2.6.1. Điểm mạnh
Nhà trường đã có kế hoạch triển khai nội dung đánh giá xếp loại trong dạy học của GV ngay từ đầu năm học, dựa trên cơ sở pháp lý chủ yếu như: Thông tư 30, Luật giáo dục, Điều lệ trường tiểu học, Pháp lệnh cán bộ công chức, Phân phối chương trình, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp, văn bản, chỉ thị liên quan đến việc đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, kế hoạch bồi dưỡng giáo viên để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học.
Phần đông CBQL, GV đều có nhận thức đúng QL hoạt động KTĐG trong dạy học đối với thực hiện mục tiêu giáo dục. Trong quá trình chỉ đạo hoạt động
KTĐG, CBQL nhà trường đã giúp cho cán bộ, giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động KTĐG đồng thời tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng GV. CBQL, GV nhìn chung đã nắm được nội dung của các tiêu chí, tiêu chuẩn, sử dụng đa dạng các phương thức KTĐG.
Nhà trường đã có lập kế hoạch quản lí chặt chẽ việc đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới việc KTĐG giảng dạy của giáo viên; chỉ đạo GV xây dựng đề kiểm tra và phối hợp với PHHS trong KTĐG HS.
Hiệu trưởng đã quan tâm đến trang bị về cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị phuc vụ cho công tác dạy và học như: bàn, ghế mới theo đúng quy cách, vi tính…; xây dựng và sữa chữa phòng học, thư viện, trang bị sách báo tham khảo phục vụ cho giáo viên và học sinh. Đặc biệt phối hợp các tổ chức đoàn thể nhằm để công tác KTĐG trong giảng dạy của giáo viên đạt hiệu quả, góp phần thúc đẩy chất lượng giảng dạy đạt kết quả cao hơn.
2.6.2. Điểm yếu
Việc cụ thể hoá các chủ trương, điều luật quy định của ngành giáo dục & đào tạo nói chung, thành các quy định cụ thể của nhà trường, trong hoạt động quản lý công tác KTĐG trong dạy học của giáo viên còn dừng lại ở mức độ thấp và chưa đồng bộ.
Cịn tình trạng quản lý theo kinh nghiệm, theo thói quen, nặng về tình cảm, ngại va chạm, thiếu hẳn kiến thức khoa học quản lý. Việc KTĐG trong dạy học của giáo viên chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục trong một năm học, đánh giá cịn mang nặng tính hình thức, chưa phát huy tính tích cực của HS.
Việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động KTĐG đã được tiến hành, song chưa chú ý đến chất lượng chiều sâu và ý nghĩa của việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên. Nguồn tài chính chưa đầy đủ so với yêu cầu với việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất các trang thiết bị cần thiết phục vụ dạy học còn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Việc đổi mới cách kiểm tra, đánh giá giáo viên và thi cử đối với học sinh còn hạn chế. Một số giáo viên chưa ý thức cao trong công tác, chưa được tác động tích cực từ các cấp lãnh đạo, còn thụ động thờ ơ trong công tác; việc đổi mới tư duy, cách thức trong KTĐG GV cịn hạn chế, chun mơn chưa vững vàng, tiếp thu những cái mới còn chậm chạp, chưa theo kịp với sự đổi mới về nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy, còn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, ít quan tâm đến rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
Đặc biệt là một số GV chưa thực sự quan tâm đến các biện pháp KTĐG HS, chưa phát huy hết vai trò tích cực, độc lập sáng tạo của HS trong quá trình học tập, chưa lấy kết quả KTĐG là cơ sở để HS phấn đấu, khuyến khích HS. Chính vì vậy mà hoạt động KTGĐ chưa được tổ chức một cách khoa học, hợp lý. Nhiệm vụ đặt ra đối với các nhà QL, những người làm công tác giảng dạy là phải tổ chức sử dụng các hình thức, phương pháp, đặc biệt là phải đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động của HS nhằm phát huy tới mức cao nhất năng lực học tập.
Triển khai KTĐG HS đặc biệt theo Thông tư 30 mới được thực hiện một vài năm gần đây. Vì vậy, việc triển khai các nhiệm vụ, giải quyết công việc nảy sinh khi áp dụng phương thức KTĐG mới từ cấp QL, TCM, GV còn chậm, đơi khi cịn lúng túng và thiếu nhất quán gây ảnh hưởng đến công việc của hiệu quả KTĐG trong dạy học của GV.
Các công văn chỉ đạo hướng dẫn của Ngành, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo liên quan đến HĐTH đa số các nhà các trường còn thiếu thốn.
Phần nhiều CBQL, GV, SV và các lực lượng tham gia giáo dục khác, nhận thức chưa đúng mức về HĐTH vì vậy chưa quan tâm đầu tư thích đáng cho QL và tổ chức hoạt động này trong các nhà các trường.
Đa số các lớp trong trường đông HS nên giáo viên khó thể quán xuyến sát sao từng học sinh, dẫn đến việc nhận xét không thể tránh khỏi cảm tính, và giáo viên cũng rất vất vả với việc ghi sổ sách theo quy định. Đây là nguyên nhân gây hạn chế trong hiệu quả KTĐG HS.
Do yêu cầu thực tế môn học đặc biệt các môn chung phần lớn các lớp đông SV, với lớp học này GV gặp khó khăn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt trong các giờ thảo luận, thực hành, kiểm tra đánh giá thường xuyên và tư vấn cho SV. Nhiều GV lúng túng trong việc tổ chức giờ tự học. Việc phối hợp với gia đình, địa phương trong công tác giáo dục học sinh chưa đồng bộ và trong KTĐG HS. Đa số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của học sinh, cịn khốn trắng việc giáo dục con em mình cho nhà trường. Đặc biệt, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường KTĐG cho học sinh còn chưa kịp thời, thường xuyên, đồng bộ, thiếu sự nhất quán giữa nhà trường và các đoàn thể xã hội, phụ huynh học sinh. Nhiều phụ huynh học sinh hiểu hết và phối hợp cùng GV và Nhà trường trong hoạt động KTĐG HS.
2.6.3. Thời cơ
Công tác quản lý KTĐG trong dạy học tại trường TH Trung Văn nói riêng và trường TH nói chung trên cả nước nói chung đang được đề cao ở tất cả các cấp từ trung ương đến cơ sở. Điều này là một thuận lợi lớn tạo tiền đề cho mọi sự QL trong công tác KTĐG ngành giáo dục hiện nay.
Đội ngũ GV, CB trong nhà trường đa số trẻ. Đây rõ ràng là một thời cơ để Nhà trường xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện KTĐG. Với đội ngũ nhân lực còn trẻ, có nhiều năng lực đây sẽ là đội ngũ kế thừa tiềm năng. Đặc biệt, với phương thức KTĐG mới kích thích, hình thành năng lực cho HS được mọi sự ủng hộ từ phía các Bộ, ngành mà còn từ phía PHHS và hợp tác tích cực từ phía HS.
Với phương thức KTĐG trong dạy học được thực hiện theo Thông tư mới GV có thể điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học/giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và những khó khăn không thể tự vượt qua của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng từng kết quả đạt được, những ưu điểm nổi bật và những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của HS; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Đây là thời cơ để Nhà trường xây dựng cơ chế chính sách phối hợp và huy động nguồn lực cho sự phát triển của nhà trường.
2.6.4. Nguy cơ
Sự bất ổn định trong quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Tất nhiên, hiện nay cũng đã có văn bản, chủ trương, chính sách đề ra chiến lược phát triển cụ thể để khắc phục thực tế trên nhưng chưa xóa bỏ được quan điểm, tư duy của một bộ phận CB, GV, NV kém năng động, ngại đổi mới, ỷ lại, thiếu cập nhật…
Để thay đổi cách thức KTĐG đã tồn tại từ lâu thay bằng cách thức KTĐG trong dạy học theo Thông tư mới cần thời gian cũng như phương thức quản lý hiệu quả phù hợp với điều kiện của Nhà trường.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong những năm qua, trường TH Trung Văn luôn không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh, luôn là địa chỉ tin cậy về chất lượng giáo dục cho học sinh, gia đình hướng tới.
Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động kiểm tra - đánh giá trong dạy học tại trường tiểu ho ̣c Trung Văn được khảo sát và phân tích trên các phương diện : về hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học , thực trạng về xây dựng
đề kiểm tra và những khó khăn khi thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá KQHT của học sinhvà kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục để khích lệ động viên người học đồng thời thực trạng về viê ̣c phối hợp các lực lượng kiểm tra đánh giá học sinh . Luận văn đã đánh giá khách quan , đúng thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học tại trường tiểu ho ̣c Trung Văn về nhận thức tầm quan trọng về công tác quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá và thực trạng về lập kế hoạc, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra - điều chính KTĐG trong dạy học. Từ thực trạng trên, luận văn đánh giá điểm mạnh, yếu, thời cơ và thách thức của công tác quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá trong dạy học.
Kết quả khảo sát thực trạng trên đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả ho ̣c tâ ̣p của ho ̣c sinh tiểu ho ̣c quâ ̣n Nam Từ Liêm ở chương tiếp theo.
CHƢƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ TRONG DA ̣Y HỌC Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC TRUNG VĂN QUẬN NAM TƢ̀ LIÊM