Dự báo sự phát triển của nền kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Quan hệ thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong bối cảnh hội nhập (Trang 71 - 73)

III. Đánh giá chung về quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

1. Dự báo sự phát triển của nền kinh tế thế giới

Nhiều dự báo cho rằng nền kinh tế thế giới sẽ cịn gặp nhiều khó khăn trong năm 2010 nhưng cũng có nhiều cải thiện hơn so với năm 2009. Nhờ các biện pháp can thiệp tích cực và kịp thời của các ngân hàng trung ương và chính phủ, nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008. Tuy nhiên, mức độ hồi phục ở các khu vực trên thế giới là không đồng đều. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,1%, cao hơn so với mức 1,1% của năm 2009, song vẫn thấp hơn nhiều so với các năm trước. Đối với các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển thì triển vọng có vẻ sáng lạng hơn với tốc độ tăng trưởng có thể đạt mức 5,7% so với 1,7% năm 2009. Quá trình phục hồi của nền kinh tế thế giới chứa đựng khá nhiều rủi ro, khó lường. Bùng nổ tín dụng, tình trạng bong bóng của thị trường bất động sản, việc làm không ổn định và thâm hụt tài khoản vãng lai là những gánh nặng đè lên vai nhiều người dân trên toàn cầu. Chính vì vậy mà mức chi tiêu của người tiêu dùng tại các nước công nghiệp phát triển dự báo năm 2010 sẽ chỉ tăng khoảng 0,7%, con số này cịn có thể thấp hơn tại một số nước Châu Âu. Ở các nước tiên tiến, giá cả sẽ tăng nhẹ cho đến khi quá trình phục hồi nhằm giảm bớt khoảng cách giữa cung và cầu. Giá tiêu dùng ở các nước tiên tiến dự kiến sẽ tăng 1,1% trong năm 2010, chỉ cao hơn 0,1% so với năm 2009. Đối với các nước đang phát triển, giá tiêu dùng sẽ tăng 4,9% vào năm 2010, song vẫn thấp hơn nhiều so với các năm trước. Trước tình trạng đó, các chính sách hỗ trợ chống lại sự suy thoái kinh tế vẫn sẽ được tiếp tục duy trì vào năm 2010 nhưng ở mức độ vừa phải. Thuế và các khoản thanh

toán chuyển khoản sẽ là những vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong chương trình kích thích của các gói cứu trợ. Tuy nhiên, hầu hết các chính phủ sẽ không thể hỗ trợ thêm khi mà các gói kích thích hiện tại vẫn chưa thực sự đem lại những hiệu quả tích cực. Tại một số quốc gia phát triển, các biện pháp kích thích đã bị hạn chế bởi những khoản nợ khổng lồ và đặt ra những yêu cầu cấp thiết phải xây dựng những khoản tiết kiệm công để chuẩn bị cho xu hướng lão hóa dân số.

Hoa Kỳ được các nhà kinh tế dự báo GDP sẽ tăng 1,5% trong năm 2010. Năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ là 10% và có thể sẽ tiếp tục tăng vào giữa năm 2010. Tỷ lệ thất nghiệp tại đây tăng nhanh hơn so với hầu hết các nước công nghiệp phát triển khác là do tác động của cuộc khủng hoảng lên các ngành sử dụng nhiều nhân công như xây dựng và tài chính. Theo các nhà kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ cho đến trước năm 2014 khó có thể giảm xuống mức trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra. Năm 2010, dự kiến thâm hụt ngân sách chính phủ Hoa Kỳ sẽ tăng 10% trong tổng GDP. Nhìn chung, các nhà phân tích đều đồng ý rằng với tốc độ tăng trưởng chậm, nợ nần chồng chất, tiềm năng tốc độ mở rộng kinh tế của Hoa Kỳ khó có thể đạt được mức cao trong năm tới.

Trong bối cảnh đó, trong năm 2010, Việt Nam sẽ vẫn phải đối mặt với những khó khăn do suy giảm kinh tế năm 2009. Hoạt động của hệ thống tài chính của Việt Nam cịn chứa đựng nhiều rủi ro, lạm phát có nguy cơ tăng lên cũng như đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tình hình thiên tai, dịch bệnh có thể cịn diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, năm 2010 cũng là năm mà nhiều cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đến thời hạn thực thi, nhất là cam kết về mở cửa các lĩnh vực dịch vụ, tài chính, bán lẻ,… Điều này tạo ra những thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, kinh tế của Việt Nam và Hoa Kỳ cũng sẽ có những bước cải thiện đáng kể.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Quan hệ thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong bối cảnh hội nhập (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)