II. Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và
1. Những giải pháp vĩ mô
1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật phù hợp
những thỏa thuận đã ký kết giữa hai nƣớc
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi nghiêm chỉnh các cam kết trong những thỏa thuận đã ký kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại cần được rà soát lại nhằm loại bỏ những quy định bất cập và lỗi thời, từ đó đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ thương mại
giữa hai nước. Có thể nói rằng đây là cơng việc phức tạp và tốn kém, địi hỏi sự đầu tư lớn về kinh phí cũng như nguồn nhân lực và việc phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành liên quan.
Để ngăn chặn các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá, nhập lậu, trốn thuế,… các công cụ pháp lý, cơ chế chính sách cần được hồn thiện và bộ máy quản lý và giám sát cần được tăng cường nhằm bảo vệ thị trường trong nước. Thuế quan là một trong những công cụ bảo hộ quan trọng nhất, cần được cắt giảm theo đúng lộ trình đã cam kết trong các thỏa thuận giữa hai nước. Trong những năm qua, giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hoa Kỳ đã phát sinh một số mâu thuẫn về việc bán phá giá một số loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, do đó để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ, cần phải hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề bán phá giá, trợ cấp hàng xuất khẩu, phân biệt đối xử của nước ngoài với Việt Nam, Luật cạnh tranh và chống độc quyền, đồng thời giảm dần và xóa bỏ hồn tồn các luật lệ không phù hợp với thơng lệ quốc tế để tiến tới cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trong việc xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ.
Nhà nước cũng nên xây dựng chính sách về các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực để có thể thích ứng với các khu vực thị trường và định hướng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng giá trị gia tăng trong giá trị sản phẩm, giảm hàm lượng lao động, tăng hàm lượng công nghệ và kỹ thuật, giảm tỷ lệ đầu vào nhập khẩu, tăng tỷ lệ đầu vào sản xuất nội địa trong những sản phẩm xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chúng ta cũng không nên tiếp tục khai thác các lợi thế cạnh tranh vốn có mà nên ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến, hố dầu, cơng nghiệp hố chất, sắt thép, xi măng,… Bên cạnh đó, các ngành cơng nghiệp nhẹ chế biến có giá trị xuất khẩu cao và
các mặt hàng có hàm lượng cơng nghệ và kỹ thuật cao như ô tô, xe máy, các thiết bị lẻ công nghiệp, các máy động lực, hàng điện tử,… cũng cần được quan tâm.
Hệ thống ngân hàng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển quan hệ buôn bán xuất nhập khẩu với nước ngoài. Nhà nước nên có chính sách hiện đại hóa ngành ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh và sức đề kháng của ngân hàng trước những biến động của thị trường trong nước và quốc tế, từ đó các doanh nghiệp trong nước có thể thực hiện các hoạt động thông qua ngân hàng trong quá trình bn bán với các doanh nghiệp nước ngoài như vay vốn ngoại tệ, xác nhận L/C, thanh toán quốc tế,… một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương cũng nên tận dụng các nguồn tài trợ thương mại, nguồn vốn vay của các ngân hàng nước ngoài để cho các doanh nghiệp vay kinh doanh sản xuất và xuất khẩu nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại với nước ngồi nói chung và với Hoa Kỳ nói riêng.