1.3 .Cơ chế hoạch định chính sách thƣơng mại
2. Lợi ích của hai quốc gia trong việc thúc đẩy mối quan hệ thƣơng mạ
trong bối cảnh hội nhập
Xuất khẩu hàng hóa có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việc làm này giúp các nước cải thiện cán cân thanh
toán quốc tế, tăng thêm nguồn dự trữ ngoại tệ, đồng thời cải thiện cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống của người dân. Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn vào bậc nhất thế giới với khả năng tiêu thụ nhiều hàng hóa đến từ các nước khác nhau. Thị trường Hoa Kỳ không chỉ hấp dẫn đối với các nước Châu Á mà còn là mục tiêu của nhiều nước ở các châu lục khác. Việt Nam đang có những bước tích cực để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chuyển sang nền kinh tế thị trường hướng vào xuất khẩu. Vì vậy, Hoa Kỳ đã và sẽ là một thị trường xuất khẩu có tiềm năng to lớn đối với Việt Nam. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, tiêu dùng của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác bị suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay kinh tế Mỹ đang có những dấu hiệu phục hồi trở lại: hệ thống ngân hàng trở nên ổn định hơn, nhu cầu tiêu dùng gia tăng sẽ kích thích hoạt động nhập khẩu. Đây sẽ là yếu tố tích cực giúp cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này tiếp tục tăng trưởng trở lại.
Việt Nam là một trong số các quốc gia đang phát triển trên thế giới, đang từng bước phát triển trên con đường cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vị trí địa lý thuận lợi cùng với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú đã giúp cho Việt Nam có lợi thế trong việc sản xuất nhiều mặt hàng. Bên cạnh đó, nguồn lao động dồi dào và chi phí nhân công rẻ đã khiến cho nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có sức cạnh tranh cao. Hoa Kỳ là một trong số những quốc gia có nguồn tài nguyên giàu có trên thế giới nhưng vẫn có chiến lược đảm bảo cho nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu cần thiết cho quốc gia. Do đó, hàng năm Hoa Kỳ vẫn nhập khẩu một số lượng lớn nguyên nhiên vật liệu từ nước ngoài. Để tránh phụ thuộc việc nhập khẩu qua nhiều vào một nước, Hoa Kỳ đã thực hiện chính sách đa dạng hóa nguồn cung cấp. Trong khi đó, Việt Nam lại là quốc gia có nhiều tài nguyên chưa qua chế biến do thiếu công nghệ hiện đại, cần xuất khẩu các sản phẩm này để hiện đại hóa nền sản xuất trong nước. Việc nhập khẩu các sản phẩm sơ chế từ Việt Nam khơng chỉ góp phần làm cho giá thành hàng hóa của Hoa Kỳ giảm
xuống, tạo nên sức cạnh tranh mà còn tạo sự ổn định cho nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho nền sản xuất Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ ln có chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu của mình nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế và tạo cơng ăn việc làm cho người dân. Thị trường Việt Nam với hơn 80 triệu dân số là một thị trường nhiều tiềm năng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Hoa Kỳ. Vì vậy, các doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ có những chiến dịch lớn để chiếm lĩnh thị trường này vì với sự phát triển khơng ngừng của Việt Nam, sức mua của người dân ngày càng tăng và nhu cầu mua sắm đa dạng là điều tất yếu.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP