Ưu nhược điểm của các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đề dạy học kiến thức di truyền và biến dị môn sinh học lớp 9 trung học cơ sở (Trang 30 - 35)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.4. Ưu nhược điểm của các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy

dạy kiến thức mới và trong kiểm tra đánh giá

1.1.4.1. Ưu nhược điểm của câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá

Kiểm tra là một hoạt động cung cấp dữ kiện, thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá. Đó là một phần của dạy học, có ảnh hƣởng tới cuộc đời của HS. Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả cơng việc dựa vào sự phân tích những thơng tin thu đƣợc, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả làm việc. Qua đánh giá có thể xác định đƣợc các mục đích và mục tiêu của cơng việc có đạt đƣợc hay khơng, xem xét đƣợc hiệu quả của những phƣơng tiện đang sử dụng để đạt đƣợc mục đích, mục tiêu.

Việc KTĐG có hệ thống thƣờng xuyên sẽ cung cấp thông tin liên hệ ngƣợc kịp thời, giúp cả ngƣời dạy và ngƣời học điều chỉnh trong những quá trình tiếp theo. KTĐG kết hợp với sự theo dõi thƣờng xuyên giúp cho GV biết một cách chính xác năng lực và trình độ của HS lớp mình phụ trách để có giải pháp nâng cao chất lƣợng học tập của HS.

Các dạng câu hỏi TNKQ:

Sử dụng TNKQ có nhiều loại, mỗi loại có ƣu nhƣợc điểm riêng và đƣợc chọn để sử dụng phù hợp với các mục địch và đối tƣợng khác nhau.

* Trắc nghiệm Đúng/Sai (Yes/No question).

Trƣớc một câu dẫn xác định (thông thƣờng không phải là câu hỏi), học sinh đƣa ra nhận định và lựa chọn một trong hai phƣơng án trả lời Đúng hoặc Sai.

- Ƣu điểm:

+ Có thể đƣa ra nhiều nội dung trong một thời gian ngắn. + Dễ biên soạn.

- Nhƣợc điểm:

+ Xác suất chọn phƣơng án đúng cao.

+ Nếu dùng nhiều câu trong SGK sẽ khuyến khích HS học vẹt.

+ Việc dùng nhiều câu sai có thể gây tác dụng tiêu cực trong việc ghi nhớ kiến thức của HS.

+ Tiêu chí “Đúng – Sai” có thể phụ thuộc vào chủ quan của HS và ngƣời chấm.

- Phạm vi sử dụng : Hạn chế, thích hợp cho kiểm tra vấn đáp nhanh, thƣờng sử dụng khi khơng tìm đƣợc đủ các phƣơng án nhiễu cho câu nhiều lựa chọn.

* Trắc nghiệm điền khuyết (Supply items)

Dạng này còn đƣợc gọi là trả lời ngắn (short answer), đây là dạng TNKQ có câu trả lời tƣơng đối tự do. Thƣờng chúng ta nêu ra một mệnh đề có khuyết một bộ phận, HS nghĩ ra nội dung trả lời thích hợp để điền vào chỗ trống, thƣờng là những câu trả lời có nội dung ngắn ngọn hoặc một vài từ.Tuy nhiên trong một vài trƣờng hợp cũng địi hỏi óc suy luận hay sáng kiến.

- Ƣu điểm: + Dễ biên soạn.

+ Có thể kiểm tra đƣợc khả năng viết và diễn đạt của HS.

- Nhƣợc điểm: Tiêu chí đánh giá có thể khơng hồn tồn khách quan. - Phạm vi sử dụng: Hạn chế, thích hợp cho các mơn ngoại ngữ, xã hội và nhân văn.

* Trắc nghiệm ghép đơi (Matching items)

Có thể xem đây là một dạng đặc biệt của dạng TNKQ nhiều lựa chọn, dạng câu hỏi này thƣờng gồm hai cột thông tin, một cột là những câu hỏi (hay câu dẫn) một cột là những câu trả lời (hay còn gọi là câu lựa chọn), yêu cầu HS phải tìm cách ghép các câu trả lời ở cột này với câu hỏi ở cột khác sao cho hợp lý.

- Ƣu điểm: + Dễ biên soạn.

+ Có thể kiểm tra nhiều nội dung trong thời gian ngắn. + Chiếm ít diện tích trên giấy kiểm tra.

- Nhƣợc điểm:

+ Dễ trả lời thông qua việc loại trừ.

+ Khó đánh giá mức độ tƣ duy ở trình độ cao.

+ HS mất nhiều thời gian để làm bài: vì cứ mỗi câu dẫn lại phải đọc lại toàn bộ những câu lựa chọn, trong đó cả những câu rõ ràng khơng thích hợp.

- Phạm vi sử dụng: Hạn chế, thích hợp với kiểm tra việc nhận biết kiến thức cơ bản sau khi học xong một chƣơng, một chủ đề.

* Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choice questions)

Đây là loại trắc nghiệm thông dụng nhất. Loại này thƣờng có hai phần: phần đầu đƣợc gọi là phần dẫn, nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi; phần sau là các phƣơng án để chọn thƣờng đƣợc đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D hoặc các số 1, 2, 3, 4. Trong các phƣơng án đã chọn chỉ có duy nhất một phƣơng án đúng hoặc một phƣơng án đúng nhất còn các phƣơng án khác đƣợc đƣa vào với tác dụng gây nhiễu, còn gọi là câu mồi. Do vậy khi các câu lựa chọn đƣợc chuẩn bị tốt thì một ngƣời khơng có kiến thức chắc chắn về vấn đề đó sẽ khơng thể nhận biết đƣợc trong tất cả các phƣơng án đã chọn đâu là phƣơng án đúng, đâu là phƣơng án nhiễu.

- Ƣu điểm:

+ Có thể KTĐG trên một diện rộng trong một thời gian ngắn.

+ Có thể sử dụng để thu nhận thơng tin phản hồi từ ngƣời học để đánh giá nhanh trình độ học vấn của một lớp lúc mới bắt đầu hoặc kết thúc.

+ Bài kiểm tra có nhiều câu hỏi nên có thể kiểm tra đƣợc một cách hệ thống và toàn diện kiến thức và kỹ năng của HS, tránh đƣợc tình trạng học tủ, dạy tủ.

+ Xác suất chọn phƣơng án đúng do ngẫu nhiên khơng cao.

+ Có thể kiểm tra đƣợc nhiều mức độ nhận thức và hình thức tƣ duy. + Chấm bài nhanh, chính xác và khách quan.

+ Có thể sử dụng phƣơng tiện hiện đại trong chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra.

+ Sự phân hối điểm trải trên một phổ kiến thức rất rộng nên có thể phân biệt đƣợc rõ ràng trình độ của HS.

+ Có thể sử dụng tốn xác suất thống kê để xác định các chỉ số đo của câu trắc nghiệm MCQ, qua đó có thể chỉnh lý nâng cao chất lƣợng câu hỏi, đây là điều mà khó thực hiện đƣợc với loại câu trắc nghiệm khác.

+ Có thể sử dụng lại câu hỏi để thành lập một ngân hàng lớn các câu hỏi nhằm giảm bớt thời gian chuẩn bị sau này.

+ Tạo điều kiện cho HS có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình một cách chính xác.

- Nhƣợc điểm:

+ Biên soạn khó, tốn nhiều thời gian để có đƣợc câu hỏi MCQ tốt, đặc biệt là trƣờng hợp cần kiểm tra các kỹ năng, kiến thức thuộc mức độ nhận thức cao.

+Trừ phi cẩn thận, nếu không các câu hỏi trắc nghiệm dạng MCQ dễ có khuynh hƣớng kiểm tra kiến thức với yêu cầu nhớ lại.

+ Không đánh giá đƣợc khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ và quá trình tƣ duy của HS để đi đến câu trả lời.

+ Chỉ giới hạn suy nghĩ của HS trong phạm vi xác định, do đó, việc hạn chế việc đánh giá khả năng sáng tạo, khả năng phát triển tổ chức các ý tƣởng cũng nhƣ sự trình bày các ý tƣởng đó bằng cách lập luận của HS.

+ Có khuynh hƣớng làm cho HS xem xét vấn đề ở góc độ trắng-đen. + Có thể gây ra sự đốn mị (trừ trƣờng hợp những câu nhiễu có vẻ đúng và sẽ kích thích sự đốn mị thông minh).

+ Các câu hỏi thƣờng dùng lại, nên cần phải lƣu tâm vè độ an toàn của chúng.

+ Các câu hỏi cần thử nghiệm trƣớc và ƣu tiên chọn những câu đảm bảo giá trị của các câu hỏi trắc nghiệm.

+ Xu hƣớng thu hẹp phạm vi điếm số (nghĩa là độ lếch chuẩn càng hẹp) hiển nhiên là kéo theo độ phân biệt càng giảm thấp.

+ Chiếm nhiều chỗ trên giấy kiểm tra.

- Phạm vi sử dụng: Có thê sử dụng cho mọi loại hình kiểm tra, đánh giá, rất thích hợp cho việc đánh giá để phân loại.

1.1.4.2. Ưu nhược điểm của câu hỏi TNKQ khi sử dụng để dạy kiến thức mới

Câu hỏi TNKQ dạng MCQ để dạy kiến thức mới là một loại câu hỏi TNKQ đƣợc biên soạn dùng để tổ chức hoạt động học tập thơng qua đó hình thành đƣợc tri thức mới. Khi tiến hành dạy các nội dung kiến thức mới nhiều khi gây áp lực cho HS vì HS chƣa biết thơng tin đó, và khó khăn cho HS tiếp thu kiến thức. Việc áp dung câu hỏi TNKQ giúp HS chủ động tìm thơng tin và tự tin hơn khi trả lời các câu hỏi, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Câu hỏi TNKQ dùng để dạy kiến thức mới có các đặc điểm sau:

- Sau phần đầu, phần lựa chọn phải nêu đƣợc cơ sở lựa chọn bằng cách trả lời câu hỏi, vì sao lựa chọn phƣơng án đó.

- Mỗi phƣơng án lựa chọn phản ánh phạm vi rộng sao cho số lƣợng câu ở mỗi mục của bài không nhiều.

- Nội dung của phƣơng án lựa chọn mang tính khái quát, trọng tâm. - Qua việc giải thích cơ sở lựa chọn mà hình thành kiến thức mới.

Câu hỏi TNKQ dạng MCQ khi áp dụng để dạy kiến thức mới có những ƣu nhƣợc điểm sau:

- Ƣu điểm:

+ Rèn luyện cho HS khả năng nhận biết và khai thác, xử lý thông tin =>Đây là phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học.

+ Dùng câu hỏi trắc nghiệm để dạy học theo nhóm. + Xác suất chọn phƣơng án ngẫu nhiên không cao.

+ Khắc phục đƣợc sự đốn mị của HS thƣờng xảy ra khi sử dụng câu hỏi dang MCQ để KTĐG.

+ Giúp cho GV có thể thu nhận thông tin ngƣợc biết đƣợc HS hiểu đúng hay sai lệch kiến thức nào khi nghiên cứu SGK để có thể giúp GV xác định rõ những vấn đề cần giảng kĩ với từng đối tƣợng HS, các nhà soạn câu hỏi TNKQ có thể thu nhận thông tin về các phƣơng án nhiễu, từ đó có thể hồn thiện câu hỏi.

+ Giúp cho GV có thể tổ chức q trình dạy học theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học phù hợp với cách viết SGK mới.

- Nhƣợc điểm:

+ Biên soạn khó, tốn thời gian để có đƣợc câu hỏi dạng MCQ hay. + Nội dung câu hỏi dài nên thƣờng phải sử dụng tới phiếu học tập cá nhân. + Khó xác định đƣợc độ khó, độ phân biệt, giá trị để đƣa vào dạy học cho phù hợp. Tuy nhiên vẫn có thể khắc phục bằng cách sử dụng các câu hỏi phản biện nhƣ “Hãy giải thích tại sao em lại chọn phƣơng án đó”…Song với từng lớp học, ngồi việc đánh giá cơ học, GV cịn phải dựa vào kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy vì tùy theo năng lực hoạt động của từng lớp và tùy đối tƣợng HS mà GV phải chọn hoặc xây dựng câu hỏi TNKQ có độ khó, độ phân biệt phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đề dạy học kiến thức di truyền và biến dị môn sinh học lớp 9 trung học cơ sở (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)