Vai trò của câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đề dạy học kiến thức di truyền và biến dị môn sinh học lớp 9 trung học cơ sở (Trang 26 - 30)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.3. Vai trò của câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Theo nghĩa chữ Hán, "trắc" có nghĩa là "đo lƣờng", "nghiệm" là "suy xét", "chứng thực". Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động đƣợc thực hiện để đo lƣờng năng lực của các đối tƣợng nào đó nhằm những mục đích xác định. Trong lĩnh vực giáo dục, trắc nghiệm là phƣơng pháp để thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của HS nhƣ chú ý, tƣởng tƣợng, ghi nhớ, thông minh, năng khiếu…hoặc để kiểm tra đánh giá một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ của HS.Có thể phân chia các phƣơng pháp trắc nghiệm ra làm 3 loại: loại quan sát, loại vấn đáp và loại viết. Trắc nghiệm viết thƣờng đƣợc chia thành hai nhóm: trắc nghiệm tự luận (essay) và trắc nghiệm khách quan (objective test).

TNKQ là một trong những dạng trắc nghiệm viết, kỹ thuật trắc nghiệm này đƣợc dùng phổ biến để đo lƣờng năng lực của con ngƣời trong nhận thức, hoạt đông và cảm xúc. Phƣơng pháp TNKQ đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nhƣ y học, tâm lý, giáo dục … ở nhiều nƣớc. TNKQ là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm câu trả lời. Loại câu hỏi này nhằm cung cấp cho học sinh một phần tất yếu hay tất cả thông tin hoặc một phần thông tin mà cần điền thêm một vài từ, cụm từ. GV có thể ra câu

hỏi ở những dạng mà HS có thể dễ xác định câu trả lời đúng hoặc các câu hỏi cần HS tƣ duy, cân nhắc và huy động nhiều kiến thức, vốn hiểu biết của mình mới có thể nhận ra câu trả lời đúng. Trong dạy học, TNKQ có một số vai trị chính nhƣ sau:

1.1.3.1. TNKQ là một phương tiện truyền tải nội dung dạy học.

Để xây dựng bộ câu hỏi TNKQ nhất thiết ngƣời soạn phải dựa vào mục tiêu dạy học cụ thể. Vì thế, bộ câu hỏi chuẩn có thể coi là một tiêu biểu mà qua đó có thể thực hiện đƣợc các mục tiêu dạy học. Khi HS đƣợc tiếp cận với những yêu cầu đó, họ phải vận dụng các thao tác tƣ duy, phân tích, so sánh, tổng hợp…cùng với những kiến thức đã có để tìm ra phƣơng án trả lời đúng. Để làm đƣợc điều đó, ngồi việc nắm vững kiến thức, HS còn phải hiểu sâu sắc vấn đề. Việc xây dựng những câu hỏi khó với nhiều phƣơng án nhiễu tốt còn rèn luyện cho học sinh năng lực tƣ duy, óc suy đốn nhanh nhậy.

1.1.3.2. TNKQ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng tự học cho HS.

Để hoàn thành đƣợc các yêu cầu do TNKQ đƣa ra, HS phải huy động hầu nhƣ tất cả các kỹ năng hành động, thao tác tƣ duy: Qaun sat, phân tích, tổng hợp, so sánh, phán đốn, suy luận, khái quát hóa, cụ thể hóa, hệ thống hóa…Vì vậy sử dụng TNKQ trong quá trình dạy học sẽ giúp cho HS hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản.Trong q trình tổ chức dạy học, có thể sử dụng TNKQ giao cho mỗi cá nhân hoặc nhóm HS hồn thành, điều đó bắt buộc HS phải tự tìm tịi kiến thức, tính chủ động của HS đƣợc nâng cao.

Bên cạnh đó, TNKQ có thể dùng trong nhiều khâu của quá trình dạy học: Tự ơn tập, học kiến thức mới, củng cố kiến thức và đặc biệt trong KTĐG dƣới nhiều hình thức nhƣ cá nhân hoặc theo nhóm, ở lớp vào trƣớc buổi học, trong hoặc cuối buổi học hoặc ở nhà. Do đó hình thức này phát huy đƣợc tính tự học, tự nghiên cứu của HS.

1.1.3.3. TNKQ là công cụ để KTĐG

Sử dụng TNKQ trong dạy học GV có thể kiểm sốt, đánh giá đƣợc động lực học tập của HS thơng qua kết quả hồn thành TNKQ, thông qua báo cáo kết quả cá nhân, thảo luận trong tập thể, từ đó chỉnh sửa uốn nắn những lệch lạc trong hoạt động nhận thức của HS. Do đó, TNKQ trở thành phƣơng tiện giao tiếp nhanh chóng giữa GV và HS. Nhƣ vậy, TNKQ là một công cụ để KTĐG nhằm cung cấp thông tin phản hồi cho quá trình dạy học. Đối với GV, kết quả của việc KTĐG sẽ giúp cho họ biết đƣợc HS của mình nắm bắt kiến thức đƣợc ở mức độ nào mục tiêu giáo dục đƣợc đặt ra có phù hợp và có đạt đƣợc hay khơng, việc giảng dạy có thành cơng hay khơng, ngƣời học có tiến bộ hay khơng, từ đó hồn thiện phƣơng pháp dạy học của bản thân. Đối với HS, việc KTĐG giúp họ tự nhận xét bản thân, tạo động lực thúc đẩy họ trong quá trình học tập tiếp theo. Đánh giá có thể thực hiện đầu quá trình giảng dạy để giúp tìm hiểu và chẩn đốn về đối tƣợng giảng dạy, có thể triển khai trong tiến trình dạy và học để tạo thơng tin phản hồi giúp điều chỉnh quá trình dạy và học, cũng có thể thực hiện lúc kết thúc để tổng kết.

* Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra bài cũ hoặc 15 phút.

Việc kiểm tra bài cũ đƣợc tiến hành thƣờng xuyên do đó nó dễ trở thành một công việc nhàm chán, đôi khi gây mất hứng thú của tiết học. Một trong những cách khắc phục là giáo viên có thể thay thế những câu hỏi kiểm tra miệng bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong thời gian ngắn. Việc thay đổi này khơng chỉ nhằm mục đích tạo hứng thú cho học sinh mà làm cho việc kiểm tra - đánh giá của giáo viên cũng trở nên sinh động và nhẹ nhàng hơn nhiều. Cùng với việc thay thế cho kiểm tra miệng, có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan vào bài kiểm tra 10-15 phút. Đối với loại hình này,

giáo viên có thể lựa chọn kiến thức trong một vài bài gần nhau để ra đề, có thể ƣu tiên cho loại câu hỏi nhiều lựa chọn.

* Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở cuối mỗi bài học.

Đây là hình thức kiểm tra ngay sau khi vừa giảng xong bài mới để kiểm tra mức độ nắm kiến thức bài mới của học sinh và qua đó thấy đƣợc hiệu quả phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên. Sau khi giảng xong bài mới giáo viên có thể dành khoảng 5 đến 10 phút để kiểm tra lại việc tiếp thu kiến thức của học sinh bằng các câu trắc nghiệm khách quan đã đƣợc chuẩn bị sẵn.

* Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra một tiết.

Đối với bài kiểm tra 45 phút trở lên, bài kiểm tra kiến thức có thể ra đề theo dạng trắc nghiệm khách quan hồn tồn hoặc có sự kết hợp giữa câu hỏi trắc nghiệm với câu tự luận, tuỳ theo mức độ yêu cầu và đặc điểm của từng phần bài cụ thể. Bài kiểm tra viết từ một tiết trở lên địi hỏi GV phải có sự lựa chọn kiến thức mang tính chất sâu rộng và bao quát hơn với nhiều bài học. Đề ra cần hạn chế sử dụng các dạng câu lựa chọn đúng-sai và câu có nhiều lựa chọn, tăng cƣờng loại câu điền thế và trắc nghiệm ghép đôi. Vấn đề đặt ra là GV phải cân đối sao cho các loại câu hỏi phát huy đƣợc các ƣu thế của mình.

1.1.3.4. Trắc nghiệm khách quan được sử dụng trong các trị chơi.

Các hình thức tổ chức ngoại khóa vơ cùng đa dạng nhƣ tổ chức học sinh thành các nhóm tìm hiểu về một vấn đề sinh học, tổ chức đọc sách, thảo luận các vấn đề sinh học, môi trƣờng; những hoạt động có quy mơ nhân những ngày lễ lớn nhƣ tổ chức cắm trại, dã ngoại. Có nhiều loại trị chơi có thể gây hứng thú cho học sinh nhƣ ô chữ, thi đố kiến thức về sinh học, trò chơi mật mã...Trong dịp này câu hỏi trắc nghiệm là một trong những công cụ để tổ chức hiệu quả các hoạt động đó.

Trong phạm vi của để tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu việc áp dụng TNKQ trong dạy kiến thức mới và KTĐG.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đề dạy học kiến thức di truyền và biến dị môn sinh học lớp 9 trung học cơ sở (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)