Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học tại trường tiểu học trung văn, nam từ liêm hà nội (Trang 80)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính công khai, công bằng, khách quan và toàn diện

Các giải pháp được đề xuất phải phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu đã trình bày ở chương 1 và chương 2. Giải pháp đưa ra phải được tổ chức hợp lý sao cho tác động có hệ thống và bổ trợ cho nhau. Tính công khai, công bằng, khách quan và toàn diện cho thấy các nội dung của giải pháp có mối quan hệ biện chứng, các giải pháp này phối hợp thành một hệ thống trong mối liên hệ chặt chẽ, tổng hợp lại nhằm đạt mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả ho ̣c tâ ̣p của ho ̣c sinh tiểu ho ̣c quâ ̣n Nam Từ Liêm .

Các biện pháp quản lý được đưa ra phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả ho ̣c tâ ̣p của ho ̣c sinh tiểu ho ̣c quâ ̣n Nam Từ Liêm . Trên cơ sở phân tích những ưu điểm, nhược điểm của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu h ọc quận Nam Từ Liêm để đưa ra những biện pháp quản lý nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm.

Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện của biện pháp tức là các biện pháp được đưa ra phải phù hợp với tình hình thực tế của các trường TH Trung Văn và có khả năng vận dụng trong quá trình quản lý. Các biện pháp quản lý phải đi đến đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả ho ̣c tâ ̣p của ho ̣c sinh tiểu ho ̣c quâ ̣n Nam Từ Liêm.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục và phát triển

Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là giúp học sinh Giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản; hình thành và phát triển những cơ sở nền tảng nhân cách con người; Sản phẩm của GDTH có giá trị cơ bản, lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời mỗi con người.

Quán triệt nguyên tắc này là việc xây dựng và sử dụng các biện pháp phải góp phần nâng cao hiệu quả quản lý động kiểm tra đánh giá trong d ạy học tại trường tiểu ho ̣c Trung Văn nhằm giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh theo

mục tiêu của cấp học. Tránh những tác động chệch hướng trong thực hiện những biện pháp quản lý.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Sự thành công của một lĩnh vực, một đơn vị tạo nên sức mạnh tổng hợp của hệ thống, cần đảm bảo các biện pháp không mâu thuẫn nhau, không được tách rời, riêng rẽ mà phải tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng chặt chẽ để tạo thành một hệ thống chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lý. Các biện pháp quản lý đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ sẽ đem lại tính khả thi và tính hiệu quả. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ của các biện pháp cần chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp của đội ngũ giáo viên, HS, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học. Việc quản lý động kiểm tra đánh giá trong dạy học tại trường tiểu ho ̣c Trung Văn cần được làm tốt từ giáo viên đến học sinh. Việc làm này nhất thiết phải có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của lãnh đạo nhà trường. Chỉ khi nào thực hiện hệ thống, đồng bộ các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao chất lượng động kiểm tra đánh giá trong dạy học tại trường Tiểu ho ̣c.

Giáo dục nói chung và mỗi cấp học nói riêng đều có mục tiêu của nó. Do vậy khi đánh giá trong dạy học phải bám sát vào mục tiêu của cấp tiểu học trong đó chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Đây coi là định hướng cơ bản để đề xuất biện pháp.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý được đưa ra phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động kiểm tra - đánh giá quá trình da ̣y ho ̣c ta ̣i tiểu ho ̣c trường Tiểu ho ̣c Trung Văn . Trên cơ sở phân tích những ưu điểm, nhược điểm của quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá quá trình dạy học tại tiểu học trường Tiểu học Trung Văn để đưa ra những biện pháp quản lý nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm.

Các biện pháp quản lý được đề xuất phải phù họp với các điều kiện thực tiễn và có khả năng thực hiện. Đó là: hoàn cảnh, môi trường (khách quan, chủ quan), thời điểm áp dụng các biện pháp đó trong thực tiễn. Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hóa đường lối, phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chế định giáo dục của ngành trong quá trình quản lý. Để làm được điều đó, phải định hướng chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, các biện pháp cụ thể để thực hiện chiến lược giáo dục. Mà việc nâng cao chất lượng dạy học là một trong những yếu tố cấp bách cần được tập trung giải quyết. Các biện pháp phải phù hợp với điều kiện về trình độ, chất lượng của GV, và HS.

3.2. Những biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả ho ̣c tâ ̣p của ho ̣c sinh tiểu ho ̣c quâ ̣n Nam Tƣ̀ Liêm

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vị trí, chức năng của kiểm tra đánh giá cho giáo viên và học sinh

/. Mục tiêu, ý nghĩa biện pháp

Công tác quản lý giáo dục và đào tạo đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, đảm bảo cho sự hoạt động của hệ thống giáo dục theo những mục tiêu và phương hướng đã định. Đổi mới công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá trong dạy học của giáo viên là đổi mới cơ bản về tư duy và phương thức quản lý theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, phân cấp một cách mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức trong nhà trường. Đổi mới công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học của giáo viên nhằm chống lại những biểu hiện tiêu cực, thiếu trật tự kỷ cương trong giáo dục hiện nay; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng giáo dục đối với thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước.

Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học đến toàn bộ GV và HS trong Nhà trường. Khơi dậy tinh thần ý thức tự giác, tự chịu trách nhiệm với cấp trên, với đồng nghiệp và với cộng đồng xã hội về chất lượng giáo dục.

Đối với HS hoạt động kiểm tra đánh giá trong nhà trường hiện nay không chỉ nhằm mục đích đổi mới phương thức quản lý, điều chỉnh q trình giảng dạy của giáo viên mà cịn mục đích giúp học sinh tự đánh giá và điều chỉnh hoạt động học tập của mình.

/. Nội dung và cách thức thực hiện

Nâng cao nhận thức, trọng tâm là nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên để không một thành viên nào trong hội đồng sư phạm còn chưa hiểu, hay hiểu một cách mơ hồ về các tiêu chí, tiêu chuẩn, cách đánh giá, xếp loại kết quả học tập của HS. Từ đó giúp cho nhà trường tự đánh giá, tự giải quyết vấn đề, tự điều chỉnh mục tiêu đánh giá cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng trường mà không tách rời các văn bản pháp quy của ngành đối với lĩnh vực nêu trên. Trên nền tảng ấy, để mỗi giáo viên có ý thức phấn đấu trở thành nhà giáo, nhà sư phạm khơng vụ lợi, khơng vì bệnh thành tích mà làm ảnh hưởng đến đổi mới sự nghiệp giáo dục.

Mục đích của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS không chỉ đảm bảo cho nhà trường có trách nhiệm với chất lượng đào tạo mà còn mang lại động lực cải

tiến và nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường. Hơn nữa, kiểm định chất lượng mang lại cho cộng đồng, đặc biệt là người học sự đảm bảo chắc chắn rằng nhà trường đã chứng minh được đáp ứng các yêu cầu và tiêu chí đáng tin cậy và có đủ cơ sở để tin rằng cơ sở giáo dục này sẽ tiếp tục đạt yêu cầu và tiêu chí đặt ra.

Thông qua KTĐG để: tạo điều kiện cho GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hố về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi; giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH; giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình; xác định ngun nhân thành cơng cũng như chưa thành cơng, từ đó điều chỉnh PPHT tự tìm tịi kiến thức, rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tự chủ trong suy nghĩ, phát triển kỹ năng tự đánh giá; giúp cho cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả dạy học; giúp cán bộ quản lí giáo dục lựa chọn giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó có việc chỉ đạo đổi mới PPDH, đặt Dạy - Học - KTĐG vào một chỉnh thể thống nhất biện chứng, đồng bộ cần thực hiện. Một trong những giải pháp cần nâng cao nhận thức cho GV và HS trong nhà trường với các nội dung sau:

Kết thúc mỗi kỳ học Nhà trường cần tổ chức thu thập thông tin phản hồi từ phía học sinh về công tác kiểm tra đánh giá, giáo viên phải có trách nhiệm với cơng tác của mình, chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy của mình, giáo viên khơng được dùng hoạt động kiểm tra đánh giá doạ nạt học sinh.

Mỗi giáo viên phải là tấm gương mẫu mực để học sinh noi theo, luôn công bằng trong việc đánh giá học sinh, khuyến khích tạo điều kiện để học sinh tự điều chỉnh học tập của mình nâng cao trình độ kiến thức thơng qua kết quả kiểm tra đánh giá.

Nhà trường có chính sách động viên khuyến khích giáo viên thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng tích cực chủ động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Thường xuyên kết hợp với Phòng GD&ĐT và các trường TH để tổ chức các buổi hội thảo (đối với giáo viên) thảo luận về vị trí, vai trò và chức năng của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả quả học tập của học sinh trong giai đoạn hiện nay.

Đối tượng của kiểm tra đánh giá là học sinh vì thế các em phải nắm được kế hoạch kiểm tra đánh giá ngay từ đầu năm học để các em chủ động kế hoạch học tập và phấn đấu để kết quả học tập của mình tốt hơn.

Để nâng cao nhận thức cho HS về công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học cần: - Thứ nhất: Hướng dẫn học sinh tự đọc tài liệu liên quan đến môn học giúp các em tự học, tự kiểm tra đánh giá để các em phát triển khả năng tự học theo mục tiêu

môn học, tiêu chí đánh giá và khả năng tự học tập suốt đời ngay từ khi ở bậc tiểu học. - Thứ hai: Để nâng cao nhận thức cho học sinh về công tác kiểm tra đánh nhà trường nên phổ biến đến phụ huynh, học sinh đầy đủ các quy định, quy chế kiểm tra đánh giá và mục đích của kiểm tra đánh giá hiện nay để PHHS, HS được cập nhật về văn bản mới nhất của công tác kiểm tra, đánh giá.

+ Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc tổ chức các cuộc thi hiểu biết về hoạt động kiểm tra đánh giá hiện nay để học sinh thấy được tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Qua đó, HS thấy được tầm quan trọng, nâng cao tầm hiểu biết, có được kiến thức đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng, chức năng của kiểm tra đánh giá KQHT. Đặc biệt, khi học sinh nhận thức được tầm quan trọng của các thông tin phản hồi từ hoạt động này lúc đó các em sẽ có thái độ nghiêm túc đối với công tác này. Các em sẽ coi kiểm tra đánh giá là hoạt động bổ ích giúp các em đạt được mục tiêu học tập, từ đó HS sẽ chủ động khơng cịn cảm giác lảnh tránh, e ngại như trước. Từ đó sẽ nâng cao nhận thức và trách nhiệm của học sinh về kiểm tra đánh giá.

Lãnh đạo nhà trường cần có sự nhận thức đẩy đủ, chính xác về vai trò, ý nghĩa của công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học của giáo viên đối với việc nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung.

/. Điều kiện thực hiện giải pháp

Cần được sự ủng hộ mạnh mẽ của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo, đứng ra tổ chức các chương trình, kế hoạch và nội dung trong các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm và các chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học.

Lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào quận Nam Từ Liêm tạo phải thường xuyên kiểm tra tính hiệu quả, tính lý luận và tính thực tiễn, tính khả thi để có những giải pháp thiết thực hơn.

Lãnh đạo Nhà trường phải triển khai cụ thể hố nội dung kế hoạch cơng tác kiểm tra đánh giá trong dạy học ngay từ đầu năm học tới toàn bộ giáo viên trong nhà trường.

Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động kiểm tra đánh giá.

3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới việc xây dựng kế hoạch hoạt động kiểm tra đánh giá

/. Mục tiêu và ý nghĩa biện pháp

KTĐG là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình giáo dục. Trong đó, KT là hoạt động thu thập thông tin về mức độ thực hiện mục tiêu, từ đó

đánh giá hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục. Căn cứ mục tiêu dạy học để quyết định nội dung, hình thức KTĐG.

Đổi mới PPDH và đổi mới KTĐG là 2 mặt thống nhất hữu cơ của quá trình dạy học, trong đó đổi mới KTĐG chính là động lực để thúc đẩy đổi mới PPDH. Đổi mới PPDH phải dựa trên kết quả đổi mới KTĐG và ngược lại đổi mới KTĐG chỉ phát huy hiệu quả cuối cùng khi thông qua đổi mới PPDH. Một trong những yêu cầu của công tác quản lý hoạt động KTĐG là cần thiết phải đổi mới xây dựng kế hoạch. Đổi mới kế hoạch hóa công tác KTĐG: xây dựng kế hoạch là hành động đầu tiên của nhà quản lý vì kế hoạch là công cụ quản lý, là phương pháp quản lý và là con đường đạt mục tiêu quản lý. Đảm bảo tính kế hoạch là một trong các nguyên tắc quản lý đồng thời việc lập kế hoạch hay còn gọi là hoạch định cũng là một trong các chức năng quản lý mà lại là chức năng đầu tiên có vai trò quan trọng, đó là vai trò xác định phương hướng hoạt động và phát triển của tổ chức, của hoạt động đồng thời xác định các kết quả cần đạt được trong tương lai.

/. Nội dung và cách thức thực hiện

Việc lập kế hoạch quản lý hoạt động KTĐG trong dạy học trường TH Trung Văn là để thiết kế một chương trình hành động tối ưu có thể quản lý được và huy động được mọi tiềm năng để thực hiện có hiệu quả cao nhất những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển nhất định của nhà trường. Vì vậy khi lập kế hoạch quản lý kiểm tra đánh giá trong dạy học tại Trường Tiểu ho ̣c Trung Văn phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tế thật vững chắc, đồng thời phải sử dụng những phương pháp khoa học thì kế hoạch mới khả thi và đạt được mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học tại trường tiểu học trung văn, nam từ liêm hà nội (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)