II. Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và
2. Những giải pháp vi mô
2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng
Trước tiên, để thâm nhập vào một thị trường mới, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải trải qua một khâu quan trọng đó là tìm hiểu và nghiên cứu về thị trường đó. Bởi chỉ khi có được sự hiểu biết tường tận về một thị trường, các doanh nghiệp mới có định hướng cho những hoạt động của mình. Cũng như vậy, khi kinh doanh tại tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải được trang bị đầy đủ thông tin khi làm ăn với các đối tác tại quốc gia này.
Việc thực hiện q trình tìm hiểu và nghiên cứu thơng tin về thị trường có thể thơng qua nhiều cách khác nhau, trong đó có một số cách phổ biến và thông dụng nhất là qua mạng Internet hoặc qua các sách báo, tạp chí, các ấn phẩm trong và ngồi nước,… Có thể nói rằng một trong những cách tốt nhất hiện nay là sử dụng dịch vụ của các công ty môi giới của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chi phí cho dịch vụ của các cơng ty này thường khá cao bởi lẽ giá cả thường đi liền với chất lượng, điều đó khiến cho một cơng ty nhỏ với tiềm lực tài chính ít ỏi sẽ khó lịng đáp ứng nổi điều kiện trên. Có một biện pháp để các doanh nghiệp nhỏ có thể tiết kiệm chi phí là thơng qua các Hiệp hội ngành hàng hay liên kết một số công ty lại để cùng thuê chung dịch vụ tư vấn. Đối với các cơng ty có tiểm lực tài chính lớn hồn tồn có thể tận dụng nguồn thơng tin quý giá này. Các công ty môi giới với khả năng tiếp cận các nguồn thông tin quan trọng và chuyên sâu cùng với những phương pháp nghiên cứu hiện đại sẽ có được những đánh giá quan trọng giúp cho doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường đầy tính cạnh tranh Hoa Kỳ. Tiếp đó, những cơng ty này có thể trợ giúp trong việc sàng lọc hay triển khai những mục tiêu tiếp thị, xác định nhu cầu cho nghiên cứu sâu hơn và triển khai kế hoạch tiếp thị toàn diện. Bên cạnh đó, có một cách khác để có được nguồn thơng tin chính xác là trực tiếp đến Hoa Kỳ để tìm hiểu thị trường. Cách làm này cũng rất tốn kém nhưng tất nhiên nó có nhiều ưu điểm rõ rệt. Sự tiếp xúc trực tiếp với thị trường sẽ mang lại những sáng kiến và những cơ hội làm ăn bất ngờ. Tuy nhiên, để đảm bảo thành công, mỗi chuyến đi nghiên cứu thị trường như vậy cần có sự chuẩn bị chu đáo.
Thương mại điện tử là một công cụ quan trọng cho chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Các thông tin về thị trường như cung – cầu hàng hoá, tỷ giá hối đoái, biến động thị trường,… được các nước cập nhật thường xuyên trên các trang web quốc tế. Qua các trang web thông tin này, các doanh nghiệp có thể tìm được đầy đủ nội dung của các văn bản pháp luật
liên quan đến thương mại, các chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ, do đó các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng nguồn thông tin trên để phục vụ cho công tác tìm hiểu nhu cầu và đặc điểm của thị trường mục tiêu. Đồng thời, thông qua mạng lưới viễn thông quốc tế, giờ đây người bán và người mua đã có thể trực tiếp trao đổi thương mại với nhau mà khơng có hạn chế cả về khơng gian lẫn thời gian, nhờ đó các doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả của quá trình nghiên cứu thị trường, giảm được các chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch. Để tiếp nhận phương thức kinh doanh hiện đại này, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chuẩn bị đầy đủ về đầy đủ về vốn, ngoại ngữ, cũng như các yếu tố về kỹ thuật công nghệ thông tin để bắt kịp với q trình hội nhập. Ngồi ra, việc các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm cũng là một cách thức để tìm hiểu thơng tin và quảng bá cho sản phẩm của mình nhưng cũng có thể gặp khó khăn về kinh tế do giá thuê gian hàng đắt. Vì vậy doanh nghiệp có thể chủ động nắm bắt thông tin qua Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ để có được các thơng tin cập nhật và hữu ích, đồng thời cũng có thể đưa một số thông tin tự giới thiệu về bản thân doanh nghiệp của mình và những hàng hố xuất khẩu của doanh nghiệp. Đây là một trong số cách tiếp thị đơn giản và ít tốn kém về mặt chi phí.
Nhìn chung, Hoa Kỳ là một thị trường lớn và đa dạng, do đó dù đã có nhiều nhà cung cấp, nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường nhưng các cơ hội khai thác và kinh doanh sẽ vẫn mở rộng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nếu chúng ta biết tìm ra những lối đi hữu ích cho hàng hóa của mình.