I. Tổng quan về quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
1. Một số nét khái quát về lịch sử thƣơng mại giữa hai quốc gia
2.1. Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA)
2.1.1. Tiến trình đàm phán
Tồn cầu hóa đang là xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay. Trong bối cảnh ấy, vấn đề hội nhập để phát triển theo kịp thế giới đối với Việt Nam là một tất yếu khách quan. Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam đã diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau: song phương, đa phương và toàn cầu. Một cột mốc quan trọng phải kể đến trong tiến trình hội nhập chính là việc Việt
Nam và Hoa Kỳ đã tiến hành nhiều vòng đàm phán để ký kết Hiệp định Thương mại song phương (BTA) giữa hai quốc gia.
- Vòng 1 : Từ 2/9/1996 đến 26/9/1996 tại Hà Nội. - Vòng 2 : Từ 9/12/1996 đến 11/12/1996 tại Hà Nội.
- Vòng 3 : Từ 12/4/1997 đến 17/4/1997. Hoa Kỳ trao cho Việt Nam văn bản dự thảo Hiệp định đề cập đến các vấn đề như: quy định về giá và điều tiết giá, hệ thống thuế, các trợ cấp đối với mỗi lĩnh vực của nền kinh tế, cán cân thanh toán, hệ thống đối ngoại,....
- Vòng 4 : Từ 6/10/1997 đến 11/10/1997 tại Washington, hai nước đã trao đổi sơ bộ về những quy định chung và về chương Thương mại hàng hố trong Hiệp định.
- Vịng 5 : Từ 16/5/1998 đến 22/5/1998 tại Washington.
- Vòng 6 : Từ 15/9/1998 đến 22/9/1998 tại Hà Nội. Tại vòng đám phán này, hai bên tập trung trao đổi tổng thể về Thương mại hàng hố, Sở hữu trí tuệ, Thương mại dịch vụ và Đầu tư.
- Vòng 7 : Từ 15/3/1999 đến 19/3/1999 tại Hà Nội. Cuộc đàm phán thứ bảy đã diễn ra tốt đẹp khi hai đoàn đã tập trung trao đổi những vấn đề quan trọng còn lại chưa xử lý được trong các vòng đàm phán trước nằm ở các chương “Phát triển Quan hệ đầu tư”, “ Thương mại dịch vụ”, “ Thương mại hàng hố” và “ Sở hữu trí tuệ”. Hầu hết các vấn đề nêu ra đã tìm được tiếng nói chung khiến cho khoảng cách giữa hai bên được thu hẹp. Tuy nhiên, một số vấn đề thuộc lĩnh vực quyền thương mại và dịch vụ giữa hai bên sẽ tiếp tục được xem xét và thảo luận trong các vịng đàm phán sau để có thể sớm đi đến ký kết Hiệp định Thương mại nhằm thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ kinh tế – thương mại, tăng cường trao đổi phát triển hàng hoá và hợp tác đầu tư giữa hai nước.
- Vòng 8: Từ 14/6/1999 đến 18/6/1999 tại Washington. Cả hai bên đều tỏ thái độ thiện chí và cố gắng nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn đọng. Phía
Việt Nam đã đưa ra một lộ trình hợp lý để thực hiện các nguyên tắc của WTO trong bối cảnh Việt Nam là một nước đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế.
- Vòng 9 : Từ 23/7/1999 đến 25/7/1999 tại Hà Nội, các cuộc gặp gỡ giữa các cấp Bộ trưởng được diễn ra nhằm thoả thuận về nguyên tắc của Hiệp định. - Vòng 10 : Từ 28/8/1999 đến 2/9/1999 tại Washington, hai bên tiến hành xử lý các vấn đề về kỹ thuật.
- Vịng 11: 3/7/2000 tại Washington, Hiệp định được hồn tất.
Trải qua 11 vịng đàm phán, hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ đều thể hiện sự quyết tâm thúc đẩy nhanh chóng tiến trình đàm phán ký kết Hiệp định Thương mại. Các doanh nghiệp đều bày tỏ sự quan tâm đến quá trình bình thường hóa quan hệ về kinh tế của hai quốc gia.
Ngày 13/7/2000 tại Washington (tức ngày 14/7/2000 ở Việt Nam), Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Vũ Khoan và bà Charlene Barshefsky – Đại diện Thương mại thuộc phủ Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã thay mặt Chính phủ hai nước ký Hiệp định giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Sự kiện này đã kết thúc một quá trình đàm phán lâu dài và kiên trì của hai bên. Ngày 11/12/2001, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực đối với cả hai bên.