III. Đánh giá chung về quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
2. Dự báo triển vọng phát triển quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ trong thời gian tới
Ơng Ngơ Văn Thoan, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết với những điều kiện kinh tế như hiện nay, xuất khẩu Việt Nam vào năm 2010 sẽ tăng tối thiểu 10% so với năm 2009. Trong đó, một số mặt hàng xuất khẩu chính như dệt may vẫn sẽ giữ được thị trường, giày dép chắc chắn vẫn giữ được đà tăng trên 11% và đồ gỗ nội thất cũng sẽ có nhiều triển vọng.
Tuy nhiên, ngài Tham tán cũng đưa ra cảnh báo về việc giá cả chưa thể khôi phục ngay và việc Hoa Kỳ áp dụng một số chính sách mang tính bảo hộ và đưa ra những quy định như rào cản kỹ thuật là những trở ngại chung với tất cả các quốc gia xuất khẩu vào nước này, trong đó có Việt Nam. Trong năm 2010, xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và các tiêu chuẩn mối khắt khe về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các thị trường sẽ tiếp tục là những trở ngại lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Nhóm hàng đầu tiên cần lưu ý đặc biệt đó là cá tra và cá basa, đây là mặt hàng đã bị Hoa Kỳ khởi kiện và đưa vào danh mục bị áp thuế chống bán phá giá. Gần đây, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cịn có ý định đưa cá tra và cá basa của Việt Nam vào nhóm hàng chịu sự kiểm soát của các cơ quan quản lý chất lượng Hoa Kỳ, từ khâu nuôi trồng, chế biến, vận tải và bảo quản. Các mặt hàng thực phẩm và nơng sản khác cũng có thể vấp phải những khó khăn do phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe hơn và gặp sự cạnh tranh của các đối thủ mạnh mẽ khác trên thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bước sang năm 2010 cũng có những tín hiệu cho thấy xuất khẩu thủy sản sẽ có được những kết quả khả quan hơn năm 2009. Xuất khẩu thủy sản sẽ tăng mạnh nếu các doanh nghiệp chú ý đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại, thương hiệu, đẩy mạnh tiếp thị, tập trung sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao,… Ngoài ra, hàng dệt may của Việt Nam cũng vấp phải những rào cản thương mại. Đơn giá hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa kỳ đã
giảm khá mạnh trong năm 2009 và là nước có mức giảm giá cao nhất trong số các nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Nguyên nhân là vì doanh nghiệp phải chấp nhận đơn giá thấp để duy trì sản xuất và giữ người lao động. Điều này lại là nguy cơ nếu phía Hoa kỳ tiến hành điều tra chống bán phá giá và đưa ra các rào cản thương mại mới đối với Việt Nam.
Tuy nhiên, chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, chuyển từ nền kinh tế thay thế nhập khẩu sang nền kinh tế hướng về xuất khẩu của Việt Nam đã và đang góp phần tăng tiềm lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cơ cấu xuất khẩu cũng đang có những chuyển dịch tích cực theo hướng đa dạng hố chủng loại mặt hàng và tăng tỷ trọng hàng chế biến và chế tạo. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới đối với một số mặt hàng chủ lực và nhiều mặt hàng xuất khẩu mới xuất hiện có kim ngạch tăng nhanh qua các năm. Nhận thấy sự phát triển tiến bộ vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đã ký kết những hợp đồng thương mại lớn với các doanh nghiệp Việt Nam. Với những thuận lợi đó, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hy vọng sẽ có những bước tiển triển tích cực trong tương lai.