Chƣơng I : Lý luận chung về đàm phán thƣơng mại quốc tế
3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động đàm phán trực tiếp
3.1.4. Xâydựng mối quan hệ bạn hàng tốt đẹp
Đàm phán trực tiếp thực chất cũng là một loại hoạt động giao tiếp trực diện giữa con người với nhau nên sự thành công của đàm phán khơng chỉ thể hiện ở những lợi ích kinh tế thu được trước mắt mà cịn ở việc tạo dựng được mối quan hệ bạn hàng tốt đẹp giữa các bên. Đây là tiêu chuẩn khó lượng hố được ngay thành các con số cụ thể trong hiện tại và tương lai gần bởi nó là một loại lợi ích về lâu dài của doanh nghiệp. Đôi khi trong đàm phán, việc bớt đi chút ít lợi ích trước mắt hoặc bỏ ra nhiều chi phí hơn cho quá trình đàm phán ban đầu nhưng lại xây dựng được mối quan hệ bạn hàng tốt đẹp với đối tác Nhật Bản sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam thu được những lợi ích lâu dài về sau, đủ để bù đắp những chi phí ban đầu đó (Ví dụ:được phía Nhật ưu tiên đặt hàng kể cả khi tình hình thị trường có nhiều nhà cung cấp cạnh tranh khác).
Người Nhật coi đàm phán trực tiếp như 1 q trình vun đắp lịng tin và tạo cơ sở xây dựng, củng cố mối quan hệ bạn hàng hướng tới những lợi ích về lâu dài nên họ sẵn sàng bỏ rất nhiều chi phí để tìm hiểu sâu về đối tác, tổ chức tiếp đón, tặng quà, chiêu đãi, gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp để gây dựng lịng tin và thiện chí hợp tác. Khi hợp đồng được ký kết thì cũng là lúc mối quan hệ bạn hàng giữa các bên được hình thành và củng cố. Vì thế, để hợp tác kinh doanh có hiệu quả với người Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt chú trọng tới tiêu chuẩn xây dựng quan hệ bạn hàng tốt đẹp với đối tác Nhật Bản, trọng chữ tín trong làm ăn, nghiêm túc thực hiện các cam kết, tuyệt đối tránh lối làm ăn kiểu “chụp giật”, cơ hội, dễ gây mất lòng tin ở phía bạn hàng Nhật Bản.