Quy chế Thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn (PNTR)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Quan hệ thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong bối cảnh hội nhập (Trang 46 - 48)

I. Tổng quan về quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

1. Một số nét khái quát về lịch sử thƣơng mại giữa hai quốc gia

2.2. Quy chế Thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn (PNTR)

PNTR là quy chế liên quan đến những tiêu chuẩn hay những hiệp ước về thuế quan chung mà Chính phủ Hoa Kỳ trao cho một số quốc gia để đổi lại có được những hiệp ước thuế quan thuận lợi cho xuất khẩu của Hoa Kỳ. Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hoa Kỳ phải cung cấp những quy chế đối xử thương mại cơ bản cho hàng hóa của các thành viên khác trong tổ chức này. Do đó, khi Việt Nam vào WTO, Hoa Kỳ phải trao cho Việt Nam Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR). Tuy nhiên, theo luật thương mại năm 1974 của Hoa Kỳ, Việt Nam hiện ở trong tình trạng quan hệ thương mại bình thường có điều kiện (NTR), được gia hạn hàng năm. Điều kiện để được xét lại NTR gắn với việc Việt Nam phải chấp nhận điều kiện về cho phép tự do di cư theo đạo luật Jackson – Vanik trong Luật Thương mại năm 1974. Đạo luật Jackson – Vanik áp dụng cho các nước được Hoa Kỳ đánh gia là nền kinh tế phi thị trường, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, để đạt được PNTR, điều quan trọng nhất là cơ quan lập pháp Hoa Kỳ sẽ phải bãi bỏ Đạo luật Jackson – Vanik với Việt Nam. Vấn đề chủ yếu lúc này là Quốc hội Hoa Kỳ phải bỏ phiếu thông qua đối với việc dành PNTR cho Việt Nam. Việc xem xét thông qua quy chế này sẽ được áp dụng giống như hầu hết các luật khác ở Quốc hội Hoa Kỳ. Các cuộc thảo luận giới hạn trong 20 giờ diễn ra ở Thượng viện và Hạ viện và thời gian được chia đều cho bên ủng hộ và chống đối. Sau khi thủ tục xem xét được thơng qua, điều đó đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ chính thức hủy bỏ đạo luật Jackson – Vanik đối với Việt Nam. Quốc hội Hoa Kỳ có 60 ngày để thơng qua dự luật này, sau đó

chuyển qua cho Tổng thống ký ban hành và sẽ ra quyết định chính thức về việc chấp nhận quy chế PNTR.

Ngày 9/12/2006, Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam, với tỷ lệ đa số phiếu ủng hộ. Ngày 20/12/2006, Tổng thống Hoa Kỳ G.Bush đã ký phê chuẩn Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Dự luật thành lập PNTR với Việt Nam gồm có những nội dung chính sau:

1. Hủy bỏ áp dụng đạo luật Jackson – Vanik đối với Việt Nam

2. Quy định trình tự thủ tục để xác định các khoản trợ cấp không được phép;

3. Quy định trách nhiệm tham vấn giữa hai nước liên quan đến vấn đề trợ cấp;

4. Quy định sự tham gia và tham vấn của các bên liên đới trong các vụ điều tra về trợ cấp không được phép;

5. Quy định về công tác trọng tài và áp đặt hạn ngạch đới với những mặt hàng dệt may bị xác định có nhận các khoản trợ cấp khơng được phép; 6. Phần cuối cùng của dự luật PNTR với Việt Nam nói về các khái niệm

và định nghĩa của những thuật ngữ được sử dụng trong văn bản dự luật này.

Việc phê chuẩn này đã đánh dấu mối quan hệ bình thường hóa hồn toàn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Quyết định trên hồn tồn phù hợp với những phát triển tích cực trong quan hệ của hai nước. Việc áp dụng PNTR sẽ tạo ra một nền tảng mang tính bền vững cho việc phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư. Từ nay, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ là các đối tác thương mại bình đẳng, cùng áp dụng cho nhau những cam kết của mình trong khn khổ WTO. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ hết sức phấn chấn đối với sự kiện này vì họ sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi kinh doanh tại Việt Nam, một nền kinh tế mới nổi được coi là

đang đang phát triển bùng nổ với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Giới doanh nghiệp Việt Nam cũng hoan nghênh việc thông qua PNTR của Hoa Kỳ vì sau khi việc gia nhập WTO chính thức có hiệu lực. Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ khơng cịn bị điều tiết bởi chế độ hạn ngạch như những năm qua. Theo đó, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam vào thị trường này khơng cịn bị áp các mức thuế phân biệt đối xử như trước đây. Với điệu kiện đó, chắc chắn kim ngạch thương mại giữa hai nước sẽ có sự gia tăng nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Quan hệ thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong bối cảnh hội nhập (Trang 46 - 48)