Sử dụng bài tập để phát triển các thành tố của năng lực giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hệ thống bài tập hóa học chương nitơ – photpho hóa học 11 trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 60 - 62)

1.4 .Bài tập hoá học theo định hướng phát triển năng lực

2.3. Một số biện pháp sử dụng hệ thống sử dụng bài tập hóa học nhằm phát triển

2.3.1. Sử dụng bài tập để phát triển các thành tố của năng lực giải quyết vấn đề

trong dạy học hóa học.

Để phát triển năng lực giải quyết vấn đề. GV cần chú ý hướng dẫn cho HS phân tích đề bài và tiến hành các hoạt động:

- Phát hiện vấn đề cần giải quyết. - Xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề. - Thực hiện thành công kế hoạch giải.

- Rút ra kết luận chính xác và đánh giá kế hoạch giải.

Ví dụ 1: Quan sát thí nghiệm được mơ tả bằng hình vẽ bên và giải thích tại sao

nước lại phun mạnh vào bình chứa NH3? Tại sao nước ở trong cốc thì khơng màu

Phát hiện vấn đề: Nguyên nhân gây ra sự thay đổi áp suất trong bình NH3

và mơi trường của dung dich NH3 khi

amoniac tác dụng với nước.

Hƣớng giải quyết vấn đề: Khí NH3

tan nhiều trong nước. Khi tan vào nước

áp suất trong bình đựng NH3 giảm

mạnh, thấp hơn áp suất khí quyển → nước phun mạnh vào trong bình

- NH3 đã tác dụng với nước tạo dung dịch bazơ làm hồng phenolphtalein.NH3 nhận

H+ của nước làm cho [OH-] trong dung dịch tăng lên. NH3 + H2O ⇌ NH4+

+ OH-

Kết luận: NH3 tan nhiều trong nước, dung dịch amoniac có tính bazơ.

Ví dụ 2: Giải thích vì sao nitơ vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa? Viết PTHH để

minh họa các tính chất này.

Phát hiện vấn đề: Nitơ có khả năng thu thêm và nhường đi electron để tạo ra các

hợp chất có các mức oxi hóa khác nhau.

Hƣớng giải quyết vấn đề: Từ đặc điểm cấu tạo nguyên tử nitơ (Nhóm VA, có 5e

lớp ngồi cùng). Xác định

- Có khả năng nhận 3e → thể hiện tính oxi hóa ( khi tác dụng với H2, kim loại tạo hợp chất có số oxi hóa -3).

- Có khả năng nhường từ 1 → 5e → thể hiện tính khử (khi tác dụng với phi kim có độ âm điện cao hơn tạo hợp chất có số oxi hóa +1, +2, +3, +4, +5).

Ví dụ 3: Cho mg hỗn hợp X gồm Ca, MgO tác dụng hết với dd HNO3 dư, thu được

dd Y chứa a gam muối nitrat. Cho dd Na2CO3 đến dư vào dd Y,thu được (a - 32)

gam kết tủa Z. Giá trị của m là

A. 40gam B. 20 gam C. 80 gam D. 120 gam.

Để chọn đáp án đúng cần hướng dẫn HS:

Phát hiện vấn đề:

- Q trình biến đổi của hỗn hợp X trong thí nghiệm.

- Có q trình phản ứng oxi hóa khử của Ca và trao đổi của MgO → Không sử dụng được phương pháp thăng bằng e.

- Giá trị a không xác định → không dùng phương pháp đại số (số ẩn nhiều hơn số phương trình đại số).

- Từ giá trị của hỗn hợp Z là (a – 32) → có sự giảm khối lượng của muối

CO32- so với muối NO3- → sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng là phù hợp.

Lập kế hoạch giải:

- Xác định khối lượng giảm khi chuyển từ 1 mol muối NO3- thành 1 mol muối CO32-

→ (62x2) – 60 = 64 gam.

- Xác định số mol muối NO3- trong hỗn hợp Y → (32 : 64 = 0,5 mol).

- Xác định số mol của X → 0,5 mol → mX = 20 gam → Chọn đáp án B.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hệ thống bài tập hóa học chương nitơ – photpho hóa học 11 trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)