê để nhóm phần trả lời của câu hỏi

"Anh/chị đã điều trị ở bao nhiêu chỗ/ nơi về rối loạn tâm thần của con, cháu mình?", thu được kết quả:

Biểu đồ 3.9. Tổng số nơi mà trẻ đã được đi điều trị

Tổng số nơi mà gia đình đưa trẻ đi điều trị nhiều nhất là vào khoảng 2-5 địa điểm chiếm 57%, có tới 10% gia đình đã đưa trẻ đi điều trị rất nhiều nơi (>5 địa điểm), số còn lại là chỉ chữa trị 1 chỗ chiếm 33%. Thực tế có thể thấy rằng trong các mơ hình bệnh tật, một trong những đối tượng chuyển chỗ điều trị nhiều nhất là những người mắc các rối loạn tâm thần. Trong 114 gia đình mà chúng tơi nghiên cứu có đến 82 gia đình chiếm 60.3% có cho trẻ chuyển chỗ điều trị với

các lý do điều trị mãi không đỡ (34.1%), chỗ khác tốt hơn (12.2%), nghe lời khuyên của nhà chuyên môn (46.3%), chỗ khác đỡ tốn kém hơn (8.5%) và nghe lời khuyên của gia đình bạn bè (17.1%).

Phân tích mối quan hệ giữa số nơi gia đình cho đi điều trị với tìm kiếm địa điểm và cá nhân điều trị, cho thấy các giá trị tương quan như sau:

Bảng 3.14. Tương quan giữa tổng số nơi gia đình đưa trẻ đi điều trị với địa điểm và cá nhân điều trị được gia đình tìm kiếm

Địa điểm và cá nhân đƣợc tìm kiếm

Tổng số nơi điều trị

r p

Các bệnh viện Trung ương 0.30** 0.002

Bệnh viện tỉnh 0.42** 0.000

Bác sĩ 0.28** 0.003

Một số gia đình càng cho con đi điều trị nhiều nơi càng tìm kiếm nhiều thơng tin điều trị từ bác sĩ và các bệnh viện trung ương. Trong đó đa số gia đình tìm kiếm thơng tin nhiều về bệnh viện tuyến tỉnh thì cho con đi điều trị càng nhiều nơi.

3.3.7. Các yếu tố dự đốn việc tìm kiếm các LHĐT RLTT

Thực hiện phân tích hồi quy đa biến giữa nhóm các địa điểm, các nhà chuyên môn điều trị và cá nhân liên quan mà gia đình tìm kiếm, những khó khăn, thuận lợi của gia đình trong quá trình tìm kiếm LHĐT với các yếu tố: khu vực sống, tuổi, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, những hộ trợ gia đình trong quá trình tìm kiếm, suy nghĩ của gia dình về tình trạng của trẻ thu được các giá trị hồi quy tuyến tính như sau:

Bảng 3.15. Tổng hợp giá trị trong phân tích hồi quy tuyến tính các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn tìm kiếm LHĐT của cha mẹ có trẻ mắc các RLTT

Mức độ tìm nơi điều trị Mức độ tìm nhà chun mơn Kênh tìm kiếm Khó khăn của GĐ khi tìm kiếm. R 0.272 0.156 0.083 0.280 R2 0.325 0.217 0.150 0.224 Giá trị p Khu vực sống 0.022 0.158 0.748 0.980 Tuổi 0.839 0.493 0.478 0.832 Học vấn 0.011 0.192 0.52 0.000 Nghề nghiệp 0.713 0.921 0.14 0.51 Hôn nhân 0.013 0.141 0.579 0.814 Thu nhập 0.017 0.013 0.559 0.942 Những hỗ trợ GĐ trong tìm kiếm 0.000 0.001 0.005 0.17 Suy nghĩ về tình trạng của trẻ 0.963 0.749 0.250 0.372

Ghi chú: R: Giá trị tương quan bội ; R2 : Hệ số xác định bội, p: ý nghĩa thống kê.

Kết quả bảng trên cho thấy giá trị tương quan bội R= 0.272, tất cả 8 yếu tố này dự đoán được 32.5% (R2 =0.325) mức độ tìm kiếm địa điểm điều trị của gia

đình. Với giá trị R = 0.156, 8 yếu tố này giải thích được 21.7% (R2=0.217) mức

độ tìm kiếm các nhà chun mơn và cá nhân điều trị. 8 yếu tố này chỉ dự đoán được 15% (R2=0.150, giá trị tương quan bội R=0.083) mức độ tìm kiếm qua các

kênh thơng tin và dự đoán được 22.4% (R2=0.224) mức độ khó khăn của gia

đình khi tìm kiếm với giá trị tương quan bội R=0.280.

Học vấn là yếu tố độc lập dự đốn lựa chọn mức độ khó khăn của gia đình khi tìm kiếm các loại hình điều trị (p=0.000). Những hỗ trợ gia đình nhận

được trong quá trình tìm kiếm LHĐT là yếu tố độc lập có ý nghĩa dự đốn mức độ tìm nơi điều trị (p=0.000), dự đốn mức độ tìm kiếm các nhà chun mơn và các cá nhân điều trị (p=0.001), và dự đốn lựa chọn kênh thơng tin mà gia đình tìm kiếm LHĐT (p=0.005).

3.4. Mong muốn của gia đình trong tìm kiếm loại hình điều trị cho trẻ.

Khi được hỏi "Anh/chị có mong muốn gì để có thể tìm kiếm và lựa chọn được loại hình điều trị tốt nhất cho con em mình" có 64 phụ huynh có ý kiến trả lời (56.1%), tổng hợp các ý kiến theo các nhóm như sau:

+ Được tư vấn, hướng dẫn: Thực hiện các dịch vụ XH, các thủ tục pháp lý để

được hưởng chế độ chính sách, tập huấn cho cha mẹ tại nhà.

+ Tiếp cận các dịch vụ tại địa phương: Có Trung tâm can thiệp cho trẻ tại địa

phương; Kịp thời phát thuốc, đưa thuốc về Trạm, có các hội thảo tại địa phương

+ Trẻ được quan tâm: Được đi học bình thường, các tổ chức XH chia sẻ, được

hòa nhập, được điều trị ngoại trú

+ Sử dụng cơ sở tốt, các phương pháp tiên tiến: Được về Trung ương điều trị,

được cấy ghép tủy sống theo phương pháp mới nhất

+ Hỗ trợ từ xã hội: Hỗ trợ kinh phí, vật chất từ các đồn thể, ưu tiên các chính

sách, sự giúp đỡ từ các cấp các ngành.

+ Tìm được nhà chun mơn phù hợp:Tìm được chuyên gia tư vấn giáo dục

riêng, bác sĩ giỏi, tìm được giáo viên phục hồi chức năng

Qua phân tích tương quan, khơng có sự khác biệt giữa các nhóm mong muốn của gia đình với các yếu tố khác, điều đó cho thấy các nội dung trên đều là mong muốn chung của gia đình có trẻ mắc các RLTT tại n Bái.

Với các nhà chuyên môn, qua trưng cầu ý kiến chúng tôi cũng nhận được các đề xuất:

"Bệnh viện chúng tơi chưa có đơn nguyên điều trị cho trẻ em nên rất khó

tìm kiếm đến bệnh viện khi con họ có vấn đề về sức khỏe tâm thần nên tôi mong muôn cấp trên tạo điều kiện cho đơn vị được xây dựng khoa tâm thần nhi để chúng tơi có thể phục vụ cơng tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tốt hơn. Bên cạnh đó tăng thêm biên chế cán bợ tâm lý và cán sự xã hội cho bệnh viện để các hoạt đợng được tồn diện hơn"- BSCK tâm thần Tr. Đ. Q, Giám đốc BVTT. "Sở Y tế và các bệnh viện nên chú trọng trong việc đào tạo bác sĩ có chun mơn sâu trong lĩnh vực tâm thần, cử bác sĩ đi học chuyên khoa tâm thần nhi. Cùng với đó tăng cường truyền thơng về chăm sóc sức khỏe tâm thần trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhất là khuyến cáo các dấu hiệu dễ nhận biết của mợt số rối loạn để các gia đình kịp thời can thiệp sớm và phát hiện sớm tạo cơ hợi hịa nhập bình thường cho các em"- BSCKI Đ. T. P. Th, phó khoa nhi, BVĐK tỉnh

"Nên có phịng khám chun khoa tâm thần kinh cho trẻ em ở tuyến huyện. Các bác sĩ nhi cần được học qua về tâm thần để có thể trợ giúp bố mẹ trong tìm kiếm cách thức điều trị phù hợp cho con. Truyền thông cần cung cấp thêm thông tin về các rối loạn tâm thần ngay tại các cơ sở y tế"- BSCKI Tr. Th. H, trưởng khoa Nhi, BVĐK huyện Lục Yên

"Tăng thêm nội dung truyền thông về SKTT trên ti vi, hiện nay các thơng

tin về SKTT trên ti vi cịn rất ít. Cung cấp cho chúng tơi danh sách, địa chỉ các đơn vị, các bác sĩ có thể điều trị tốt cho trẻ em có RLTT để chúng tơi hỗ trợ gia đình khi họ cần" H. Th. B, nhân viên YTTB huyện Trạm Tấu

"Chúng tơi có thể can thiệp cá nhân cho trẻ nhưng nhiều khi không nhận hết được số trẻ cần can thiệp do không đủ thời gian". Ng. Th.Th. Nh – Giáo viên

giáo dục đặc biệt (thành phố Yên Bái)

"Chưa nhiều gia đình biết đến chúng tơi. Chúng tơi cũng chưa được hỗ trợ nhiều từ các cơ quan đoàn thể, các tổ chức cá nhân. Chúng tôi cần hỗ trợ cả về chính sách và kinh phí". Ng.Th.Th - Giáo viên, trung tâm dạy trẻ Hương Giang.

3.5. Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Đa số các gia đình có trẻ mắc RLTT ở Yên Bái có mức thu nhập trung bình khơng cao, một số gia đình có mức thu nhập rất thấp dưới 2 triệu/1 tháng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Số trẻ mắc các RLTT trong gia đình chủ yếu thuộc nhóm rối loạn phát triển trí tuệ như chậm phát triển, tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý – những rối loạn đòi hỏi sự phức tạp trong tìm kiếm các cách thức điều trị với thời gian dài chữa trị.

3.5.1. Địa điểm và nhà chun mơn điều trị gia đình tìm kiếm

Với các địa điểm điều trị rối loạn tâm thần, trạm Y tế là nơi được các gia đình tìm kiếm nhiều và thường xuyên nhất, cùng với đó bác sĩ là nhà chuyên mơn được tìm kiếm nhiều nhất sau đó đến cán bộ y tế xã. Đây cũng là kết quả của nhiều nghiên cứu khác trong nước, tác giả Nguyễn Thanh Liêm, Perte Miller (2013) trong nghiên cứu "Thực trạng sức khỏe và sử dụng dịch vụ y tế của người

nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ tại Thái Nguyên" cũng đưa ra kết quả trạm y tế xã phường là nơi được nhiều người dân sử dụng nhất sau khi đau ốm, vì vậy cán bộ y tế xã cũng là nhà chuyên môn được người dân tiếp cận nhiều. Kết quả này rất hợp lý trong điều kiện Việt Nam nơi trạm y tế có mặt ở tất cả các xã phường và việc sử dụng y tế tuyến trên vẫn thường cần được chuyển gửi từ tuyến dưới, nhất là trong những Trường hợp muốn được bảo hiểm y tế thanh toán [10, tr.114]. Đây là nơi dễ tiếp cận với người nghèo về cả khoảng cách lẫn chi phí. Trong khi đó phịng khám tư có tỷ lệ lựa chọn thấp nhất, điều này dễ hiểu vì sự ít phổ biến của các phòng khám tư ở Yên Bái, mặt khác lại chưa có các cơ sở tư nhân nào có chức năng thăm khám và điều trị RLTT.

Bên cạnh các nhà chuyên mơn, một số gia đình vẫn tìm kiếm đến thầy cúng và thầy thuốc dân gian. Điều này khó tránh khỏi, khơng chỉ do những quan niệm bệnh tật của người dân nhất là bệnh tâm thần, các giải thích tâm linh siêu hình về bệnh mà cịn gắn liền với truyền thống và bản sắc dân tộc nhất là vùng

có nhiều dân tộc thiểu số như Yên Bái. Mặc khác khả năng tiếp cận với thầy thuốc dân gian ở n Bái cũng khơng khó với đặc điểm rừng núi sẵn có nguyên liệu thuốc.

Chuyên viên CTXH và cán bộ tâm lý là 2 đối tượng ít được tìm kiếm nhất. Đặc biệt một số gia đình cho rằng chưa nghe đến cán bộ tâm lý bao giờ. Thiếu đội ngũ cán sự xã hội, cán bộ tâm lý làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần là tình trạng chung của cả nước, như nghiên cứu về những khó khăn của gia đình có trẻ khuyết tật trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh của Đỗ Hạnh Nga cũng nhận định đội ngũ những người làm công tác chuyên nghiệp về giáo dục đặc biệt và công tác xã hội với người khuyết tật tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung cịn rất thiếu nếu khơng nói là hầu như chưa có [13].

Về mức độ tiếp cận thì nhân viên YTTB và cán bộ y tế xã là hai đối tượng dễ tìm kiếm nhất. Khó tìm kiếm nhất là chun viên cơng tác xã hội, cán bộ tâm lý, giáo viên giáo dục đặc biệt. Khơng có đánh giá nào là khó tìm kiếm đối với Bác sĩ, cán bộ y tế xã, thầy thuốc dân gian, kết quả này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu trước đó như đã phân tích.

3.5.2. Kênh thơng tin gia đình tìm kiếm

Kênh thông tin phổ biến nhất là thông qua cán bộ y tế, đài là phương tiện ít được sử dụng. Ti vi phổ biến thứ hai, rồi đến bạn bè người thân. Gần một nửa các gia đình được nghiên cứu thơng qua các gia đình khác có trẻ RLTT (42.1%) để tìm kiếm cách điều trị cho con em mình. Rất ít người lựa chọn tìm kiếm qua internet. Phần nhiều các gia đình có trẻ RLTT là nơng dân có thu nhập, trình độ học vấn khơng cao nên sẽ hạn chế trong việc tiếp cận dịch vụ công nghệ cao như internet mặc dù hệ thống này hiện này khá dễ tiếp cận.

3.5.3. Những thuận lợi và khó khăn của gia đình trong q trình tìm kiếm

Trong quá trình tìm kiếm, sự hỗ trợ lớn nhất gia đình nhận được là từ gia đình, bạn bè, ngồi ra những hỗ trợ khác khơng nhiều. Kết quả này tương đồng

với kết quả nghiên cứu của Lia van der Ham, Pamela Wright và cộng sự cũng như nhiều nghiên cứu khác trên thế giới cho thấy hỗ trợ từ gia đình và bạn bè là cách thức thích hợp nhất để đối phó với những khó khăn mà các loại bệnh tâm thần gây ra [36, tr.13]. Khó khăn lớn nhất của các gia đình khi tìm kiếm các LHĐT là khơng có kinh phí và phương tiện, khơng có kiến thức về bệnh là khó khăn tiếp theo.. Nhiều nghiên cứu đã thừa nhận tính chính xác của những khó khăn này, nhất là vấn đề thiếu kiến thức về bệnh. Kể cả những người có học vấn cao cũng thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần. Hầu hết mọi người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tìm kiếm các loại hình điều trị của gia đình dành cho trẻ có rối loạn tâm thần tại yên bái luận văn ths tâm lý học 60 31 04 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)